Ảnh h−ởng của che phủ nilong tự hủy đến khả năng sinh tr−ởng,

Một phần của tài liệu Nghien cứu một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu nhằm nâng cao năng suất mía nguyên liệu vùng đồi huyện nông cống tỉnh thanh hóa (Trang 71 - 73)

phát triển của mía vụ đông xuân

Kết quả theo dõi thời gian sinh tr−ởng, phát triển của cây mía đ−ợc thể hiện qua bảng 4.9.

Qua kết quả ở bảng 4.9 chúng tôi thấy: Thời gian mọc mầm giữa 2 giống trong điều kiện có che phủ nilong mọc rất nhanh chỉ từ 15 - 17 ngày đồng thời lại có tỷ lệ mọc mầm cao từ 83,71% (giống ROC10) đến 85,67% (giống QĐ86368) trong khi đó hai giống với điều kiện không che phủ nilong thì

thời gian mọc mầm là 28 - 30 ngày (gần gấp đôi) và tỷ lệ mọc mầm chỉ là 62,67% (giống ROC10) và 65,45% (giống QĐ86368).

Bảng 4.9: Khả năng sinh tr−ởng của mía trong điều kiện có và không che phủ nilong tự hủy

TT Công thức Tên giống mọc Thời gian (ngày)

Tỷ lệ mọc mầm (%) Thời gian đẻ nhánh (ngày) Thời gian v−ơn cao (ngày) 1 QĐ86-368 15 85.67 23 192 2 Mía che phủ

nilong tự hủy ROC

10 17 83.72 22 186

3 QĐ86-368 28 65.45 27 175

4

Mía không che phủ nilong tự

hủy ROC10 30 62.67 28 172

Sở dĩ trong điều kiện che phủ nilong tự hủy có thời gian mọc mầm nhanh và tỷ lệ mọc mầm cao vì d−ới màm che phủ nilong l−ợng n−ớc bốc hơi và l−ợng n−ớc theo mao quản đi lên đập vào màng nilong đọng thành giọt rơi xuống cung cấp đủ độ ẩm cho mía mọc mầm. Bên cạnh đó, d−ới màn che phủ tạo ra ngăn cách giữa r2nh trồng với môi tr−ờng bên ngoài đó là rét, lạnh, nhiệt độ thấp của mùa đông. Do đó, mầm mía đ−ợc ấm, ẩm, là điều kiện thuận lợi cho mía mọc mầm.

Quan sát các mầm mía mọc lên chúng tôi nhận thấy: D−ới điều kiện che phủ nilong tự hủy mầm mía mọc khỏe, cây to và đều trong khi đó ở công thức không che phủ mầm mía mọc chậm, mầm yếu và tỷ lệ mọc mầm thấp, cây cũng sinh tr−ởng kém hơn và không đồng đều. Trên thực tế, ng−ời trồng mía còn phải đi trồng dặm nên rất tốn kém. D−ới tác dụng của màn che phủ còn hạn chế cỏ dại và bọ chích hút làm giảm sâu bệnh hại giúp cây sinh tr−ởng tốt hơn và là cơ sở cho cho các giai đoạn tiếp theo.

So sánh thời gian đẻ nhánh ở công thức che phủ nilong tự hủy cây mía b−ớc vào thời kì đẻ nhánh sớm, nhánh tập trung, đẻ gọn là 22 ngày (ROC10) và 23 ngày (QĐ86368), trong khi đó ở công thức không che phủ nilong thời gian đẻ nhánh là 28 ngày (ROC10) và 27 ngày (QĐ86368) và nhánh đẻ muộn, rải rác, không tập trung.

D−ới tác dụng của che phủ nilong tự hủy đ2 tạo cho cây mía có đ−ợc sức sinh tr−ởng tốt hơn, mầm to, khỏe, đây cũng là tiền đề cho cây mía khi b−ớc vào thời kì v−ơn cao và thúc đẩy nâng cao đ−ợc năng suất. Cây mía b−ớc vào thời kì v−ơn cao sớm nên có thời gian sinh tr−ởng dài hơn và thuận lợi cho quá trình tích lũy vật chất hữu cơ. Kết quả ở bảng 4.9 cho thấy điều kiện che phủ nilong tự hủy cây mía có thời gian v−ơn cao dài từ 186 ngày (ROC10) và 192 ngày (QĐ86368) trong khi đó không che phủ nilong thời gian v−ơn cao chỉ đạt 172 ngày (ROC10) và 175 ngày (QĐ86368)

Nh− vậy, −u thế của điều kiện che phủ nilong tự hủy là đảm bảo cho mầm mía mọc sớm, mọc khỏe và tỷ lệ mọc mầm cao đó là những yếu tố rất quan trọng tạo đà cho cây mía phát triển tốt ở những giai đoạn tiếp sau.

Một phần của tài liệu Nghien cứu một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu nhằm nâng cao năng suất mía nguyên liệu vùng đồi huyện nông cống tỉnh thanh hóa (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)