huyện Thanh Hà tỉnh Hải D−ơng
Cùng với việc điều tra thành phần sâu, nhện hại trên cây vải chúng tôi xác định đ−ợc một số loài thiên địch của chúng. Kết quả đ−ợc trình bầy ở Bảng 4.
Bảng 4: Thành phần thiên địch thu đ−ợc trên cây vải vụ xuân hè năm 2005 tại Thanh Hà Hải D−ơng
TT Tên Việt Nam Tên khoa học Tên Họ - Bộ Vật mồi, ký chủ
I Bộ cánh cứng Coleoptera
1 Bọ rùa 8 chấm Harmonia otomaeulata (Fabr) Coccinelldae Rệp muội
2 Bọ rùa đỏ Micraspis discolor Fabr Coccinelldae Rệp muội
3 Bọ rùa 2 mảng đỏ Lemnia biplagiata Swarts Coccinelldae Rệp muội
II Bộ bọ ngựa Mantodea
4 Bọ ngựa nâu xám Mantis sp. Mantidae SN bộ cánh vẩy
5 Bọ ngựa xanh Empusa sp. Mantidae SN bộ cánh vẩy
III Bộ nhện lớn bắt mồi Araneida
6 Nhện linh miêu Oxyopes javanus Thorell Oxyopidae SN bộ cánh vẩy
7 Nhện càng cua Thomisus sp. Thomisidae SN bộ cánh vẩy
IV Bộ cánh màng Hymenoptera
8 Ong xanh Anastatus sp. Eupelmidae Trứng bọ xít nhãn vải
9 Ong đùi to Brachymeria sp. Walker Chaladidae Nhộng bộ cánh vẩy
Qua bảng 4 ta thấy số l−ợng thiên địch ở đây không lớn nh−ng nó có vai trò quan trọng trong việc khống chế dịch hại và là một phần then chốt trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng (IPM) [10].
Chúng tôi điều tra đ−ợc 9 loài, trong đó nhện lớn bắt mồi và bọ ngựa xanh là xuất hiện nhiều nhất.
Thành phần sâu, nhện hại vải ở huyện Thanh Hà tỉnh Hải D−ơng rất đa dạng và phong phú. Chúng tôi đã thu thập đ−ợc 19 loài gây hại trên vải trong đó có 3 loài gây hại nghiêm trong (+++), có 3 loài gây hại mức trung bình (++), còn lại 13 loài gây hại không đáng kể (+).
Chúng tôi đã thu đ−ợc 9 loài thiên địch nh−ng nhiều nhất vẫn là bộ bọ ngựa và nhện lớn bắt mồi, chúng có vai trò cân bằng hệ sinh thái trong v−ờn vải.
Do vị trí địa lý và điều kiện khí hậu của Tỉnh, thành phần sâu, nhện hại và thiên địch trong v−ờn vải có tính gần giống nhau. Sâu, nhện hại vải xuất hiện quanh năm, tần suất hiện nhiều nhất từ tháng 2 - 6 trùng vào thời kỳ ra lộc, ra hoa, ra quả của cây.