Hiện trạng chất thải trong hệ thống VAC của các hộ điều tra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số thành phần phụ trong hệ thống canh tác vac khu vực ngoại thành hà nội và phụ cận (Trang 47 - 50)

Trong sản xuất nông nghiệp, ngoài việc tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất từ các hoạt động sản xuất thì vấn đề chất thải cũng là một vấn đề lớn cần đ−ợc

quan tâm. Nếu chất thải của hệ thống sản xuất không đ−ợc sử lý sử dụng một cách hợp lý thì vừa gây lãng phí một nguồn năng l−ợng có thể tái tạo vừa gây ô nhiễm môi tr−ờng ảnh h−ởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất. Tổng hợp kết quả điều tra về chất thải và tình hình sử dụng chất thải của hệ thống VAC tại 3 địa điểm nghiên cứu đ−ợc trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Chất thải và tình hình sử dụng chất thải trong hệ thống VAC (Trung bình/hộ) Ghi chú Sử dụng (%) STT Thành phần Loại chất thải Số l−ợng TB (kg/năm) Phân bón GS Nhiên liệu Không sử dụng (%) 1 V−ờn Cỏ + lá, thân cành cây 120 20 80 2 Ao Bùn ao 300 100 3 Chuồng Phân + n−ớc thải 7.275 38 62 4 Ruộng

Lúa Rơm, rạ, trấu 2.850 16 8 28 49

Ngô Thân cây 720 45 55

Đậu Thân cây 80 100

Kết quả điều tra về tình hình chất thải nông nghiệp cho thấy:

Chất thải trong v−ờn chủ yếu là cỏ, cây dại, cành lá rụng, cành lá cắt tỉa trong quá trình chăm sóc, thân cây rau trong v−ờn. Ngoài cỏ và cây dại thì các loại chất thải khác đều đ−ợc giữ vùi lại trong đất v−ờn làm phân bón (20% chất thải từ v−ờn). Cỏ và cây dại không sử dụng th−ờng đ−ợc ng−ời nông dân thu gom và đốt.

Chất thải từ Ao chủ yếu là bùn ao đã phát huy đ−ợc hiệu quả rất tốt trong việc sử dụng làm phân bón cho cây trồng. Mỗi năm bình quân có khoảng 300kg (100%) bùn đ−ợc sử dụng để ủ gốc cho cây ăn quả.

Chất thải trong hệ thống chủ yếu từ thành thành phần C (Chuồng) và R (Ruộng). L−ợng chất thải một năm từ khu v−ợc chăn nuôi tại các hộ điều tra bình quân 7.275kg (phân và n−ớc thải vật nuôi), trong khi đó chỉ có 38% (2764,5kg) l−ợng chất thải này đ−ợc sử dụng làm phân bón cho trồng trọt, còn lại 62% đ−ợc thải ra môi tr−ờng bên ngoài. Đặc biệt tại xã Phù Đổng, chăn nuôi là một thành phần quan trọng trong kinh tế hộ gia đình ở đây nh−ng do dân số đông và sống tập trung, l−ợng chất thải từ chăn nuôi không đ−ợc thu gom xử lý làm phân bón mà chủ yếu đ−ợc thải ra môi tr−ờng ngoài thông qua việc chăn thả trâu bò hoặc thải ra cống rãnh trong khu vực sinh sống.

Chất thải từ thành phần R (Ruộng) chủ yếu là rơm rạ, thân cây ngô, thân cây đậu, lạc, rau cũng có khối l−ợng rất lớn. Tr−ớc kia, chất thải từ ruộng này đ−ợc ng−ời nông dân tận dụng triệt để làm phân bón, làm thức ăn cho trâu bò, còn lại đ−ợc dùng để đun nấu nh−ng hiện nay phần lớn các hộ nông dân đ−ợc điều tra không sử dụng rơm rạ để làm nhiên liệu nữa. cụ thể, rơm, rạ trung bình 1 năm một hộ có 2.850kg, trong đó có 16% đ−ợc sử dụng làm phân bón (ủ phân chuồng), 28% đ−ợc sử dụng làm nhiên liệu, 7% làm thức ăn cho trâu bò, còn lại 49% ng−ời nông dân không sử dụng. Trong vài năm trở lại đây L−ợng rơm rạ không sử dụng đ−ợc ng−ời nông dân đốt ngay tại ruộng. Các phế phụ phẩm nh− thân cây ngô, rau màu đ−ợc ng−ời dân sử dụng làm thức ăn cho gia súc hoặc nhiên liệu (45% thân cây ngô đ−ợc làm thức ăn cho trâu bò, 55% đ−ợc dùng làm nhiên liệu).

Nh− vậy, chất thải từ khu vực chăn nuôi và trồng trọt trong hệ thống VAC là rất lớn nh−ng không đ−ợc sử dụng triệt để mà phần lớn vẫn thải ra

môi tr−ờng bên ngoài gây ra ô nhiễm môi tr−ờng sinh hoạt và sản xuất của ng−ời dân.

4.2. Xử lý chất thải chăn nuôi trong hệ thống VAC bằng công nghệ KSH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số thành phần phụ trong hệ thống canh tác vac khu vực ngoại thành hà nội và phụ cận (Trang 47 - 50)