Cũng Cố – Dặn dò:

Một phần của tài liệu Bài soạn sinh hoc 9 ky I (Trang 30 - 35)

1. Yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cần nắm, đọc thêm phần: Em có biết? 1. Hớng dẫn HS tả lời các câu hỏi trong SGK.

2. Kiểm tra 15 phút

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

- Giáo viên treo tranh vẽ phóng to hình 12.2. Yêu cầu HS quan sát và thu thập thông tin SGK.

- Tổ chức HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi sau: ? Cơ chế các định giới tính ở các loài giao phối nh thế nào?

? Tại sao tỷ lệ trai và gái sơ sinh là 1:1? Tỷ lệ này biến đổi nh thế nào ở các độ tuổi?

- HS thu thập thông tin trong SGK và hình vẽ.

- Hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi.

- Đại diện trình bày ý kiến - HS khác nhận xét, bổ sung.

Đề kiểm tra 15 phút: (Gồm 4 đề phát theo sơ đồ chổ ngồi)

Đề 1:

PhầnI: Trắc nghiệm.

Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất. Câu 1: (1 điểm) Thế nào là tính trạng?

a. Tính trạng là những đặc điểm cụ thể về hình thái, cấu tạo, sinh lý của một cơ thể. b. Tính trạng là những đặc điểm sinh lý, sinh hóa của cơ thể.

c. Tính trạng là những biểu hiện về hình thái của cơ thể. d. Cả b và c đều đúng.

Câu 2: (1 điểm) Thể đồng hợp là gì?

a. Thể đồng hợp là cơ thể có các Gen trong tế bào giống nhau.

b. Thể đồng hợp là cá thể mang hai Gen trong một cặp tơng ứng trong tế bào sinh d- ỡng giống nhau.

c. Thể đông hợp là cá thể có hầu hết các Gen trong tế bào sinh dỡng đều giống nhau. d. Cả câu a và b.

Câu 3: (1 điểm) ở các loài giao phối cơ chế nào đảm bảo duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ?

a. Nguyên phân. b. Giảm phân.

c. Sự kết hợp giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. d. Thụ tinh.

PhầnII: Tự luận.

Câu 4: (7 điểm) Điểm khác nhau cơ bản giữa quá trình nguyên phân và giảm phân là gì?

Đề 2:

Câu 1: (1 điểm) Thế nào là kiểu Gen?

a. Kiểu gen là tập hợp cac Gen trội trong tế bào cơ thể.

b. Kiểu Gen là tập hợp toàn bộ các Gen trong tế bào của cơ thể. c. Kiểu gen là nguồn Gen vốn có của cơ thể.

d. Cả b và c đều đúng.

Câu 2: ( 1 điểm) Ngời ta sử dụng lai phân tích nhằm mục đích gì?

a. Để nâng cao hiệu quả lai.

b. Để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội. c. Để phân biệt thể đồng hợp và thể dị hợp.

d. Cả câu a và b đều đúng.

Câu 3: (1 điểm) Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình nguyên phân là gì?

a. Sự phân chia tế bào chất thành 2 phần. b. Sự đóng xoắn của NST.

c. Sự tự nhân đôi và phân li của NST. d. Sự hình thành thoi phân bào.

e. Sự tiếp hợp của các cặp NST tơng đồng.

Phần II: Tự luận.

Câu 4: (7 điểm) Trình bày những diễn biến quan trọng của NST trong giảm phân?

Đề 3

Phần I: Trắc nghiệm.

Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất. Câu 1: (1 điểm) Biến dị tổ hợp là gì?

a. Biến dị tổ hợp là sự thay đổi những kiểu hình đã có ở bố mẹ.

b. Biến dị tổ hợp là tạo ra những biến đổi hàng loạt các đặc điểm của sinh vật. c. Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng đã có ở bố mẹ để tạo ra KH mới. d. Cả câu a và b đều đúng.

Câu 2: (1 điểm) ở ruồi giấm, 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kỳ sau của qúa trình nguyên phân có bao nhiêu NST đơn?

a. 4 b. 16 c . 8 d. 32

Câu 3: (1 điểm) Sự liện quan trọng chỉ có trong giảm phân mà không có trong nguyên phân là gì?

a. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST trong cặp tơng đồng. b. Các NST kép phân li độc lập với nhau.

c. NST nhân đôi 2 lần trong giảm phân. d. Sự nhân đôi, đóng xoắn của các NST.

e. Cả câu a và c.

PhầnII: Tự luận.

Câu 4: (7 điểm) Vì sao ở các loài sinh sản hữu tính biến dị tổ hợp lại xuất hiện phong phú hơn ở loài sinh sản vô tính?

Đề 4:

Câu 1: (1 điểm) ở Ngời 2n= 46. Một tế bào đang ở kỳ sau của nguyên phân có bao nhiêu NST đơn?

a. 46 b. 23 c. 92 d. 138

Câu 2: (1 điểm) Tại sao biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú trong sinh sản hữu tính?

a. Vì thông qua giảm phân đã tạo ra sự đa dạng phong phú của các giao tử do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của Gen.

b. Vì trong thụ tinh các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nhiều tổ hợp Gen.

c. Vì trong giảm phân đã có nhiều biến đổi của Gen. d. Cả câu a và b đúng.

