Triệu chứng và mức độ gây hại, đặc điểm hình thái, đặc điểm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phát sinh, gây hại của nhện lông nhung eriophyes litchii keifer trên vải tại huyện thanh hà tỉnh hải dương vụ xuân hè 2005 (Trang 36)

điểm phát sinh phát triển của nhện lông nhung hại vải 3.5.1. Triệu chứng và mức độ gây hại

Triệu chứng th−ờng thấy là ở d−ới mặt lá có lớp lông nhung mầu vàng đến nâu thẫm, lá bị quăn queo, lồi lõm thô cứng và dày lên, lá chuyển sang mầu xanh thẫm, mất độ bóng th−ờng có của lá. Những là bị hại th−ờng nhỏ hơn những là bình th−ờng.

Tuỳ theo từng giống vải mà triệu chứng khi bị nhiễm nhện lông nhung thể hiện có khác nhau.

Đối với vải chua (Vải lai) thì triệu chứng khi bị nhện lông nhung tấn công là thành những vết lồi lõm trên khắp mặt lá không thành mảng, phồng lên trên mặt lá, bên d−ới lá là lớp lông nhung, d−ới lớp lông nhung là quần thể nhện sinh sống. Khi lá bị nhện tấn công thì mầu lá trở lên xanh đậm hơn lá bình th−ờng, bị nặng thì lá co quắp, nhăn nhúm cành bị hại trở nên cằn cỗi, không có khả năng phát triển, không ra hoa, thậm trí còn chết cành cục bộ (ảnh 3).

Vết hại Vải chua (vải lai) Vết hại của Vải thiều

ảnh 3: Triệu chứng điển hình của nhện lông nhung trên lá vải

Vết hại trên hoa Vết hại trên quả non

Vải thiều có bản lá dầy hơn nên khi bị nhện lông nhung tấn công thì lông nhung phủ đều trên mặt lá tạo thành từng mảng. Lá bị nhiễm nhện thì bản là dầy, nhỏ, hơn lá bình th−ờng, bị nặng lá co quắp, nhăn nheo lại và có thể bị rụng. Cành mà có lá bị nhện lông nhung tấn công không ra hoa hoặc ra hoa nh−ng rụng ngay, thậm trí có cành chết (ảnh 3).

Ngoài nhện hại trên lá ra, nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer còn hại trên cả hoa và quả, làm cho hoa rụng sớm ảnh h−ởng đến năng suất chất l−ợng vải. khi quả lớn vẫn có khả năng bị hại làm giảm chất l−ợng và mẫu mã quả (ảnh 4)

Nhện gây hại mạnh nhất khi có các đợt lộc, đặc biệt là đợt lộc xuân. Triệu chứng hại chủ yếu trên các lá non nằm ở phía ngọn cây cành dài khoảng: 15 - 20 cm.

3.5.2. Đặc điểm hình thái nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer

- Nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer thuộc họ Eriophyidae.

- Nhện rất nhỏ, cơ thể hình củ cà rốt có mầu trắng ngà, tr−ởng thành có mầu đỏ t−ơi, thon dần về phía đuôi, phía tr−ớc cơ thể có hai đôi chân, vuốt chân lông 5 hàng, trên mặt l−ng có 70 - 72 ngấn ngang.

*Đặc điểm phát sinh phát triển của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer

Nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer phát sinh gây hại quanh năm, sự gây hại gắn liền với các đợt lộc của cây vải và bùng phát số l−ợng trong đợt lộc xuân.

Nhện tr−ởng thành di chuyển và xâm nhập vào các chồi vải non mới nhú, sinh sống và đẻ trứng ở đó. Khi các lá non nở ra thì đã thấy xuất hiện sợi lông nhung ở mặt đ−ới lá. Khi xâm nhập vào các chồi non mới nhú, nhện dùng kìm chích vào mô lá để hút nhựa cây, lá non và mặt sau của lá lại là nơi có nhiều khí khổng hơn so với lá bánh tẻ, lá già và mặt trên của lá nên có thể hiểu rằng, nhện lông nhung chỉ thích tấn công gây hại trên lá non và mặt d−ới lá. Mặt khác khi lá non ch−a mở ra thì lúc mới xâm nhập nhện chỉ có thể tấn công ở phía mặt sau của lá, đó cũng là một đặc điểm thích nghi, tồn tại và phát triển của quần thể nhện.

