TIỀN GIANG (SÔNG TRƯỚC)

Một phần của tài liệu Gia Định thành thông chí_Quyển II: Xuyên sơn chí docx (Trang 49 - 50)

Quyển II: SƠN XUYÊN CHÍ [chép về núi sông] (tiếp)

TIỀN GIANG (SÔNG TRƯỚC)

Ở phía tây trấn, nguồn sông nầy ở phía bắc từ Ai Lao xuống Cao Miên đến Nam Vang, theo hướng đông chảy đến Cầu Nôm Tân Châu [48b] qua sông Đại Tuần trước trấn Vĩnh Thanh đến Ba Lai Mỹ Tho rồi chảy về nam ra hai cửa biển Đại, Tiểu, ấy là dòng chính của sông lớn ban đầu. Ở sông Đại Tuần chảy xuống bến bờ chia ra 3 nhánh: một nhánh qua phía đông trấn làm sông lớn Long Hồ, xuống phía nam ra cửa biển Cổ Chiên; một nhánh là sông lớn Hàm Luông, về phía nam đến hai cửa biển Băng Côn và Ngao Châu; một nhánh qua sông dưới Ba Lai đến Tiên Thủy, xuống phía nam ra cửa biển Ba Lai. Thế nước ôm quanh cồn nọ, dựa vào bãi kia, có tới tám ngã ba sông, nhiều nhánh đan xuyên qua Hậu Giang, trông xuống trấn Vĩnh Thanh như là một biển sao, các ngôi sao đan ken nhau. Sông ngòi nhiều nên dân xứ ấy giỏi nghề sông nước, ở đây không ghe thuyền thì không đi lại được. Nước ngọt tươm ướp, khi làm lúa thì chỉ làm cỏ và cấy

mạ, mà lúa gặt thì gấp trăm. Còn trong vườn thì có nhiều trầu cau, dưa quả, dâu, mè; mương ngòi thì đầy cả cá - tôm - rùa - lươn; ai nấy tự của nhà dùng đủ, chẳng cần mua sắm ở chợ. Dân cư thì trước vườn, sau ruộng, tất cả đều có sản nghiệp làm ăn, mọi người được cho là giàu có.

[[49a] HẬU GIANG (SÔNG SAU)] ([18][190])

Ở phía tây nam trấn. Thượng lưu sông từ phía đông thành Nam Vang Cao Miên, chảy xuống Châu Đốc, qua Mạt Cần Đăng ([19][191]); nam đổ xuống đồn Cường Oai ở Lấp Vò rồi qua đồn thủ Trấn Giang Cần Thơ, đến đạo Trấn Di, ra cửa biển Ba Thắc ([20][192]); nước dầm thấm khắp cả ruộng vườn, bao hàm cả cồn bãi bờ bến, là nguồn thủy lợi rất lớn, lúa gạo cá tôm dùng ăn không hết.

Một phần của tài liệu Gia Định thành thông chí_Quyển II: Xuyên sơn chí docx (Trang 49 - 50)