Để có thể đánh giá thực tế công nghệ KSH có đ−ợc ng−ời dân chấp thuận trong hệ sinh thái VAC không, ngoài việc xây dựng 3 mô hình KSH kể trên, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đối với 60 hộ gia đình đã xây dựng hầm KSH về các yếu tố kinh tế – xã hội – môi tr−ờng. Kết quả điều tra đ−ợc trình bày ở bảng 4.7.
Qua kết quả điều tra các hộ dân đã sử dụng hầm Biogas chúng tôi nhận thấy:
Phần lớn các hộ đ−ợc phỏng vấn đều đánh giá cao hiệu quả của việc sử dụng thiết bị KSH đối với kinh tế và môi tr−ờng. 100% số ng−ời đ−ợc hỏi khẳng định việc xây dựng hầm Biogas là cần thiết trong hệ sinh thái VAC và việc sử dụng hầm Biogas giúp tiết kiệm chi phí chất đốt (90%), giảm thời gian đun nấu (100%), giảm mùi hôi thối (100%). Về mặt đầu t− chỉ có 18,3% số ng−ời đ−ợc hỏi cho rằng chi phí xây dựng còn cao, trong khi đó có tới 81,7%
cho rằng chi phí xây dựng hầm Biogas theo công nghệ cải tiến là hợp lý. Kế quả điu tra cũng cho thấy phần lớn ng−ời nông dân hiện nay quan tâm nhiều hơn tới vấn đề môi tr−ờng trong hệ thống.
Tuy nhiên, có tới 75% số ng−ời đ−ợc hỏi cho rằng việc xây dựng thiết bị KSH trong hệ thống VAC làm mất đi nguồn phân chuồng truyền thống lâu nay mà ng−ời dân vẫn quen sử dụng. Đây chính là trở ngại cho việc phát triển rộng rãi công nghệ KSH ở các vùng nông thôn hiện nay. Nguyện vọng của phần lớn số ng−ời đ−ợc hỏi cho rằng cần thiết phải có giải pháp để ng−ời dân vừa xây dựng thiết bị KSH đảm bảo vệ sinh môi tr−ờng trong hệ sinh thái VAC vừa có đủ nguồn phân bón truyền thống trong sản xuất.
Bảng 4.7. ý kiến đánh giá của ng−ời dân về việc sử dụng hầm ủ KSH
ý kiến của ng−ời dân Số ng−ời tham gia điều tra
(tổng số 60 hộ)
Tỉ lệ (%)
Giảm mùi hôi 60 100
Tiết kiệm tiền chất đốt 54 90
Giảm thời gian đun nấu 60 100
Dễ sử dụng và vận hành 51 85
Khí gas đủ đun nấu hàng ngày
54 90
Chi phí đầu t− hợp lý 39 81,7
Chi phí đầu t− cao 11 18,3
cho cá
Xây dựng thiết bị KSH là cần thiết
60 100
Mất nguồn phân chuồng 46 75
4.3. Kết quả ứng dụng quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế thải nông nghiệp quy mô hộ gia đình
4.3.1. Quy trình sản xuất phân HCVS từ phế thải nông nghiệp quy mô hộ gia đình.
Để thực hiện đề tài này, sau khi đã tham khảo nhiều quy trình sản xuất phân HCVS quy mô nhỏ do nhiều đơn vị nghiên cứu ứng dụng chúng tôi quyết định chọn quy trình sản xuất phân HCVS từ phế thải nông nghiệp quy mô hộ gia đình” do Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển cộng đồng nông thôn nghiên cứu và triển khai ứng dụng tại một số tỉnh ở miền Bắc Việt Nam. Quy trình đ−ợc chọn đơn giản, dễ thực hiện ở quy mô hộ gia đình, tận dụng đ−ợc mọi nguồn phế thải từ khu vực v−ờn, ao, chuồng[6]. Quy trình này là kết quả của đề tài: “Nghiên cứu quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế thải nông nghiệp quy mô hộ gia đình” và đã đ−ợc Hội đồng Khoa học của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nghiệm thu và đánh giá đạt loại xuất sắc.
Quy trình đ−ợc thực hiện theo các b−ớc tóm tắt nh− sau [6]: 1. Chuẩn bị nguyên liệu (sản xuất 01 tấn phân HCVS):
TT Loại nguyên liệu Khối l−ợng
1 Phế phụ phẩm nông nghiệp 2,5 – 3m3
2 Chế phẩm sinh học BioVAC 0,5kg 3 Chất xúc tác sinh học BICAT 0,5 lít 4 Dịch thải hầm Biogas (hoặc n−ớc phân
chuồng)
300 – 500 lít
- Phế phụ phẩm nông nghiệp bao gồm: trấu, rơm rạ, cỏ dại, bèo tây, thân cây ngô, đậu, lạc (các loại sinh khối cây trồng)... cần 2,5 - 3m3 ở dạng nén chặt. Bùn ao phơi khô: 10 gánh; phân chuồng: >300kg. Các loại sinh khối cây trồng cần đ−ợc phơi khô (héo), chặt nhỏ (12 - 15cm) tr−ớc khi đ−a vào quy trình sản xuất.
