BÀN LUẬN CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng che chân răng hở bằng phương pháp ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô (Trang 96 - 101)

n Tái che phủ châ răg chiều dọ c (%)

4.1.BÀN LUẬN CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

CỨU:

Về tuổi bệnh nhân tham gia nghiên cứu:

Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân ít tuổi nhất 16 tuổi, người lớn tuổi nhất 53 tuổi, tuổi trung bình là 34,9. Có 15 ca bệnh nhân trong khoảng từ 16 đến 34 tuổi với 32 răng và 7 ca bệnh nhân trong khoảng từ 35 đến 53 tuổi với 17 răng. Nghiên cứu của chúng tôi có số lượng bệnh nhân ít nên chưa thể giải thích được tại sao bệnh nhân trẻ tham gia phẫu thuật nhiều hơn, tuy nhiên theo cảm nhận của chúng tôi thì các trường hợp co lợi ở nhóm người trẻ hầu hết là co lợi loại I và II theo Miller (mô nha chu ở mặt bên chưa bị giảm chiều cao) nằm trong chỉ định phẫu thuật, còn ở nhóm người lớn hơn thì nhiều trường hợp co lợi là loại III nên khó phẫu thuật hoặc loại IV không có chỉđịnh phẫu thuật.

Bảng 4.1: Tuổi trung bình của bệnh nhân ở một số nghiên cứu. Michele Paolant- -onio [64] (2002) Robert Carvalho [65] (2004) Wai S. [66] (2004) Keceli HG [67] (2008) Aroca S. [68] (2010) Maha- -jan [69] (2012) Cairo F. [70] (2012) Lê Long Nghĩa (2013) 34,5 29,2 36,1 36 31,7 25,2 45,9 34,9

Trong bảng trên, chỉ có nghiên cứu của Cairo F. 68] và cộng sự năm 2012 tại Đại học Florence nghiên cứu trên một nhóm bệnh nhân Italy là có tuổi trung bình cao khác biệt đáng kể và nghiên cứu của Mahajan [69] thấp đáng kể so với

chúng tôi còn các nghiên cứu khác đều có tuổi trung bình xấp xỉ nghiên cứu của chúng tôi.

Về tỉ lệ nam/ nữ trong nghiên cứu:

Bảng 4.2: Tỉ lệ nam/ nữ trong một số nghiên cứu của các tác giả:

Tác giả Giới Wai S. [64] (2004) Keceli HG [65] (2008) Cairo F [68] (2012) Lê Long Nghĩa (2013) Nữ 47% 85% 87% 72% Nam 53% 15% 13% 18%

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nữ gấp 4 lần nam giới, theo cảm nhận của chúng tôi thì bệnh nhân nữ quan tâm lo lắng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe răng miệng, khi khám sức khỏe cho các cơ quan tới khám tại bệnh viện Đại học Y Hà nội, số bệnh nhân nam bị co lợi không thua kém số bệnh nhân nữ, tuy nhiên số bệnh nhân nam có nguyện vọng điều trị thấp hơn số bệnh nhân nữ. Theo bảng 4.2, một số nghiên cứu khác cũng có tỉ lệ bệnh nhân nữ lớn hơn bệnh nhân nam như là nghiên cứu của các tác giả: Cairo F và cộng sự [70], Keceli HG [67]. Tác giả Wai S. [66] và cộng sự năm 2004 trong một nghiên cứu ở đại học tổng hợp Tuff tại Boston có tỉ lệ bệnh nhân nam cao hơn nữ, có lẽ vì bệnh nhân nam giới ởđây nghe lời khuyên của bác sỹ hơn bệnh nhân Việt nam.

Lý do bệnh nhân đồng ý điều trị:

Dựa vào bảng 3.2: Bệnh nhân khi được hỏi thì phần lớn đều lo ngại việc co lợi tiến triển tăng dần làm hỏng và lung lay răng, chiếm 43,8% lý do đồng ý

điều trị, tỉ lệ phần trăm lý do xin điều trị vì vấn đề thẩm mỹ chỉ chiếm 28,6% các răng điều trị, tỉ lệ này rơi vào những bệnh nhân cười hở lợi và bị co lợi ở nhóm răng phía trước. Tỉ lệ bệnh nhân đồng ý điều trị vì lý do ê buốt chân răng ngang bằng với tỉ lệ nhóm điều trị vì vấn đề thẩm mỹ, ê buốt ngày càng được quan tâm và có nhiều loại thuốc mới ra đời để chống quá nhạy cảm ngà răng nên việc phẫu thuật lợi để che chân răng ê buốt hiện nay ít được cân nhắc để chỉ định phẫu thuật lợi. Theo bảng 3.2 thì bệnh nhân nữ quan tâm thẩm mỹ hơn bệnh nhân nam.

