Thực nghiệm đồng ruộng: Sử dụng phân HCVS sản xuất tại hộ gia đình trên cây lúa, cây cải bắp, cây cà chua.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số thành phần phụ trong hệ thống canh tác vac khu vực ngoại thành hà nội và phụ cận (Trang 41 - 43)

đình trên cây lúa, cây cải bắp, cây cà chua.

Nguyên tắc xây dựng mô hình thực nghiệm đồng ruộng dựa trên thực tiễn sản xuất, tham khảo ý kiến hộ nông dân, cán bộ khuyến nông, thực tế chất l−ợngphân HCVS sản xuất tại hộ gia đình để xác định nội dung nghiên cứu bao gồm công thức thử nghiệm và công thức đối chứng.

* Nội dung thứ nhất: Mô hình đánh giá ảnh h−ởng của phân HCVS sản xuất tại hộ gia đình đến năng suất, tình hình sâu bệnh hại và hiệu quả kinh tế của cây cải bắp.

- Địa điểm: Cánh đồng thôn Hạ, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc trên diện tích 1.080m2 .

- Giống cải bắp: Cải bắp Nhật Bản (tên khoa học: Brassica oleraceae) - Thời vụ: Vụ Xuân Hè 2005

- Các công thức đ−ợc áp dụng thử nghiệm: thực nghiệm đ−ợc bố trí với 3 công thức, diện tích mỗi công thức 360m2 và không có lần nhắc lại.

+ CT1 (đối chứng): sản xuất theo tập quán địa ph−ơng (240N + 65P2O5 + 95 K2O + 10 tấn phân chuồng)

+ CT2: Theo quy trình sản xuất rau an toàn của Tạ Thu Cúc và cộng sự, [7] (120N + 75P2O5 + 100 K2O + 25 tấn phân chuồng)

+ CT3: 90N + 75P2O5 + 100 K2O + 8,33 tấn phân HCVS + 10 tấn phân chuồng

- Các chỉ tiêu theo dõi: tiến hành theo dõi các chỉ tiêu về năng suất và hiệu quả kinh tế của cây cải bắp: khối l−ợng toàn cây, khối l−ợng bắp cuốn, tỉ lệ th−ơng phẩm, năng suất ô, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu, tình hình sâu bệnh hại thực tế.

* Nội dung thứ hai: Mô hình đánh giá ảnh h−ởng của phân HCVS sản xuất tại hộ gia đình đến năng suất, tình hình sâu bệnh hại và hiệu quả kinh tế của cây cà chua.

- Địa điểm: Cánh đồng thôn Hạ, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc trên diện tích 1.080m2 (sào).

- Giống cà chua: Giống cà chua lai F1 nhập từ Mĩ - Thời vụ: vụ Thu Đông 2004

- Các công thức đ−ợc áp dụng: thực nghiệm đ−ợc bố trí với 3 công thức, diện tích mỗi công thức 360m2 và không có lần nhắc lại.

+ CT1 (đối chứng): sản xuất theo tập quán địa ph−ơng (200N + 65P2O5 + 95 K2O + 10 tấn phân chuồng)

+ CT2: Theo quy trình sản xuất rau an toàn của Tạ Thu Cúc và cộng sự, [7] (120N + 90P2O5 + 140 K2O + 25 tấn phân chuồng)

+ CT3: 90N + 90P2O5 + 140 K2O + 8,33 tấn phân HCVS + 10 tấn phân chuồng

- Các chỉ tiêu theo dõi: tiến hành theo dõi các chỉ tiêu về năng suất và hiệu quả kinh tế của cây cà chua: số quả trên cây, khối l−ợng trung bình quả/cây, năng suất quả/cây, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu, tình hình sâu bệnh hại thực tế.

* Nội dung thứ ba: Mô hình đánh giá ảnh h−ởng của phân HCVS sản xuất tại hộ gia đình đến năng suất, tình hình sâu bệnh hại và hiệu quả kinh tế của cây lúa.

- Địa điểm: Cánh đồng thôn 4, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Ch−ơng Mỹ, tỉnh Hà Tây trên diện tích 720m2.

- Giống lúa: Khang Dân - Thời vụ: Vụ Hè Thu 2004.

- Các công thức đ−ợc áp dụng thử nghiệm: thực nghiệm đ−ợc bố trí với 2 công thức, diện tích mỗi công thức 360m2 và không có lần nhắc lại.

+ CT1 (đối chứng): sản xuất theo tập quán địa ph−ơng (160N + 330P2O5 + 110 K2O + 10 tấn phân chuồng)

+ CT2: 120N + 200P2O5 + 100 K2O + 8,33 tấn phân HCVS + 10 tấn phân chuồng

- Các chỉ tiêu theo dõi: tiến hành theo dõi các chỉ tiêu về năng suất và hiệu quả kinh tế của cây lúa: số bông/khóm, số bông/m2, số hạt/bông, trọng l−ợng 1.000 hạt, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu, tình hình sâu bệnh hại thực tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số thành phần phụ trong hệ thống canh tác vac khu vực ngoại thành hà nội và phụ cận (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)