LỄ CÔNG GIANG THƯỢNG KHẨU ([62][234])

Một phần của tài liệu Gia Định thành thông chí_Quyển II: Xuyên sơn chí docx (Trang 55)

Quyển II: SƠN XUYÊN CHÍ [chép về núi sông] (tiếp)

LỄ CÔNG GIANG THƯỢNG KHẨU ([62][234])

Tục gọi là vàm Ông Chưởng; cửa sông nầy rộng 8 tầm, sâu 8 thước ta. Trước cửa sông có cù lao nhỏ và nhân tên sông mà gọi tên cù lao ấy (cù lao Ông Chưởng), ở cách phía tây đạo Đông Khẩu 90 dặm rưỡi. Sông chảy vào nam 60 dặm rưỡi đến hạ khẩu rồi hợp lưu với Hậu Giang. Bờ phía tây có sở thủ ngự Hùng Sai ([63][235]), bờ phía tây thượng khẩu có miếu thờ Khâm sai Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn (Nguyễn Hữu Cảnh) ([64][236]) vì dân ở đấy cho rằng ông có công dẹp yên Cao Miên, khai thác đất này, nên nhân dân nhớ công đức mà lập miếu thờ, cũng có ý giống như chuyện dân không nỡ chặt cây cam đường để nhớ Thiệu Bá ([65][237]), lập đền Phục Ba ở Việt Đông ([66][238]), lập miếu Võ Hầu ở Vân Nam ([67][239]). Việc lấy tên của ông đem đặt [57] tên sông là muốn người sau muôn đời không quên ơn đức của ông vậy. Đến như huân nghiệp rực rỡ của ông đã được ghi rõ trên lá cờ đặt ở đền thờ chính ở Biên Hòa. Nơi đền chính này đều có lễ cúng cấp quốc gia xuân thu hai lần và lễ này đã được ghi vào Hội điển ([68][240]) của triều đình.

VÀM NAO ([69][241])

Tục gọi cửa sông là vàm, âm gần với chữ phàm. Theo sách Thủy Kinh Chú chép thì nhà Ngụy sai Hạ Hầu Uyên cùng Trương Hấp đem quân đến Ba Thục (Tây Thục). Lưu Bị đưa quân ra phiếm khẩu ([70][242]), tức là nơi cửa sông.

Chữ nầy thiết âm là phù phạm hay phù phong tùy theo dùng bằng hay trắc, nhưng nghĩa thì đồng nhau. Tục viết là Vàm Nao (汎B), nhưng chữ B nầy ít khi được dùng nên nay sửa lại viết là

洨.

Thượng khẩu vàm nầy ở phía nam Tiền Giang, rộng 8 tầm, sâu 2 tầm. Chảy vào phía nam 75 dặm rưỡi đến hạ khẩu, rồi nhập vào Hậu Giang. Ở phía tây có sở thủ ngự, dọc theo bờ sông người Việt lập ruộng vườn, nhà đất, phía sau có rừng, là nơi có sóc của các tộc người Miên.

Một phần của tài liệu Gia Định thành thông chí_Quyển II: Xuyên sơn chí docx (Trang 55)