trên cây Vải thiều vụ xuân hè năm 2005
Để biết sự c− trú của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer chủ yếu ở loại lá nào của cây. Chúng tôi tiến hành điều tra tỷ lệ hại (%) nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer trên 3 loại lá khác nhau (lá non, lá bánh tẻ, lá già). Tiến hành điều tra trên ruộng Vải thiều, điều tra theo 5 điểm chéo góc mỗi điểm chọn một cây đại diện và điều tra theo 3 tầng 4 h−ớng mỗi tầng h−ớng lấy 1 cành đại diện cho điểm điều tra đó và điều tra bổ sung ở các giai đoạn khác nhau của cây vải (Các đợt lộc của cây). Kết quả đ−ợc chúng tôi trình bầy ở Bảng 7 và Hình 3. 36.5 59.6 0 10 20 30 40 50 60 70 01./02 15/02 01./3 15/3 31/3 15/4 30/4 15/5 31/5 15/6 Ngày điều tra
Tỷ lệ hại (%)
Lá non Lá bánh tẻ Lá già
Hình 3: Tỷ lệ hại (%) của nhện lông nhung ở các 3 lá (lá non, lá bánh tẻ, lá già) của cây Vải thiều
Bảng 7. Tỷ lệ hại (%) và chỉ số hại (%) của nhện lông nhung trên lá Vải thiều vụ xuân hè năm 2005 tại Thanh Hà Hải D−ơng
Qua bảng 7 và Hình 3 ta thấy ở lá non tỷ lệ lá có nhện thấp hơn cả so với 2 loại lá còn lại (lá bánh tẻ, lá già) tỷ lệ hại (%), chỉ số hại (%) cũng ít nhất. ở lá non đây cũng là giai đoạn tiền xâm nhiễm của nhện lông nhung
Eriophyes litchii Keifer nên chỉ số hại (%) lúc đầu là ít hơn cả.
Kết quả điều tra cho thấy trên lá bánh tẻ (lá đã thành thục) khi nhện lông nhung bắt đầu xâm nhập vào lá non và gây hại thì mật độ nhện ban đầu ít, số l−ợng này đ−ợc tăng dần theo độ tuổi của lá và khi phát triển thành quần thể nhện là lúc lông nhung đã chuyển sang mầu nâu, làm cho lá co quắp nhỏ hơn nhiều so với lá bình th−ờng và lá chuyển sang lá bánh tẻ nh− vậy lúc này tỷ lệ hại (%) và chỉ số hại (%) của nhện lông nhung cao, là do có sự tích luỹ nguồn nhện lông nhung ban đầu và từ lá non, phát triển sang lá già và đạt mật độ tối đa ở lá bánh tẻ, sau đó mật độ nhện lông nhung giảm dần, khi dinh d−ỡng lá không còn đủ để cung cấp cho quần thể nhện và nhện lông nhung bắt đầu phát tán, di c− tìm đến nơi mới gây hại, và lúc này lông nhung đã chuyển sang mầu nâu thẫm và lá chuyển sang lá già.
Qua các lần điều tra thì thấy rằng chỉ có giai đoạn quả già là lá có tỷ lệ hại (%) và chỉ số hại (%) là cao nhất, đây cũng là thời điểm thích hợp nhất cho quần thể nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer phát triển và gây hại cũng là giai đoạn đỉnh cao phá hại của nhện lông nhung.
Nh− vậy trong quá trình canh tác chúng ta nên để ý đến giai đoạn sinh tr−ởng phát triển này của cây vải.