Đặc điểm hình thái nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phát sinh, gây hại của nhện lông nhung eriophyes litchii keifer trên vải tại huyện thanh hà tỉnh hải dương vụ xuân hè 2005 (Trang 38 - 43)

- Nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer thuộc họ Eriophyidae.

- Nhện rất nhỏ, cơ thể hình củ cà rốt có mầu trắng ngà, tr−ởng thành có mầu đỏ t−ơi, thon dần về phía đuôi, phía tr−ớc cơ thể có hai đôi chân, vuốt chân lông 5 hàng, trên mặt l−ng có 70 - 72 ngấn ngang.

*Đặc điểm phát sinh phát triển của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer

Nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer phát sinh gây hại quanh năm, sự gây hại gắn liền với các đợt lộc của cây vải và bùng phát số l−ợng trong đợt lộc xuân.

Nhện tr−ởng thành di chuyển và xâm nhập vào các chồi vải non mới nhú, sinh sống và đẻ trứng ở đó. Khi các lá non nở ra thì đã thấy xuất hiện sợi lông nhung ở mặt đ−ới lá. Khi xâm nhập vào các chồi non mới nhú, nhện dùng kìm chích vào mô lá để hút nhựa cây, lá non và mặt sau của lá lại là nơi có nhiều khí khổng hơn so với lá bánh tẻ, lá già và mặt trên của lá nên có thể hiểu rằng, nhện lông nhung chỉ thích tấn công gây hại trên lá non và mặt d−ới lá. Mặt khác khi lá non ch−a mở ra thì lúc mới xâm nhập nhện chỉ có thể tấn công ở phía mặt sau của lá, đó cũng là một đặc điểm thích nghi, tồn tại và phát triển của quần thể nhện.

Bằng ph−ơng pháp đánh dấu vết gây hại của nhện lông nhung trên cây để theo dõi sự phát sinh, gây hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer trên đồng ruộng chúng tôi đã mô tả đ−ợc diễn biến sự thay đổi mầu sắc của lông nhung trên vết hại và sự thay đổi mật độ nhện theo thời gian kể từ khi xuất hiện triệu chứng gây hại đầu tiên của nhện trên lá non.

Khi lá mới bị nhện tấn công, triệu chứng đầu tiên là vết hại có mầu xanh hơn bình th−ờng đồng thời tại vết hại xuất hiện rải rác các sợi lông nhung mầu trắng mảnh và dài, lúc này mật độ nhện còn thấp (ảnh 7).

ảnh 7: Triệu chứng đầu tiên khi bị nhện lông nhung tấn công

Sau khi nhện xâm nhiễm khoảng 10 - 15 ngày thì vết hại trở nên dầy hơn, xanh hơn các sợi lông nhung dài và mọc dày hơn, tốc độ phát triển của lông nhung phụ thuộc đợt lộc của cây vải, mật độ này tăng khoảng 20 - 30 (con/quang tr−ờng) tuỳ theo mức độ nhện hại (nh 8).

Sau khoảng 1 tháng thì vết hại dày hơn lông nhung d−ới mặt lá chuyển dần sang mầu nâu thẫm, lá bị hại co lại, diện tích lá nhỏ hơn tr−ớc và lúc này quần thể nhện lông nhung tăng nhanh và đạt mật độ cao nhất khoảng 45 - 50 (con/quang tr−ờng) tuỳ theo mức độ nhện hại (ảnh 9).

Khi vết hại chuyển sang mầu nâu thẫm là lúc vết hại đ−ợc 6 tuần. Lá bị hại ở mức độ cao nhất cũng là lúc lá trở nên phồng rộp, co rúm lại lá mất mầu và có một số lá bị cháy do nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer gây ra, mật độ nhện lúc này giảm dần do lá không còn dinh d−ỡng để duy trì sự sống cho quần thể nhện đ−ợc nữa và buộc nhện phải di c− sang vùng mới phá hại tiếp để hoàn thành vòng đời của nó. Nếu trên cây không con đợt lộc nào nữa thì nhện sẽ không phát tán, hay ít phát tán mà tiếp tục sống trong ổ lông nhung của chúng. Tại thời điểm đó nhện sống len lỏi giữa đám lông nhung và kích th−ớc cơ thể co ngắn lại (ảnh 10, 11).

ảnh 10: Triệu chứng vết hại của nhện lông nhung sau 6 tuần

Tuy nhiên trong thực tế diện tích lá bị nhện lông nhung gây hại nhiều hay ít phụ thuộc vào số l−ợng nhện xâm nhập và sức tăng quần thể của chúng và vào đợt lộc. Qua điều tra các đợt lộc cho thấy chỉ có đợt lộc xuân là đợt lộc thích hợp với sự phát sinh quần thể nhện mạnh nhất, và sức tăng quần thể của chúng là tối đa.

Có lá non khi mở ra đã bị phủ kín lông nhung trên toàn bộ diện tích lá, trong khi đó có những lá khi mở ra chỉ bị nhẹ hoặc bị một vài vết nhỏ và diện tích vết hại có thể tăng lên, hoặc không tăng phụ thuộc vào đặc tính và mật độ nhện ban đầu trong đám lông nhung.

Xác định thời điểm nào thì mật độ nhện cao nhất để xử lý các biện pháp khác nhau cho phù hợp. Sự gây hại của nhện lông nhung mạnh hay, yếu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có tuổi cây, giai đoạn sinh tr−ởng, điều kiện thời tiết khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm và l−ợng m−a).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phát sinh, gây hại của nhện lông nhung eriophyes litchii keifer trên vải tại huyện thanh hà tỉnh hải dương vụ xuân hè 2005 (Trang 38 - 43)