Câu 3: (1 điểm) Bản chất của sự di truyền độc lập là gì?

a. Sự phân li độc lập của các NST...

b. Sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào cặp tính trạng kia. c. Các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do trong giảm phân và thụ tinh.

d. câu a và b

PhầnII: Tự luận.

Câu 4. (7 điểm) Lai phân tích là gì? Lai phân tích có những ứng dụng gì?

Tiết 13: Di truyền liên kết

I. Mục tiêu bài dạy:

a. Kiến thức:

- Hiểu đợc u thế của ruồi giấm đối với nghiên cứu di truyền. - Mô tả và giải thích dợc kết quả thí nghiệm của Moocgan.

- Nêu đợc ý nghĩa của di truyền liên kết trong lĩnh vực chọn giống.

b. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích số liệu, kỹ năng hoạt động nhóm... - áp dụng kiến thức vào giải thích số hiện tợng trong tự nhiên.

II. Đồ dùng dạy học:

a. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh vẽ phóng to hình 13 SGK.

- Bảng phụ kẻ sẳn so sánh lai phân tích 2 cặp tính trạng trong di truyền liên kết và trong di truyền độc lập

Ngày Soạn: 17/ 10/ 2010; Ngày dạy: / 10/ 2010 Lớp: 9

b. Chuẩn bị của học sinh:

- Phiếu học tập

- Chuẩn bị bài trớc ở nhà.

III. Hoạt động dạy và học:

A. Bài cũ:

1. Nhiễm sắc thể giới tính là gì? Đặc điểm cấu tạo và chức năng của cặp NST giới tính? 2. Cơ chế xác định giới tính ở ngời? Tại sao tỷ lệ nam nữ xấp xỷ bằng 1: 1?

B. Bài mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm của Moocgan.

a. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

- GV treo tranh vẽ phóng to hình 13 SGK yêu cầu HS quan sát và thu thập thông tin trong mục I.

- Tổ chức HS hoạt động nhóm theo các câu hỏi sau: + Tại sao Moocgan chọn ruồi giấm làm đối tợng nghiên cứu?

+ Tại sao phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi giấm cái thân đen cánh cụt gọi là phép lai phân tích?

+ Moocgan tiến hành lai phân tích nhằm mục đích gì? +Giải thích tại sao dựa vào tỷ lệ kiểu hình 1:1

Moocgan lại cho rằng các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên một NST?

+ Hiện tợng di truyền liên kết là gì? - GV nhận xét, bổ sung và kết luận.

- HS quan sát tranh và thu thập thông tin.

- Hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi theo hớng dẫn của GV. - Đại diện nhóm trả lời.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

b. Kết luận

- Ruồi giấm có những đặc điểm thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền: đời sống ngắn, đẻ nhiều, dễ nuôi, có nhiều biến dị dễ quan sát, số lợng NST ít.

- Gọi là phép lai phân tích vì đây là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội với cá thể mang tính trạng lặn.

- Moocgan tiến hành lai phân tích nhằm mục đích xác định kiểu gen của ruồi đực F1. - Dựa vào KH Moocgan xác định đợc rằng Gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên 1 NST vì: Ruồi cái thân đen, cánh cụt chỉ cho 1 loại giao tử(bv) và ruồi đực F1 phải cho 2 loại giao tử => cùng nằm trên 1cặp NST nếu nằm trên 2 cặp NST thì di truyền theo quy luật phân li độc lập cho 4 kiểu hình tỷ lệ 1:1:1:1.

- Di truyền liên kết là hiện tợng 1 nhóm tính trạng đợc quy định bởi các gen cùng nằm trên 1 NST cùng phân li trong quá trình phân bào.

Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của di truyền liên kết.

b. Kết luận:

- Bảng so sánh giữa di truyền liên kết với di truyền phân li dộc lập: Di truyền liên kết Di truyền độc lập Số lợng giao tử

Số lợng hợp tử Số lợng KH

ý nghĩa trong chọn giống….

- Tế bào sinh vật có số lợng gen lớn hơn nhiều lần so với NST nên các gen phải phân bố theo chiều dài của NST tạo ra nhóm gen liên kết.

- Di truyền liên kết hạn chế xuất hịên biến dị tổ hợp. Nhng trong chọn giống có thể chọn ra những nhóm gen tốt cùng nằm trên 1 NST.

IV. Cũng cố và dặn dò:

1. GV hớng dẫn HS làm các bài tập trong SGK và hớng tới phần ghi nhớ. 2. HS về nhà làm bài tập, trả lời các câu hỏi trong SGK.

3. Chuẩn bài sau: Ôn tập về NST.

Tiết 14: Thực hành: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể

I. Mục tiêu bài dạy:

a. Kiến thức:

- Nhận dạng đợc hình thái của NST qua các kỳ phân bào. - Củng cố và khắc sâu kiến thức về NST.

b. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng sử dụng và quan sát kính hiển vi.

Một phần của tài liệu Bài soạn sinh hoc 9 ky I (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w