Trồng xen là biện pháp tranh thủ không gian, thời gian triệt để lợi dụng đất đai, năng l−ợng mặt trời. Trồng xen các cây họ đậu nh− đậu t−ơng, lạc… cho mía có ý nghĩa vừa tận dụng đất đai, tăng hiệu quả kinh tế và tạo lớp che phủ cho đất mía bằng cây họ đậu để chống xói mòn, giữ ẩm và cải tạo đất, cũng nh− tạo thuận lợi cho một số thiên địch có ích phát triển, tăng thêm thu nhập cho ng−ời trồng mía từ cây xen.
Kết quả theo dõi thời gian sinh tr−ởng, phát triển của giống mía QĐ86368 thông qua biện pháp kỹ thuật trồng xen đ−ợc thể hiện qua bảng 4.13.
Bảng 4.13: Một số chỉ tiêu về sinh tr−ởng, phát triển qua các giai đoạn của cây mía QĐ86368 trong điều kiện trồng xen lạc, đậu t−ơng
TT Công thức mọc mầm Thời gian
(ngày) Tỷ lệ mọc mầm (%) Thời gian đẻ nhánh (ngày) Tổng số nhánh đẻ/khóm (nhánh) Thời gian v−ơn cao (ngày)
1 Mía xen đậu t−ơng DT12 24 79,90 25 4,89 180
2 Mía xen lạc L16 25 77,67 25 4,67 187
3 Mía không trồng xen 30 66,95 31 5,01 175
Qua kết quả ở bảng 4.13 chúng tôi thấy: Trồng xen lạc, đậu t−ơng cho mía làm tăng ẩm độ của đất, điều hòa không khí tốt. Bởi cây lạc và đậu t−ơng th−ờng có thời gian mọc mầm sớm, khoảng cách giữa các cây không lớn từ 12-18cm, thời gian đầu chúng sinh tr−ởng, phát triển nhanh nên điều hòa tốt không khí trong ruộng sản xuất, giảm đ−ợc sự thoát hơi n−ớc trên bề mặt khi gặp nắng và gió. Do đó, ở các công thức trồng xen cây mía có thời gian mọc mầm diễn ra nhanh hơn so với công thức không trồng xen chỉ có 24-25 ngày, trong khi đó ở công thức đối chứng không trồng xen thời gian này dài hơn là 30 ngày.
Trong điều kiện che phủ nilong tự hủy cho cây trồng xen là lạc, đậu t−ơng, không những giúp cho lạc và đậu t−ơng mọc mầm nhanh mà còn làm giảm l−ợng n−ớc bốc hơi ở ruộng mía. Trên cơ sở đó giúp cho cây mía có đủ ẩm để mọc mầm nhanh và sớm, số liệu qua bảng cho thấy tỷ lệ mọc mầm của mía ở công thức có trồng xen đậu t−ơng đạt 79,90%, xen lạc đạt 77,67%, trong khi đó ở công thức đối chứng không trồng xen chỉ đạt 66,95%.
Do thời gian nẩy mầm đ−ợc rút ngắn nên cây mía sinh tr−ởng, phát triển khỏe và b−ớc vào thời kì đẻ nhánh sớm hơn, đồng nghĩa với việc thời gian đẻ nhánh cũng đ−ợc rút ngắn còn 25 ngày ở cả hai công thức trồng xen, sớm hơn so với đối chứng không trồng xen.
Qua bảng 4.13 chúng tôi còn nhận thấy, cây trồng xen hầu nh− không ảnh h−ởng đến khả năng đẻ nhánh của mía và đạt là 4,67-4,89 nhánh/khóm, so với không trồng xen là 5,01 nhánh/khóm. Tuy nhiên trong điều kiện trồng xen do thời gian mọc mầm nhanh, tỷ lệ mọc mầm cao, thời gian đẻ nhánh sớm nên cây b−ớc vào thời gian v−ơn cao sớm, do đó có thời gian v−ơn cao dài hơn và đạt là 180 ngày ở công thức trồng xen đậu t−ơng và 187 ngày ở công thức trồng xen lạc, trong khi đó ở công thức không trồng xen chỉ là 175 ngày. Thời gian v−ơn cao dài ở các công thức có cây trồng xen có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển chiều cao cây và khả năng tích lũy chất khô cao tạo điều kiện cho năng suất cao hơn.
4.4.2. ảnh h−ởng của trồng xen đến động thái tăng tr−ởng chiều cao cây mía QĐ86368 vụ xuân 2005