Bằng ph−ơng pháp đánh dấu vết gây hại của nhện lông nhung trên cây để theo dõi sự phát sinh, gây hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer trên đồng ruộng chúng tôi đã mô tả đ−ợc diễn biến sự thay đổi mầu sắc của lông nhung trên vết hại và sự thay đổi mật độ nhện theo thời gian kể từ khi xuất hiện triệu chứng gây hại đầu tiên của nhện trên lá non.

Khi lá mới bị nhện tấn công, triệu chứng đầu tiên là vết hại có mầu xanh hơn bình th−ờng đồng thời tại vết hại xuất hiện rải rác các sợi lông nhung mầu trắng mảnh và dài, lúc này mật độ nhện còn thấp (ảnh 7).

ảnh 7: Triệu chứng đầu tiên khi bị nhện lông nhung tấn công

Sau khi nhện xâm nhiễm khoảng 10 - 15 ngày thì vết hại trở nên dầy hơn, xanh hơn các sợi lông nhung dài và mọc dày hơn, tốc độ phát triển của lông nhung phụ thuộc đợt lộc của cây vải, mật độ này tăng khoảng 20 - 30 (con/quang tr−ờng) tuỳ theo mức độ nhện hại (nh 8).

Sau khoảng 1 tháng thì vết hại dày hơn lông nhung d−ới mặt lá chuyển dần sang mầu nâu thẫm, lá bị hại co lại, diện tích lá nhỏ hơn tr−ớc và lúc này quần thể nhện lông nhung tăng nhanh và đạt mật độ cao nhất khoảng 45 - 50 (con/quang tr−ờng) tuỳ theo mức độ nhện hại (ảnh 9).

Khi vết hại chuyển sang mầu nâu thẫm là lúc vết hại đ−ợc 6 tuần. Lá bị hại ở mức độ cao nhất cũng là lúc lá trở nên phồng rộp, co rúm lại lá mất mầu và có một số lá bị cháy do nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer gây ra, mật độ nhện lúc này giảm dần do lá không còn dinh d−ỡng để duy trì sự sống cho quần thể nhện đ−ợc nữa và buộc nhện phải di c− sang vùng mới phá hại tiếp để hoàn thành vòng đời của nó. Nếu trên cây không con đợt lộc nào nữa thì nhện sẽ không phát tán, hay ít phát tán mà tiếp tục sống trong ổ lông nhung của chúng. Tại thời điểm đó nhện sống len lỏi giữa đám lông nhung và kích th−ớc cơ thể co ngắn lại (ảnh 10, 11).

ảnh 10: Triệu chứng vết hại của nhện lông nhung sau 6 tuần

Tuy nhiên trong thực tế diện tích lá bị nhện lông nhung gây hại nhiều hay ít phụ thuộc vào số l−ợng nhện xâm nhập và sức tăng quần thể của chúng và vào đợt lộc. Qua điều tra các đợt lộc cho thấy chỉ có đợt lộc xuân là đợt lộc thích hợp với sự phát sinh quần thể nhện mạnh nhất, và sức tăng quần thể của chúng là tối đa.

Có lá non khi mở ra đã bị phủ kín lông nhung trên toàn bộ diện tích lá, trong khi đó có những lá khi mở ra chỉ bị nhẹ hoặc bị một vài vết nhỏ và diện tích vết hại có thể tăng lên, hoặc không tăng phụ thuộc vào đặc tính và mật độ nhện ban đầu trong đám lông nhung.

Xác định thời điểm nào thì mật độ nhện cao nhất để xử lý các biện pháp khác nhau cho phù hợp. Sự gây hại của nhện lông nhung mạnh hay, yếu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có tuổi cây, giai đoạn sinh tr−ởng, điều kiện thời tiết khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm và l−ợng m−a).

