Ở phía bắc sông Tiền, thuộc tổng Kiến Phong, dài 42 dặm. Sông Thi (tục gọi là vàm Cái Thia, rộng 70 tầm, sâu 6 tầm. Đi về bờ phía bắc nửa dặm có chợ, tục gọi là chợ Cái Thia, phía đông thuộc thôn Mỹ Đức Đông, phía tây thuộc thôn Mỹ Đức Tây, còn chợ thì ở giữa tên là chợ Mỹ Đức, nhưng thôn Mỹ Đức Đông lại là đất xây dựng huyện trị (lỵ). Đi 45 tầm đến ngã ba sông. Dòng sông lớn phía tây là sông Đại Hội, tục gọi là sông Cái Cối ([42][167]), do các con sông nhỏ chạy
dọc theo một số thôn xóm đều tụ hội lại đó nên mới gọi là sông Đại Hội. Đi 27 dặm ngoài đến xóm nhỏ Tam Tự, rồi chảy ra sông Hàn, tới nhánh Bắc Tiền Giang thành sông Đức Lương. Phía đông là thôn Mỹ Đức Tây, còn phía tây là thôn Mỹ Lương. Mười một dặm đến ngã ba Vàng Nhứ, từ ngã ba đi về bắc 17 dặm ngoài tới chằm cùng. Từ ngã ba đi 5 dặm rưỡi về phía nam đến sông Mỹ Luông tục gọi là Rạch Miễu, là giới hạn của sông Đại Hội, nước lớn đầy ghe thuyền mới tới lui được) phía đông ôm nắm sông Hàn (tục gọi là Vàm Hàn), phía tây ôm hợp lưu của hai sông Thi và sông Hàn mà cù lao nhô ở giữa nên mới gọi là cù lao Thi Hàn. Lại vì cù lao ấy nổi lên sáu đầu nhọn bày hàng kế tiếp nên còn gọi là Lục Châu Đầu. Đầu phía đông cồn thứ nhất là đất của hai thôn Mỹ Lương và Hòa Lộc, cồn thứ hai là đất của thôn Mỹ Hưng, cồn nhỏ thứ ba làm trụ đá (để trụ) ([43][168]) cho ngã ba sông Cổ Lịch. (Sông rộng 28 tầm, sâu 12 thước ta chảy về bắc 2 dặm rưỡi đến ngã ba. Từ ngã ba chảy về đông bắc 7 dặm, nhập vào sông Đại Hội, chảy về phía tây bắc 10 dặm lại cũng nhập vào sông Đại Hội). Cồn thứ tư là đất của thôn Mỹ Thuận. Cồn thứ năm là đất của thôn Mỹ An Đông. Cồn thứ sáu là đất của hai thôn Thanh Hưng và Mỹ Long (Luông)
([44][169]), cây cối cao lớn khác thường, ruộng vườn phì nhiêu, nhân dân theo nghề làm ruộng, đánh
cá.