PHÂN LOẠI COLỢ I:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng che chân răng hở bằng phương pháp ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô (Trang 25 - 27)

Phân loại co lợi chỉ đề cập tới vị trí của lợi mà không ám chỉ tới tình trạng của nó.Lợi co có thể bị viêm nhưng có thể bình thường.Co lợi có thểở một răng, một nhóm răng hoặc toàn bộ.

* Phân loại co lợi theo Glickman [15]

Có hai loại co lợi: -Nhìn thấy (Visible recession) -Không nhìn thấy (Hidden recession)

Hình 1.9: Phân loại co lợi theo Glickman [15].

Co lợi nhìn thấy là phần nhìn thấy bằng mắt (V). Co lợi không nhìn thấy (H) được che phủ bởi lợi và chỉ đo được bằng cây thăm dò quanh răng tới vị trí bám dính của biểu mô, ví dụ: khi chân răng có túi viêm thì một phần nhìn thấy được, một phần co lợi bị che phủ bởi lợi. Cộng cả hai phần là mức độ co lợi (Recession).

* Phân loại co lợi của Miller [16]:

Loại I: Co lợi chưa tới đường ranh giới lợi-niêm mạc miệng (muco-gingival junction) và mô quanh răng ở kẽ răng chưa bị tổn thương.

Tiên lượng: Có thể phẫu thuật che phủ hoàn toàn chân răng bị lộ.

Loại II: Co lợi tới hoặc vượt qua đường nối lợi-niêm mạc miệng và mô quanh răng ở kẽ răng chưa bị tổn thương.

Tiên lượng: có thể phẫu thuật che phủ hoàn toàn chân răng bị lộ.

Loại III: Co lợi vượt qua đường ranh giới lợi-niêm mạc miệng, kèm theo mô quanh răng ở kẽ răng bị phá hủy.

Tiên lượng: Vì mô quanh răng ở kẽ răng bị phá hủy nên chỉ có thể phẫu thuật che phủ một phần chân răng bị lộ. Mức độ che phủ của phẫu thuật là đường nối điểm giữa bờ lợi của hai răng bên cạnh.

Loại IV: Là co lợi loại III cộng với răng bị lung lay, di chuyển do bệnh quanh răng.

Tiên lượng: Phẫu thuật vạt lợi che phủ chân răng không thể thành công. Nếu răng còn chỉđịnh bảo tồn thì phẫu thuật làm tăng chiều cao lợi dính.

Hình 1.10: Phân loại co lợi theo Miller [16].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng che chân răng hở bằng phương pháp ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)