3.6. Tỷ lệ hại (%) và chỉ số hại (%) tên 3 giống vải của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer vụ xuân hè năm 2005 Thanh nhung Eriophyes litchii Keifer vụ xuân hè năm 2005 Thanh Hà, Hải D−ơng

Để xác định tỷ lệ hại(%) và chỉ số hại (%) của nhện lông nhung

Eriophyes litchii Keifer trong các giai đoạn phát triển khác nhau của cây vải, chúng tôi đã tiến hành điều tra diễn biến của nhện lông nhung trong vụ xuân hè năm 2005 tại huyện Thanh Hà tỉnh Hải D−ơng. Vì vậy chúng tôi tiến hành điều tra trên cây vải. Tiến hành điều tra 3 v−ờn với 3 nhóm vải (Vải thiều, Vải chua, Vải nhỡ) tại Thanh Hà, Hải D−ơng.

Điều tra định kì 15 ngày một lần, điều tra cố định điểm, điều tra theo 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra lấy một cành đại diện cho điểm điều tra, Các điểm điều tra không trùng với điểm của lần tr−ớc liền kề. Kết quả điều tra đ−ợc thể hiện qua (Bảng 5, Hình 1).

Bảng 5: Tỷ lệ hại (%) và chỉ số hại (%) của nhện lông nhung hại trên 3 giống vải tại huyện Thanh Hà tỉnh Hải D−ơng.

Vải thiều Vải chua Hoài chi TT Ngày điều tra Giai đoạn Sinh tr−ởng TLH CSH TLH CSH TLH CSH 1 1/2 Lộc đông 9,68 5,14 13,60 4,62 9,16 4,12 2 15/2 Lộc xuân 10,52 7,66 16,76 8,52 11,40 7,61 3 1/3 Lộc xuân 34,28 7,56 39,60 12,11 38,48 8,51 4 15/3 Ra hoa 38,20 8,50 48,00 14,72 40,20 12,11 5 31/3 Ra hoa 47,28 8,60 53,76 15,95 50,76 14,72 6 15/4 Quả non 49,60 8,44 49,48 19,60 49,20 15,09 7 30/4 Quả non 46,08 9,71 49,12 23,82 48,56 18,29 8 15/5 Quả non 45,40 12,4 48,80 24,80 46,60 20,71 9 31/5 Quả già 39,20 15,96 45,36 24,90 42,40 23,83 10 15/6 Quả già 38,36 16,2 42,28 25,93 40,28 24,89

Ghi chú: TLH: tỷ lệ hại (%); CSH: chỉ số hại (%).

47.28 53.76 0 10 20 30 40 50 60 1./02 15/02 1./3 15/3 31/3 15/4 30/4 15/5 31/5 15/6 Ngày điều tra

Tỷ lệ hại (%)

Vải thiều Vải chua Hoài chi

Qua bảng 5 và Hình 1 chúng tôi thấy rằng trên 3 giống vải (Vải thiều, Vải chua, Hoài chi) tại Thanh Hà, Hải D−ơng thì tỷ lệ hại (%) và chỉ số hại (%) của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer hại các giống là khác nhau và giữa các giai đoạn sinh tr−ởng của cây vải cũng khác nhau, tập trung nhiều nhất là giai đoạn ra hoa, và hình thành quả non, là đỉnh cao về mật độ vào giai đoạn điều tra ngày 31/3 với tỷ lệ hại trung bình của vải thiều là: 47,28 (%), Vải chua là: 53,76 (%), Hoài chi là: 50,76 (%). Sau đó tỷ lệ hại của nhện giảm dần đến giai đoạn quả già thì tỷ lệ hại trung bình ở Vải thiều là 38,36 (%), Vải chua là: 42,28 (%), Hoài chi là: 40,28 (%).

Nh− vậy nhện lông nhung hầu nh− chỉ tập trung phá hại vải ở giai đoạn ra hoa, bắt đầu hình thành quả, đó cũng là giai đoạn ảnh h−ớng lớn nhất đến năng suất chất l−ợng vải quả.

