trong thí nghiệm so sánh vụ xuân 2005
Trong quá trình tuyển chọn giống cây trồng nói chung và giống mía nói riêng ngoài việc chú ý đến khả năng sinh tr−ởng, phát triển, năng suất và chất
l−ợng thì vấn đề chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi, đặc biệt là sâu bệnh hại cũng là một trong những chỉ tiêu hàng đầu. Do sâu, bệnh hại th−ờng gây ra những tổn thất nặng nề cho mùa màng làm giảm năng suất, chất l−ợng và giá trị th−ơng phẩm của hàng hóa. Sâu bệnh hại trên mía có rất nhiều, song ở thời vụ năn 2005 chúng tôi chỉ theo dõi, đánh giá một số loại gây hại chính trên cây mía. Kết quả theo dõi tình hình sâu bệnh hại trên các giống mía của tập thí nghiệm đ−ợc thể hiện qua bảng 4.6
Bảng 4.6: Kết quả theo dõi một số sâu, bệnh hại chính trong các giống mía thí nghiệm vụ xuân năm 2005
Sâu hại chính Bệnh hại chính TT Nhóm Chỉ tiêu theo dõi Tên giống Sâu đục thân (%) Bọ xén tóc Rệp Bệnh rỉ sắt Bệnh xoắn cổ lá Bệnh than 1 ROC1(ĐC) 5,67 -- ++ -- -- -- 2 VĐ93159 8,25 -- ++ -- -- -- 3 QĐ94-116 6,50 -- + -- -- -- 4 Nhóm chín sớm QĐ94-119 7,50 -- + -- -- -- 5 ROC10(ĐC) 8,00 -- -- -- -- -- 6 ROC16 8,50 -- ++ -- -- -- 7 ROC23 8,00 -- + -- -- -- 8 Nhóm chín TB QĐ86368 9,50 -- ++ -- -- -- 9 F134(ĐC) 7,20 -- + -- -- -- 10 QĐ15 6,50 -- ++ + -- -- 11 VN6565 5,70 -- + -- -- -- 12 Nhóm chín muộn K84-200 5,50 -- ++ -- -- --
Qua kết quả theo dõi ở bảng 4.6 cho thấy:
Sâu hại chính:
Sâu đục thân: Tất cả các giống trong thí nghiệm đều bị nhiễm sâu đục thân ở mức trung bình, biến động từ 5,50 đến 9,50%. Trong đó, giống QĐ86368 là bị nhiễm năng nhất 9,50%, ít nhất là K84-200 ở mức 5,50%. So sánh với các giống đối chứng trong cùng nhóm thì ở nhóm chín sớm và nhóm chín trung bình các giống thí nghiệm trong tập đoàn đều bị nhiệm sâu đục thân cao hơn, còn các giống ở nhóm chín muộn thì mức độ nhiễm sâu đục thân nhẹ hơn so với đối chứng.
Bọ xén tóc: Trong các vùng mía nguyên liệu nói chung và vùng mía nguyên liệu công ty đ−ờng Nông Cống nói riêng, th−ờng hay bị hại bởi ấu trùng của bọ xen tóc rất nặng, đặc biệt trong vụ mía 2004/2005. Tr−ớc tình hình đó b−ớc sang vụ mía năm 2005/2006 ban l2nh đạo công ty đ2 dành ra một khoản kinh phí để dùng các bẫy ánh sáng, đồng thời thu mua các con tr−ởng thành và đ2 chỉ đạo các hộ trồng mía xử lý đất đúng liều l−ợng... Do đó, khi theo dõi tình hình gây hại của bọ xén tóc trên mía năm 2005 chúng tôi thấy mức độ gây hại giảm hẳn ở tất cả các giống thí nghiệm và đều bị nhiễm với mức độ nhẹ tại thời điểm theo dõi.
Rệp: Rệp là đối t−ợng gây hại chủ yếu trên cây mía, chúng bám thành từng tổ từ vài chục đến hàng trăm con ở trong bẹ lá, trên thân và mặt d−ới của lá mía hút dinh d−ỡng trong lá cây, làm cho lá cây bị khô giảm khả năng quang hợp, trọng l−ợng cây giảm, cây sinh tr−ởng, phát triển kém, giảm năng suất và đặc biệt làm giảm hàm l−ợng đ−ờng trong cây. Chúng gây hại tập trung ở từng khu vực, sau đó có thể phát triển thành dịch gây hại nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm có thể không chế đ−ợc sự lây lan của chúng. Qua theo dõi, ở tất cả các giống đều bị nhiễm rệp biến động từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng.
Những giống bị nhiễm rệp nặng là ROC1, VĐ93159, ROC16, QĐ86368, QĐ15, K84-
200, những giống bị nhiễm ở mức trung bình QĐ94116, QĐ94119, ROC23, VN6565, các giống còn lại đều bị nhiễm ở mức độ nhẹ.
Bệnh hại chính: Qua theo dõi trên cây mía có những bệnh hại chính là bệnh rỉ sắt, bệnh soắn cổ lá và bệnh than. Hầu hết các giống tham gia thí nghiệm đều bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, ở mức độ nhẹ và hầu nh− không ảnh h−ởng đến sinh tr−ởng và năng suất của mía.
Nhìn chung, do phòng trừ định kì và kịp thời nên tình hình sâu, bệnh hại không ảnh h−ởng lớn đến sinh tr−ởng, phát triển của mía trong thí nghiệm nghiên cứu.
Trong sản xuất nông nghiệp, chỉ tiêu đ−ợc chú trọng, quan tâm hơn cả đó là năng suất và mọi tác động vào cây trồng đều nhằm mục đích là nâng cao năng suất và cải tạo chất l−ợng, nghiên cứu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất đ−ợc thể hiện.