CỔ CỐT DỮ (HÒN CỔ CỐT)

Một phần của tài liệu Gia Định thành thông chí_Quyển II: Xuyên sơn chí docx (Trang 82 - 83)

Quyển II: SƠN XUYÊN CHÍ [chép về núi sông] (tiếp)

CỔ CỐT DỮ (HÒN CỔ CỐT)

Ở phía tây đảo Cổ Công, cách đảo Dang Khảm trong biển Đại Đồng thuộc địa đầu Xiêm La nửa ngày đường, chu vi hòn đảo 50 dặm, có nhiều gỗ to, dầu rái, than củi, mây, đồi mồi, hải sâm, cá tôm, trai, sò, nhân dân thường đến đây để khai thác nguồn lợi.

BIỂN

Hà Tiên ở về phía tây Gia Định. Thỏi đất Long Xuyên của đất ấy (đất Hà Tiên) phòi ra biển, tụ lại dần rồi chuyển qua hướng nam, lại có hòn Tiểu Thự (hòn Khoai Nhỏ) đứng ngoài để ngăn chặn sóng to và bồi lấp cồn bãi; cùng những đảo lớn nhỏ khác dăng ra la liệt, thẳng lên phía tây tiếp liền với cửa biển Bắc Nôm (<!--[if !supportFootnotes]-->[16]<!--[endif]-->[311]) của nước Xiêm La. Phần giữa có vũng sâu rộng là Dương Trì của Hà Tiên, có những bãi cát, gành, vực, sâu cạn khác nhau, mối lợi ở đây là sản xuất nhiều thứ cá lớn, hải sâm, con vích, đồi mồi, trai, sò, tôm khô, cá mắm, con điệp (hải kính) (<!--[if !supportFootnotes]-->[17]<!--[endif]-->[312]) và ốc tai tượng v.v... Gió nam và gió bắc ở đây là gió nghịch. Người làm chài lưới cứ đến tháng 3 hành nghề, thuyền bè người Quảng Đông, Quỳnh Châu (Hải Nam), thường đến đậu ở các đảo ấy, dùng lưới đánh bắt hải sâm, làm cá khô, cùng xen lẫn với dân ta, thuyền buồm nối nhau. Bọn cướp biển Trảo Oa (<!--[if !supportFootnotes]-->[18]<!--[endif]-->[313])

có khi đến núp trong các đảo chờ cướp của bắt người [74a], cho nên chỗ ấy đều được trang bị đủ khí giới để tự phòng bị, mỗi khi gió nam đến, thuyền tuần thám của trấn binh đi tuần tiễu rất cẩn mật, nếu chỉ một lúc sơ hở thì thấy nạn cướp bóc xảy ra ngay.

NAM PHỐ

Là lỵ sở Hà Tiên, nằm theo hướng Kiền (Càn) (tây - bắc) ngó về hướng Tốn (đông - nam), mà cuộc đất thì theo hướng Tý (bắc) nhìn đến hướng Ngọ (nam), cho nên các bến ven biển gọi là Nam Phố. Ngày xưa, Quận công Mạc Tông vịnh 10 cảnh ở Hà Tiên trong có cảnh Nam Phố

trừng ba (Sóng lặng bến Nam) ấy là chép việc thực vậy.

ĐÔNG HỒ

Ấy là hồ ở trước trấn thự, phía nam khóa thủy khẩu của hải cảng Hà Tiên chặt chẽ để giữ địa khí, bề ngang 5 trượng, sâu 10 thước ta. Phía bắc tiếp với hạ lưu sông Vĩnh Tế. Lòng hồ mênh

mông rộng 71 trượng, gọi là hồ Hà Tiên, còn gọi là Đông Hồ, vì hồ ở về phía đông vậy. Giữa hồ có nổi cồn cát non, phía đông và phía tây nước sâu trên dưới 5 thước ta, thuyền bè ở sông ở biển đến đậu chen nhau, người buôn tụ hội đông đảo [74b]. Cảnh trăng nước mênh mang; trong 10 cảnh ở Hà Tiên đây là cảnh Đông Hồ ấn nguyệt (trăng in Đông Hồ).

Một phần của tài liệu Gia Định thành thông chí_Quyển II: Xuyên sơn chí docx (Trang 82 - 83)