Khi mới xâm nhập nhện gây hại khá nhanh nh−ng đến khi lông nhung chuyển màu nâu thì mức độ gia tăng diện tích lá bị hại rất chậm, do đặc điểm của nhện lông nhung chỉ tấn công khi lá còn non và mật độ dừng lại khi lá già. Nhện lông nhung gây hại nhiều ở vùng thiếu ánh sáng, điều kiện chăm sóc không chu đáo là những điều kiện thuận lợi cho nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer phát triển gây hại, những diện tích nh− vậy thì bị hại khá nặng và mật độ nhện trên đám lông nhung cũng khá cao.

Đối chiếu kết quả của chúng tôi theo dõi với các tác giả khác là rất phù hợp. Theo nhận định của GS.TS Trần Thế Tục, thì cho rằng nơi thiếu ánh sáng nhện lông nhung phát triển mạnh hơn nơi có đầy đủ ánh sáng cây sinh tr−ởng phát triển tốt, ở cây cao thoáng thì nhện hại ít hơn những cây ở tầm thấp um tùm không đ−ợc tỉa, tạo tán thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho cây vải phát triển .

3.7. Mức độ phát sinh gây hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer trên 6 giống vải đ−ợc trồng phổ biến ở litchii Keifer trên 6 giống vải đ−ợc trồng phổ biến ở Thanh Hà, Hải D−ơng

Để biết cụ thể hơn nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer gây hại trên giống vải nào là chủ yếu ở Thanh Hà, Hải D−ơng. Chung tôi tiến hành điều tra trên 6 giống vải đang đ−ợc trồng phổ biến ở Thanh Hà, Hải D−ơng. Qua điều tra chúng tôi thấy, quá trình gây hại của nhện lông nhung chủ yếu tập trung ở nhóm (Vải lai bao gồm: Vị quế, Nuômxứ, Hoài chi, Phi tử tiếu, Đại tạo). Tuy nhiên mức độ gây hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii

Keifer trên những giống này có sự khác biệt khá lớn về tỷ lệ hại (%) và chỉ số hại (%). Kết quả đ−ợc chúng tôi trình bầy ở (Bảng 6 Hình 2).

Qua điều ta thì tỷ lệ hại (%) và chỉ số (%) giữa các giống vải rất khác nhau diễn biến qua các ngày điều tra. Trong các giống điều tra thì giống vải thiều là bị hại nhẹ nhất diễn biến không mạnh mẽ nh− các giống vải khác (Vải lai). Vì vải thiều sinh tr−ởng phát triển chậm hơn các giống khác (Vải lai), nh− ra lộc chậm hơn 10 - 15 ngày, có bộ lá nhỏ, gọn lớp biểt bì ngoài không thích hợp nắm cho nhện lông nhung xâm nhập và gây hại, nên tỷ lệ hại (%) và chỉ số hại (%) nhỏ hơn các giống vải khác đ−ợc trồng cùng Vải thiều tại Thanh Hà, Hải D−ơng.

Trong các giống vải điều tra, thì có giống Đạo tạo là bị nặng hơn cả với tỷ lệ hại là 55,54% và chỉ số hại 24,12%, và giống Vải thiều là thấp nhất với tỷ lệ hại là 40,85% và chỉ số hại 14,12%.

Bảng 6: Tỷ lệ hại (%) và chỉ số hại (%) của nhện lông nhung trên 6 giống vải đ−ợc trồng phổ biến trongxuân hè năm 2005 tại Thanh Hà tỉnh Hải

D−ơng

55.54 52.32 0 10 20 30 40 50 60 01./02 15/02 01./3 15/3 31/3 15/4 30/4 15/5 31/5 15/6 Ngày điều tra

Tỷ lệ hại (%)

