huyện Thanh Hà tỉnh Hải D−ơng
Cũng nh− vùng trồng vải khác trong cả n−ớc, và trên Thế giới, thành phần sâu, nhện hại vải rất phong phú và đa dạng. Qua điều tra từ tháng 11 năm 2004 đến tháng 6 năm 2005 tại các xã trồng vải của Thanh Hà và một số vùng trồng vải khác trong tỉnh Hải D−ơng đã thu thập đ−ợc 19 loài gây hại thuộc 14 họ của 5 bộ Các bộ có số l−ợng loài nhiều nhất là bộ cánh vẩy (Lepidoptera) chiếm: 42,85%, các bộ còn lại thu đ−ợc ít hơn. Có những bộ tuy số l−ợng loài ít nh−ng tính chất gây hại khá quan trọng nh− bộ vebét (Acarina) loài Eriophyes litchii Keifer phá hại đáng kể trong những năm gần đây. (Bảng 2)
Dựa vào đặc điểm gây hại của 19 loài sâu, nhện hại chúng tôi thấy chỉ có 3 loài là gây hại đáng kể, có 10 loài ăn lá và lộc non, 1 loài đục thân cành và 3 loài chích hút nhựa cây, 5 loài hại hoa quả.
Bảng 2: Thành phần sâu nhện hại thu đ−ợc trên cây vải trong vụ xuân hè năm 2005 tại Thanh Hà, Hải D−ơng
Dựa vào mức độ phổ biến và tầm quan trọng kinh tế của chúng có thể chia 3 nhóm sau: +++ : Lớn hơn 50% là rất phổ biến. ++ : Từ 26% đến 50% là phổ biến. + : Từ 6% đến 25% là ít phổ biến. - : Từ 0% đến 6% là không phổ biến.
Nhóm I: Bao gồm đối t−ợng xuất hiện ít, gây hại nhẹ, (-), (+). Nhóm này không làm ảnh h−ởng nhiều đến sinh tr−ởng phát triển của cây, nh− Bọ xít đen (Scotinophora lurida Burm), Bọ xít xanh (Nezara viridula Fabrcius), Bọ xít dài (Leptocoria variconis Fabrcius), Rệp bông (Aphis gossypii)…(Bảng 2)
Nhóm II: Bao gồm những loài xuất hiện và gây hại ở mức độ trung bình
(++) hoặc xuất hiện theo vùng, nh−ng cũng gây hại ở mức độ trung bình. Nhóm này cũng làm ảnh h−ởng đến sinh tr−ởng phát triển của cây, năng suất và chất l−ợng quả. đó là các loài: Câu cấu lớn (Hypomeces squamosus Fabr), câu cấu nhỏ (Platymycterus sieversi Reitter), Sâu kèn (Chaliodes kondonis
Matsumura)…(Bảng 2).
Nhóm III: Bao gồm những loài xuất hiện ở tất cả các vùng với mức độ
nhiều (+++). Chúng gây hại kinh tế nghiêm trọng làm giảm năng suất, chất l−ợng quả vải khoảng: 20% - 30%. đối với những loài này cần chú ý phòng trừ kịp thời, những loài gây hại nh−: Bọ xít nhãn vải (Tessaratoma papillosa
Drury), Sâu đục quả (Acrocercop crameralla Smellem), nhện lông nhung (Eriophyes litchii Keifer)… (Bảng 2).
Trên cây vải các loài sâu hại chính nh− Bọ xít nhãn vải, Sâu đục quả, và nhện lông nhung xuất hiện nhiều hay ít tuỳ thuộc vào giai đoạn sinh tr−ởng và khả năng gây hại của chúng. Sâu đục thân gây hại quanh năm, nhện lông nhung phá hại mạnh khi xuất hiện các đợt lộc non mới, Bọ xít nhãn vải gây hại mạnh từ tháng 3 - 6, sâu đục quả gây hại mạnh khi cây chuẩn bị cho quả.
Qua điều tra thành phần sâu, nhện hại và mức độ phổ biến của chúng, chúng tôi thấy mức độ gây hại của mỗi loài qua các tháng trong năm là không giống nhau. Kết quả đ−ợc chúng tôi trình bầy ở (Bảng 3).
Bảng 3: Mức độ xuất hiện của các loài sâu, nhện hại vải vụ xuân hè 2005 tại Thanh Hà, Hải D−ơng
Mức độ xuất hiện TT Tên việt nam
1 2 3 4 5 6 1 Nhện lông nhung + ++ ++ +++ +++ ++ 2 Nhện trắng + + + + + + 3 Nhện đỏ - - - - 4 Bọ xít hại nhãn vải + ++ +++ +++ +++ ++ 5 Bọ xít đen - - - - + + 6 Bọ xít xanh - - - - 7 Bọ xít dài - - - -
8 Câu cấu xanh lớn - - + ++ ++ +
9 Câu cấu xanh nhỏ - - - + + +
10 Sâu đục thân - - - -
11 Sâu đo xanh hai sừng - + + + - -
12 Sâu cuốn lá + + + + + + 13 Sâu đục gân lá - - - - 14 Sâu đục quả - - + +++ +++ +++ 15 Sâu kèn + + + + ++ + 16 Sâu róm chỉ đỏ sọc vàng l−ng - - - - 17 Rệp sáp + + + + + + 18 Rệp bông - - - - 19 Rệp nâu đen + + + + + +
Ghi chú: 1,2,3,4,5,6 là các tháng trong năm
+++ : Lớn hơn 50% là rất phổ biến. ++ : Từ 26% đến 50% là phổ biến. + : Từ 6% đến 25% là ít phổ biến. - : Từ 0% đến 6% là không phổ biến.
ảnh 2: Một số hình ảnh về sâu, nhện hại vải tại Thanh Hà, Tỉnh Hải D−ơng
Bọ xít hại nhãn vải Sâu đục cành
Câu cấu xanh nhỏ Sâu róm chỉ đỏ sọc vàng l−ng
Sâu kèn Sâu cuốn lá