ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng che chân răng hở bằng phương pháp ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô (Trang 44 - 46)

2.1. Đối tượng nghiên cứu.

Nghiên cứu được thực hiện trên người bệnh có răng hoặc nhóm răng co lợi đến khám tại đại học Y Hà nội và trung tâm Răng hàm mặt 225 Trường Chinh theo các tiêu chuẩn chọn và loại trừ dưới đây.

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn:

- Co lợi loại I, II, III theo phân loại của Miller[16] và không có viêm quanh răng mạn tính hay cấp tính.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:

Loại trừ các bệnh nhân có 1 trong các tiêu chuẩn sau:

- Mắc các bệnh toàn thân cấp tính hoặc mạn tính chưa được điều trị ổn định ví dụ như tiểu đường, các bệnh tim mạch…

- Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. - Hút thuốc lá.

- Răng co lợi lung lay.

- Vùng cho tổ chức (niêm mạc vòm miệng từ răng nanh đến răng số 6) có đủ độ dày ít nhất 2,5 mm (khi bệnh nhân đồng ý phẫu thuật, trước khi bắt đầu các đường rạch, tiêm thuốc tê phần mềm vòm miệng và ước lượng độ dày bằng kim tiêm).

− Bệnh tại chỗ khác như: viêm nhiễm cấp trong miệng, u, nang gây cản trở phẫu thuật.

2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu:

Từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 12 năm 2012.Địa điểm nghiên cứu là bộ môn Răng hàm mặt (trước tháng 11 năm 2009), bệnh viện Đại học Y Hà nội và Trung tâm nha khoa 225 Trường Chinh.

2.3. Phương pháp nghiên cứu:

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu và lấy mẫu:

Nghiên cứu can thiệp lâm sàng mở không đối chứng nhằm đánh giá hiệu quả can thiệp theo mô hình trước-sau. Người bệnh có một răng hay một nhóm răng co lợi đồng ý thực hiện phẫu thuật ghép mô liên kết tự thân được đưa vào nghiên cứu theo cách lấy mẫu thuận tiện, theo dõi kết quả, so sánh trước và sau điều trị.

2.3.2. Cỡ mẫu: Vì nghiên cứu trên người bệnh nhưng đánh giá kết quả phẫu thuật theo răng co lợi (trên thực tế những bệnh nhân phẫu thuật 2 hoặc 3 răng thuật theo răng co lợi (trên thực tế những bệnh nhân phẫu thuật 2 hoặc 3 răng nhưng phân loại co lợi của những răng này có thể khác nhau và kết quả điều trị của các răng trên cùng bệnh nhân có thể khác nhau) nên chúng tôi tính cỡ mẫu theo răng.

Số lượng răng phẫu thuật được tính theo công thức [61]:

{ } ( ) 2 2 2 / 1 2 / 1 (1 ) (1 ) p p p p Z p p Z o a a a o o N − − + − = −α −β Trong đó: α= 5%. Lực mẫu 1-β= 80%.

po=92% theo nghiên cứu của Yong-Moo Lee và cộng sự [62].

pa : là tỷ lệ tái che phủ bề mặt chân răng ước lượng của phẫu thuật trong nghiên cứu này (ước tính là 80%).

2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu:

2.4.1. Thu thập thông tin trước phẫu thuật: theo mẫu nghiên cứu thiết kếsẵn sẵn

Phiếu thu thập thông tin được lập theo mẫu (Phụ lục 2) 1.Hành chính.

2. Lý do đến khám.

3. Khám vệ sinh răng miệng: dựa vào chỉ số OHI-S (Cộng hai chỉ số CI-S và DI- S). của Green và Vermillion 1964 (do bài báo của tác giả xuất bản đã quá lâu nên chúng tôi trích dẫn qua bài Indices của Bathla [63])

+ Khám 6 răng đại diện: 16 và 26 đại diện răng hàm trên (mặt ngoài) 11 và 31 đại diện răng phía trước (mặt ngoài) 36 và 46 đại diện răng hàm dưới (mặt trong) Trường hợp không có răng đại diện th́ khám răng lân cận.

Cách xác định chỉ số cao răng đơn giản CI-S:

Mã code Cao răng

0 Không có

1 ≤1/3 thân răng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng che chân răng hở bằng phương pháp ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô (Trang 44 - 46)