TAM GIỒNG (BA GIỒNG)

Một phần của tài liệu Gia Định thành thông chí_Quyển II: Xuyên sơn chí docx (Trang 32 - 34)

Ở địa phận trấn Định Tường, đất nầy gò đống lồi lõm, cây cối um tùm liền nhau xuyên qua giữa 2 huyện Kiến Đăng và Kiến Hưng. Phía trước có sông dài ngăn lại, ở sau dựa theo bưng biền, đây là chỗ cứ hiểm tụ nghĩa của đảng Đông Sơn (đảng của Đỗ Thanh Nhơn). Năm Bính Thân (1776) có binh biến, Ngoại hữu Phương Quận công dùng quân nghĩa lữ Đông Sơn để thu phục Gia Định. Nhưng sau đó Đỗ Thanh Nhơn có sự bất hòa với tướng quân Lý Tài của đạo Hòa

Nghĩa nên Lý Tài nghĩ Hữu phủ Kính Quốc công đã mất, không còn chỗ nương tựa, trong bụng lấy làm nguy, nên mới chiếm lấy núi Châu Thới mà làm phản [30b]. Quân Đông Sơn đánh mãi không thắng, nên phải đắp đồn dọc theo sông từ Bến Nghé đến Bến Than để phòng giữ. Ngày 8 tháng 10, Mục vương (Nguyễn Phúc Dương) từ phủ Quy Nhơn là căn cứ sở của ngụy Nhạc do đường biển lẻn vào Gia Định, sai Tham mưu Khoáng Điển hầu họ Nguyễn truyền dụ cho Lý Tài biết vua trở về. Về Lý tướng quân nầy, sự việc như sau: Nguyên tháng 4 năm Ất Mùi (1775), Mục vương vào Quảng Nam đánh quân Tây Sơn, thua trận nên bị bè đảng của giặc Hòa Trung đạo Tập Đình hầu và Hòa Nghĩa đạo Lý Tướng quân bắt từ Hà Lạc về. Tập Đình hầu nhiều lần muốn giết Mục vương, may có Lý tướng quân bảo vệ mới được an toàn. Sau Tập Đình hầu bạo ngược lại phản Tây Sơn làm loạn ([5][130]), rốt lại dong thuyền chạy về Quảng Đông nhưng cũng bị quan Tổng đốc bắt, chiếu luật giết đi. Riêng Lý Tài luôn phò tá kính cẩn có ý muốn tôn lập Mục vương, vì họ đã tin hiểu nhau từ lúc còn đang bị Tây Sơn lung lạc chế ngự. Nay Lý tiếp được tin thật bèn sai 4 thuộc tướng là Tân, Hổ, Hiền, Nam, đem cả bổn bộ binh mã thẳng xuống Bến Nghé để bái nghinh Mục vương về đồn Dầu Miệt (Một) ([6][131]). Khi ấy binh tướng Đông Sơn không đánh mà tự bỏ chạy về Ba Giồng đồn trú, chỉ có vài mươi quan triều bảo vệ Duệ Tông Hiếu Định hoàng đế (Nguyễn Phúc Thuần) nơi hành tại Bến Nghé mà thôi. Ngày 4 tháng 11, Lý tướng quân lại hộ vệ Mục vương xuống Bến Nghé chịu mệnh của Duệ Tông Hiếu Định hoàng đế nhường ngôi ở chùa Kim Chương, Mục vương cử Lý Tài làm quan bảo giá. Trong lúc đó đạo quân Hòa Nghĩa rất hung hãn tàn bạo, dân không chịu nổi. Trước đó, Thế Tổ Cao hoàng đế đã dự đoán sẽ có sinh biến, nên đã qua trước Ba Giồng để chiêu phủ Đông Sơn chờ khi dùng đến.

Tháng 3 năm Đinh Dậu (1777), quân giặc Tây Sơn do Nguyễn Văn Nhạc và Nguyễn Văn Huệ đem binh thủy bộ vào đánh. Binh triều Nguyễn cùng binh Hòa Nghĩa chung sức chống trả, đối trận với thủy binh Tây Sơn ở sông Bến Nghé. Hai bên đang ghìm nhau như thế cò trai thì bộ binh Tây Sơn do thượng đạo Trấn Biên tiến xuống Hốc Môn, liền bị Hổ tướng quân của đạo Hòa Nghĩa chận đánh và giết được viên tướng ngụy là Tuần sát tên Tuyên [32a], quân Tây Sơn phải rút về bến Than, gặp lúc Chưởng cơ binh triều là Văn Đức hầu Trương Phúc Thận đem quân từ Cần Giuộc tiến lên Sài Gòn tiếp viện, đạo Hòa Nghĩa lại nghi là quân thù Đông Sơn đến đánh tập hậu, bèn bỏ Hốc Môn về giữ Bến Nghé. Thế là quân Tây Sơn thừa thế đuổi theo, quân thủy, quân bộ cùng tấn công, binh của Hòa Nghĩa phải bỏ chạy, bọn người Tàu Lý Tài chạy đến đâu cũng đều bị quân Đông Sơn ngăn chặn giết cho đã nư thù. Duệ Tông Hiếu Định hoàng đế chạy qua Long xuyên, Mục vương thì qua Ba Vát nhưng đều bị quân Tây Sơn vây ngặt bắt đem về Bến Nghé, rồi sau đều bị giết cả.