Vải thiều Vị quế Nuômix− Hoài chi Hắc điệp Phi tử tiếu Đại tạo

Hình 2: Diễn biến tỷ lệ hại (%) của nhện lông nhung hại trên 6 giống vải

Qua (Bảng 6 và Hình 2) ta thấy tỷ lệ hại (%) và chỉ số hại (%) trên các giống vải đ−ợc trồng phổ biến tại Thanh Hà, Hải D−ơng là khác nhau qua các lần điều tra, chủ yếu phụ thuộc vào các giai đoạn sinh tr−ởng của cây (các đợt lộc). Chúng tôi thấy tỷ lệ hại (%) và chỉ số hại (%) trên 6 giống vải mà chúng tôi theo dõi tăng dần theo các ngày điều tra. Tỷ lệ hại (%) và chỉ số hại (%) thấp nhất vào ngày 1/02/2005, giai đoạn lộc đông của giống Hắc điệp là: 34,6% và 8,98% cao nhất là giống vải Đại tạo là: 40% và 16,29%.

Tỷ lệ hại (%) và chỉ số hại (%) chỉ thực sự tăng vào ngày cuối cùng của điều tra ngày 15/6 thấp nhất là Vải thiều là: 40,85% và 28,12% cao nhất là giống Đại tạo: 55,5% và 36,12%.

Qua đó chúng ta thấy giống nhóm (Vải lai) bị nặng hơn giống Vải thiều đ−ợc trồng đại trà. Đây cũng là một thuận lợi cho phát triển Vải thiều trong phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây vải tại Thanh Hà, Hải D−ơng.

3.8. Sự gây hại của nhện lông nhung ở các loại lá khác nhau trên cây Vải thiều vụ xuân hè năm 2005 trên cây Vải thiều vụ xuân hè năm 2005

Để biết sự c− trú của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer chủ yếu ở loại lá nào của cây. Chúng tôi tiến hành điều tra tỷ lệ hại (%) nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer trên 3 loại lá khác nhau (lá non, lá bánh tẻ, lá già). Tiến hành điều tra trên ruộng Vải thiều, điều tra theo 5 điểm chéo góc mỗi điểm chọn một cây đại diện và điều tra theo 3 tầng 4 h−ớng mỗi tầng h−ớng lấy 1 cành đại diện cho điểm điều tra đó và điều tra bổ sung ở các giai đoạn khác nhau của cây vải (Các đợt lộc của cây). Kết quả đ−ợc chúng tôi trình bầy ở Bảng 7 và Hình 3. 36.5 59.6 0 10 20 30 40 50 60 70 01./02 15/02 01./3 15/3 31/3 15/4 30/4 15/5 31/5 15/6 Ngày điều tra

Tỷ lệ hại (%)

Lá non Lá bánh tẻ Lá già

Hình 3: Tỷ lệ hại (%) của nhện lông nhung ở các 3 lá (lá non, lá bánh tẻ, lá già) của cây Vải thiều

Bảng 7. Tỷ lệ hại (%) và chỉ số hại (%) của nhện lông nhung trên lá Vải thiều vụ xuân hè năm 2005 tại Thanh Hà Hải D−ơng

Qua bảng 7 và Hình 3 ta thấy ở lá non tỷ lệ lá có nhện thấp hơn cả so với 2 loại lá còn lại (lá bánh tẻ, lá già) tỷ lệ hại (%), chỉ số hại (%) cũng ít nhất. ở lá non đây cũng là giai đoạn tiền xâm nhiễm của nhện lông nhung

Eriophyes litchii Keifer nên chỉ số hại (%) lúc đầu là ít hơn cả.

Kết quả điều tra cho thấy trên lá bánh tẻ (lá đã thành thục) khi nhện lông nhung bắt đầu xâm nhập vào lá non và gây hại thì mật độ nhện ban đầu ít, số l−ợng này đ−ợc tăng dần theo độ tuổi của lá và khi phát triển thành quần thể nhện là lúc lông nhung đã chuyển sang mầu nâu, làm cho lá co quắp nhỏ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phát sinh, gây hại của nhện lông nhung eriophyes litchii keifer trên vải tại huyện thanh hà tỉnh hải dương vụ xuân hè 2005 (Trang 36)