Những nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số thành phần phụ trong hệ thống canh tác vac khu vực ngoại thành hà nội và phụ cận (Trang 26 - 28)

Tình hình nghiên cứu hệ thống nông nghiệp đặc biệt là các hệ thống nông nghiệp dựa trên sự phát triển của hộ nông dân có quy mô diện tích nhỏ, ít t− liệu sản xuất ở n−ớc ta còn rất mới mẻ do quan điểm nghiên cứu hệ thống mới xuất hiện trong những năm gần đây.

Viện sĩ Đào Thế Tuấn là một trong những ng−ời đi đầu trong nghiên cứu hệ thống nông nghiệp ở Việt Nam, đã xây dựng các ch−ơng trình nghiên cứu hệ thống nông nghiệp cho tập thể cán bộ của Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam đã thu đ−ợc những kết quả đáng kể.

Trong bài " Hệ thống nông nghiệp đồng bằng sông Hồng" (Đào Thế Tuấn, [51]) đã nêu các vấn đề tồn tại của hệ thống và nguyên nhân của sự tồn tại nh− tốc độ tăng sản l−ợng l−ơng thực không cao (1,9% năm), diện tích thâm canh 10 tấn/ha/ 2vụ còn ít, ch−a có tiến bộ kỹ thuật thích hợp cho vùng khó khăn, sản l−ợng l−ơng thực không ổn định (biến động 6,9%) do thiên tai, sâu bệnh, sản l−ợng hàng hoá không cao, tỷ lệ nông sản xuất khẩu thấp, lao động nông nghiệp tăng nhanh (2,7% năm) ngành nghề kém phát triển và ông đã đề ra mục tiêu cho sự phát triển của hệ thống nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng là:

- Tăng nhanh sản l−ợng l−ơng thực, nhất là l−ơng thực hàng hoá, sản xuất màu kèm với chế biến.

- Tăng sản l−ợng thực phẩm cho xuất khẩu, phát triển nông sản nh−ng không mâu thuẫn với l−ơng thực, hỗ trợ cho chăn nuôi.

- Mở rộng diện tích vụ đông, phát triển ngành nghề nhất là chế biến. - Tăng thu nhập bình quân đầu ng−ời.

Để đạt đ−ợc mục tiêu trên, ông đã dự kiến các biện pháp: - Mở rộng diện tích vụ đông.

- Phát triển chăn nuôi, ngành nghề để tận dụng lao động. - Huy động vốn từ dân, đẩy mạnh xuất khẩu.

- Bố trí hệ thống trồng trọt phù hợp với các vùng sinh thái. - Tổ chức hệ thống thức ăn gia súc để phát triển chăn nuôi. - Phát triển giống lợn có tỷ lệ nạc cao.

Đào Thế Tuấn cũng đã đ−a ra mô hình hệ thống nông nghiệp để mô phỏng chiến l−ợc phát triển nông nghiệp (Đào Thế Tuấn, [50]).

Phạm Chí Thành - Trần Đức Viên, [36], nghiên cứu chuyển đổi hệ thống canh tác vùng trũng đồng bằng sông Hồng cho thấy những hệ thống canh tác mới (cây ăn quả - nuôi cá - cấy lúa), (cá - vịt) tăng thu nhập thuần từ 2 - 5 lần so với hệ thống canh tác cũ.

Võ Tòng Xuân, [54] nghiên cứu mô hình canh tác Lúa - Tôm ở xã Đại Thành, huyện Phụng Hiệp - Cần Thơ cho thấy tổng lợi nhuận tăng đáng kể, tác giả cũng chỉ ra mật độ nuôi thích hợp là 1,4 con/m2.

Tào Quốc Tuấn (1994) nghiên cứu xác định cơ cấu cây trồng hợp lý vùng phù sa ngọt đồng bằng sông Cửu Long, nêu lên 28 mô hình cho vùng, định h−ớng phát triển và các giải pháp tổ chức.

Mai Văn Quyền, [31] đánh giá hiện trạng hệ thống trồng trọt trên vùng đất xám huyện Đức Hoà - Long An, chỉ ra hệ số trồng trọt tối −u và mối quan hệ t−ơng tác giữa trồng trọt và chăn nuôi ở từng môi tr−ờng sinh thái.

Đào Thế Tuấn, [51] nghiên cứu các cây lâm nghiệp lâu năm trên đất dốc đã nhận xét: hệ sinh thái cây lâu năm có chu trình dinh d−ỡng gần giống với hệ sinh thái rừng về mặt bảo vệ độ màu mỡ của đất và hút các chất dinh d−ỡng ở các tầng sâu. Mỗi năm từ hệ sinh thái cây lâu năm bị lấy đi một l−ợng chất dinh d−ỡng nh−ng chúng đ−ợc hoàn trả bằng một l−ợng phân bón mà con ng−ời đ−a vào. Hệ sinh thái cây lâu năm có nh−ợc điểm đơn điệu về thành phần loài, có thể dẫn tới giảm tính chống chịu với sâu bệnh và các tác nhân phá hoại, sẽ đ−ợc con ng−ời hỗ trợ bằng việc phòng trừ sâu bệnh và một loạt các biện pháp bổ xung khác. Để phát triển hệ sinh thái này phải có cách phối hợp cây trồng và cây rừng tốt nhất, kết hợp cả trồng trọt và chăn nuôi.

Trịnh Văn Thịnh, Nguyễn Văn Mấn [28] nghiên cứu về hệ thống VAC ở Việt Nam đã xác định đ−ợc các mô hình VAC thích hợp cho từng vùng sinh thái khác nhau ở Việt Nam: VAC vùng miền núi phía Bắc, VAC đồng bằng Bắc bộ, VAC ven biển, VAC đồng bằng Nam bộ, VAC vùng Tây nguyên... Tại các vùng sinh thái, với thế mạnh về điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội khác nhau nên mô hình VAC cũng đ−ợc xây dựng với các cơ cấu cây trồng, vật nuôi khác nhau để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Nguyễn Văn Mấn [29] khi nghiên cứu về vai trò của hệ thống VAC đến thu nhập của gia đình ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đã cho thấy thu nhập từ VAC chiếm tới 40 - 70% tổng thu nhập nông hộ, các sản phẩm từ khu vực VAC đ−ợc bán ra thị tr−ờng chiếm 40 – 55% tổng sản phẩm nông hộ.

Phạm Văn Côn, Phạm Thu H−ơng [5] đã nghiên cứu đ−a ra các hệ thống VAC theo các mô hình ở các vùng khác nhau: mô hình ao – chuồng, mô hình v−ờn ao, mô hình m−ơng – luống, mô hình v−ờn chuồng, mô hình v−ờn – ruồng ở vùng đồng bằng; mô hình v−ờn quanh nhà, mô hình v−ờn đồi, mô hình v−ờn rừng ở các vùng trung du và miền núi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số thành phần phụ trong hệ thống canh tác vac khu vực ngoại thành hà nội và phụ cận (Trang 26 - 28)