Tháng 9, ngụy Nhạc và ngụy Huệ về Quy Nhơn, để bộ binh do Tổng đốc Châu, Hổ tướng quân Hãn, thủy binh do ngụy Tư khấu Oai và ngụy Điều khiển Hòa ở lại giữ Gia Định.

Tháng 10, Thế Tổ Cao hoàng đế khởi binh từ đạo Long Xuyên, cử Tiền quân Dũng Quận công Nguyễn Quân trước đánh chiếm cứ Ba Giồng. Phương Quận công đem nghĩa binh Đông Sơn cần vương nên [32b] bốn mặt nghĩa binh tiếp ứng, tất cả đều treo cờ trắng và đội khăn trắng

([7][132]). Tháng tư năm Mậu Tuất (1778) lấy được Gia Định, liền gia phong cho Phương Quận công

chức Phụ chánh Thượng tướng, nhưng về sau ngài cậy có công lớn, trở nên kiêu căng thất lễ, có ý hai lòng, nên đêm 23 tháng 3 năm Tân Sửu (1780) bị vua giết chết, rồi sai Chưởng thủy dinh Thăng Nhật hầu lãnh bộ binh, Nội tả Thiêm Quận công lãnh thủy binh, và chia quân Đông Sơn ra làm 4 đạo: Dũng Quận công lãnh tiền quân, Triêm Quận công Võ Doãn Triêm lãnh hữu quân, Nội hữu Lương Quận công Tống lãnh tả quân, Chưởng cơ Trương Văn Bác lãnh hậu quân. Trước hết, vua sai Dụ Quận công Nguyễn lãnh trung quân ra cứ Bình Thuận để điều khiển bộ binh,

chọn tháng 5 năm ấy ra đánh ngụy tặc ở Quy Nhơn. Lúc ấy tướng sĩ Đông Sơn có lòng oán hận, tất cả đều bỏ trốn về Ba Giồng để chống lại vua. Triều đình sai Ngoại tả Thuyên Quận công Tống Phước Thuyên và Lương Quận công đến đánh và đã giết tiệt cả chính tướng, tỳ tướng của quân càn bậy ấy, còn đạo quân Bình Thuận [32b] tiến đến Bình Hòa liền hiệp với quân của Tiếp Quận công đối lũy với địch, trong lúc ấy hậu binh Gia Định không chịu xuất chinh cho nên Dụ Quận công phải kéo quân về, còn Tiếp Quận công thì ở lại sơn đồn Trà Rang để cứ thủ.

Danh tích lai lịch của Ba Giồng là như thế, cho nên ngẫm việc đời mới nhận thấy rằng, hình thành tên tuổi của Đông Sơn là ở Ba Giồng mà bại diệt tên tuổi của Đông Sơn cũng ở Ba Giồng, nên mới gọi chung tên người với tên đất là như thế, ấy là lấy cái thỉ chung giữa đất đai và con người vậy, mà hầu như không biết đất được cách núi ngăn sông, dân giàu, của đủ, là để giúp người ra cứu đời, dẹp loạn, thành toàn sự nghiệp mình, lại an dân, lưu danh trong sử sách, ấy là thiên lý vậy. Nhược bằng trái với đạo trời, nghịch mạng vua, kết bè lũ hung ác hại dân, ấy là tự người làm ra, tuy có vững chắc như ải Hào Hàm ([8][133]), hiểm trở như sông Ngô ([9][134]), lợi hại như rắn Thường Sơn ở Kiếm Các quan ([10][135]), mạnh tợn như cọp dữ dựa góc núi ở Lương Sơn Bạc

([11][136]), há có thể trông cậy được sao mà lại ỷ vào bề thế một nhúm đất để gây phiền rối!

LÃO TRỰC GIỒNG (GIỒNG LÃO TRỰC) [33b] KEO GIỒNG (GIỒNG KEO)

Ở Đại Tiểu Hải Châu; ở đây người ta trồng bông vải và khoai, nhà cửa nhân dân rất thưa thớt.

Một phần của tài liệu Gia Định thành thông chí_Quyển II: Xuyên sơn chí docx (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w