KẾT QUẢ PHẪU THUẬT:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng che chân răng hở bằng phương pháp ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô (Trang 120 - 123)

- Phẫu thuật ghép mô liên kết che chân răng hở là phẫu thuật an toàn.

- Phẫu thuật ghép mô liên kết che chân răng hở là phẫu thuật có hiệu quả cao, thời điểm 1 năm sau phẫu thuật, tỉ lệ răng đạt hiệu quả tái che phủ cao là 74%, tỉ lệ khá là 14% và tỉ lệ kém là 12%.

- Tái che phủ chân răng trung bình theo chiều dọc ở các thời điểm tái khám năm đầu trong khoảng từ 2,6±1,4 mm đến 2,7±1,4 mm tương đương mức trung bình từ 84,6 % đến 86,9%. Kết quả sau phẫu thuật khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trước phẫu thuật (p<0,01); các thời điểm tái khám 1, 3, 6, 12 tháng khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

- Có trên 71% các chân răng được che phủ hoàn toàn ở các thời điểm khám sau phẫu thuật.

- Chiều cao co lợi giảm có ý nghĩa thống kê sau phẫu thuật. Giữa các thời điểm kiểm tra hậu phẫu chiều cao co lợi khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

- Chiều rộng co lợi giảm có ý nghĩa thống kê sau phẫu thuật (p<0,01); giữa các thời điểm khám kiểm tra chiều rộng co lợi khác biệt không có ý nghĩa thống kê(p>0,05).

- Độ rộng lợi dính tăng lên có ý nghĩa thống kê sau phẫu thuật; giữa các thời điểm hậu phẫu chỉ số độ rộng lợi dính thay đổi không có ý nghĩa thống kê.

- Chiều sâu thăm khám rãnh lợi giảm sau phẫu thuật. Giữa các thời điểm khám hậu phẫu từ 6 đến 12 tháng chiều sâu thăm khám rãnh lợi thay đổi không có ý nghĩa thống kê.

- Độ rộng lợi sừng hóa tăng có ý nghĩa thống kê sau phẫu thuật. Giữa các thời điểm tái khám độ rộng lợi sừng hóa khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

- Chỉ số mất bám dính giảm có ý nghĩa thống kê sau phẫu thuật. Giữa các thời điểm khám lâm sàng chỉ số này khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

- Hiệu quả của phương pháp dùng vạt thang và vạt bao như nhau.

- Kích thước lợi dính và kích thước lợi sừng hóa tăng tương quan tỉ lệ thuận với mức độ tái che phủ chân răng của phẫu thuật ghép mô liên kết che chân răng.

- Nhóm răng co lợi Miller 1 và Miller 2 có kết quả phẫu thuật tương đương nhau.

KIẾN NGHỊ

Từ thực tế nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị như sau:

− Tăng cường áp dụng phương pháp điều trị ghép mô liên kết che chân răng hở.

− Nghiên cứu với số lượng răng phẫu thuật lớn hơn với thời gian theo dõi dài hơn đểđánh giá kết quả lâu dài của phương pháp.

− Phổ biến kiến thức và phương pháp điều trị răng co lợi, áp dụng rộng rãi cho các đối tượng bệnh nhân có đủđiều kiện sức khỏe để phẫu thuật.

- Áp dụng thêm các quy trình phẫu thuật ghép mô mềm song hành ghép xương để tăng hiệu quả tái sinh mô xương ổ răng.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng che chân răng hở bằng phương pháp ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)