- Chế phẩm sinh học BioVAC là tập hợp 6 chủng VSV đã đ−ợc phân lập và tuyển chọn từ nhiều nguồn khác nhau với mật độ 3.108CFU/gram có tác dụng phân giải các hợp chất hữu cơ, cung cấp dinh d−ỡng và VSV hữu ích cho đất và cây trồng. BioVAC bao gồm các VSV sau:
+ VSV phân giải lân + VSV phân giải Cellulose + VSV cố định đạm
+ VSV sinh tổng hợp IAA + VSV tổng hợp axit lactic + VSV kháng sinh.
- Chất xúc tác sinh học BICAT bao gồm: mật đ−ờng và một số loại enzym cần thiết khác.
2. Các b−ớc tiến hành:
- B−ớc 1: Các phế phẩm nông nghiệp: rơm rạ, bèo tây và cỏ phải đ−ợc băm nhỏ, chặt khúc với độ dài không quá 10 -15cm, phơi khô. Các thành phần nguyên liệu trên đ−ợc phối trộn ở dạng khô một cách kỹ càng.
- B−ớc 2: Hoà 0,5kg chế phẩm sinh học BioVAC và 0,5 lít chất xúc tác BICAT với dịch thải hầm Biogas hoặc n−ớc phân chuồng, sau đó t−ới đều lên hỗn hợp khô nguyênliệu khô đã đ−ợc trộn sẵn ở b−ớc 1 (Vừa t−ới vừa đảo đều) sao cho đạt độ ẩm 65- 70%.
- B−ớc 3: Sau khi hoàn thành công đoạn trộn −ớt, toàn bộ khối l−ợng nguyên liệu hỗn hợp này đ−ợc chất thành đống, nén chặt và đ−ợc phủ bên ngoài bằng đất bùn hoặc rơm rạ.
Cứ sau khi ủ 20 ngày phải đảo đống ủ 1 lần. Ph−ơng pháp đảo: Đảo từ trên xuống d−ới, từ trong ra ngoài để khối nguyên liệu đ−ợc ủ đều. Trung bình sau 45 - 50 ngày ủ , nguyên liệu ủ trên cho sản phẩm phân hữu cơ vi sinh. 4.3.2. Thành phần phân HCVS sản xuất từ phế thải nông nghiệp quy mô hộ gia đình:
Với quy trình sản xuất phân HCVS tại hộ gia đình đ−ợc lựa chọn, chúng tôi đã tiến hành xây dựng 8 mô hình sản xuất tại 3 địa điểm nghiên cứu. Đánh giá cảm quan sau 60 ngày ủ, sản phẩm có màu đen nâu, tơi xốp, có mùi đất.
Kết quả phân tích một số chỉ tiêu phân HCVS sản xuất tại hộ gia đình đ−ợc trình bày tại bảng 4.8.
Qua kết quả ở bảng 4.8 cho thấy phân HCVS sản xuất tại hộ gia đình có mật độ VSV rất lớn, v−ợt tiêu chuẩn Việt Nam về phân HCVS (TCVN 7185:2002) [53]. L−ợng VSV hữu ích trong phân sản xuất tại hộ gia đình giao động từ 3,1 x 107 - 1,6 x 108 /gr sản phẩm (trong khi tiêu chuẩn Việt nam về phân HCVS sản xuất trên nền chất mang không khử trùng là >105 VSV/gr sản phẩm).
Hàm l−ợng mùn giao động từ 15 – 17,9%. Đây là hàm l−ợng mùn cao so với nhiều loại phân HCVS đ−ợc sản xuất và bán trên thị truờng.
Các loại ký sinh trùng và vi trùng gây hại gần nh− bị tiêu diệt hoàn toàn sau thời gian ủ phân.
Bảng 4.8. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu phân HCVS
sản xuất tại hộ gia đình
STT Chỉ tiêu ĐVT Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Trung bình 1 P2O5 tổng số* % 0,28 0,25 0,19 0.24 2 P2O5 dễ tan* % 0,13 0,1 0,05 0.09 3 K2O tổng số* % 0,06 0,1 0,13 0.097 4 N tổng số* % 0,5 0,29 0,35 0.38 5 Mùn* % 15,9 15 17,9 16.3 6 Axit humix* % 1,54 1,43 0,94 1.3
7 VSV hữu ích** CFU/g 3,1x107 1,6x108 5,0x107 8x107
8 E.coli ** 540 510 460 503
9 Ký sinh trùng ** trứng/g 0 10 6 5,3
(Phân tích tại: (*)Trung tâm phân tích – Viện Hóa học công nghiệp (**) Trung tâm Công nghệ sinh học - ĐH quốc gia Hà Nội)