BÀU HỐT GIANG ([83][255])

Một phần của tài liệu Gia Định thành thông chí_Quyển II: Xuyên sơn chí docx (Trang 57 - 58)

Quyển II: SƠN XUYÊN CHÍ [chép về núi sông] (tiếp)

BÀU HỐT GIANG ([83][255])

Ở bờ phía đông Hậu Giang, rộng 3 tầm, sâu 1 tầm; chảy về phía đông 1 dặm đến ngã ba: Nhánh phía bắc 1 dặm rưỡi chảy ra cửa Thâm Câu (Ngòi Sâu) rồi nhập vào sông lớn; nhánh xuống phía đông 1 dặm rưỡi đến ngã ba sông, chia nhánh phía bắc thông với thượng khẩu sông

Cần Thơ rồi chảy ra Tiền Giang; nhánh phía nam chảy hơn 2 dặm qua Du Khê, ra Trà Mơng rồi nhập vào sông lớn, đối mặt với đạo Trấn Giang, Cần Thơ.

CẦN THƠ GIANG ([61b] SÔNG CẦN THƠ)

Ở bờ phía tây Hậu Giang, rộng 8 tầm, sâu 5 tầm, cách trấn về phía nam 210 dặm rưỡi. Bên bờ phía tây là thủ sở đạo Trấn Giang, ở đây chợ phố đông đúc, buôn bán rất sầm uất. Từ sông lớn chảy vào nam 121 dặm rưỡi ra cửa biển Ba Thắc; từ cửa sông đi lên hướng tây 8 dặm rưỡi đến ngã ba sông: nhánh phía bắc chuyển qua hướng đông 1 dặm rưỡi, thông với sông Bình Thủy rồi ra Hậu Giang (trước đó nửa dặm chảy về Bắc, rồi chuyển qua hướng đông 1 dặm, chảy ra Ô Môn ([84][256]) thông với Hậu Giang); nhánh phía tây chảy 78 dặm rưỡi đến Nê Trạch (tục gọi là Ba Láng), 165 dặm rưỡi nữa ra cửa Cảng Nhỏ đạo Kiên Giang (tục gọi Cửa Bé). Đường đi qua chỗ Nê Trạch, từ cuối đông qua xuân nước cạn, bùn nhão cạn lấp; từ hạ qua đông, nước mưa tràn ngập cả bến bờ, ghe thuyền cưỡi lên cỏ, lướt trên lục bình mà đi, chọn đường tới lui, cứ trông theo rừng rậm 2 bên nhận chừng nhớ dấu đường mà đi. Ở đây vắng ngắt không có dân cư, lại có nhiều ruồi muỗi và đỉa khiến người qua lại rất khổ.

Một phần của tài liệu Gia Định thành thông chí_Quyển II: Xuyên sơn chí docx (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w