Đặc điểm các ca phẫu thuật:

Dựa vào bảng 3.3: các ca phẫu thuật 2 răng chiếm tỉ lệ chủ yếu, hầu hết các bệnh nhân tham gia phẫu thuật 1 lần mặc dù nhiều bệnh nhân trong số này vẫn còn răng co lợi sau lần phẫu thuật đầu tiên, có 1 bệnh nhân phẫu thuật 2 lần và 1 bệnh nhân phẫu thuật 3 lần, cả hai bệnh nhân này đều là nữ. Trở ngại của việc phẫu thuật thêm lần 2 và 3 ở hầu hết các bệnh nhân còn răng co lợi là những khó chịu trong miệng ở tuần đầu tiên và phải kiêng các đồăn cứng bên hàm phẫu thuật.

Độ dày phần mềm vòm miệng ở vị trí cho mô liên kết:

Mô liên kết được lấy từ vòm miệng trong khoảng từ mặt xa răng số 3 đến mặt gần răng số 6 (theo anh em nhà Langer [25]), trong nghiên cứu của chúng tôi, ca bệnh nhân đầu tiên chúng tôi chỉ lấy mô ngang mức răng số 4 và số 5, tuy nhiên diện tích phần mềm ngang mức hai răng này không đủ cho những trường hợp điều trị 3 răng co lợi, do vậy các trường hợp sau chúng tôi lấy mô mềm ở cả ngang mức răng số 6. Dựa theo bảng 3.4: độ dày mô mềm vòm miệng trung bình ngang mức răng số 4 là 2,9 mm, răng số 5 là 3,3 mm, răng số 6 là 4,9 mm. Vị trí

lấy mô liên kết thuận lợi nhất là vùng răng 5 và răng 6, vùng ngang mức răng số 4 khi bóc mô liên kết phải hết sức cẩn thận chia đôi độ dày mô mềm bằng cách rạch rồi lật vạt toàn phần sau đó dùng lưỡi dao số 15 xẻ đôi độ dày mô mềm. Nghiên cứu của chúng tôi làm trên 25 ca phẫu thuật nên chưa thể kết luận độ dày mô mềm vòm miệng của bệnh nhân trong nghiên cứu này đại diện cho người Việt Nam. Tác giả Sebastian Krystian Klosek [12] và cộng sự năm 2008 nghiên cứu trên đối tượng người Thái cũng cho rằng vị trí lấy mô mềm tốt nhất là ngang mức răng số 5 và số 6.

Vệ sinh răng miệng của bệnh nhân:

Dựa theo bảng 3.5: chỉ số OHI-S trung bình ở thời điểm phẫu thuật bằng 0 chứng tỏ vệ sinh răng miệng của bệnh nhân tham gia phẫu thuật rất tốt, lý do là những bệnh nhân này đã được tư vấn chăm sóc răng miệng và lấy cao răng ở buổi khám trước đó, tình trạng vệ sinh răng miệng của ở thời điểm 1 tháng sau phẫu thuật nhìn chung kém hơn, OHI-S trung bình là 1,2 có thể là ở thời điểm này bệnh nhân chủ quan hơn. Các thời điểm từ 3, 6 đến 12 tháng tình trạng vệ sinh răng miệng nói chung của bệnh nhân ở mức tốt hơn so với thời điểm 1 tháng.

Tỷ lệ răng co lợi theo nhóm răng và giới:

Theo bảng 3.6 thì răng hàm nhỏ chiếm tỉ lệ cao nhất ở cả hai giới, trong quá trình khám bệnh chúng tôi nhận thấy có rất nhiều bệnh nhân bị co lợi và mòn cổ các răng hàm nhỏ, có lẽ là vị trí giải phẫu của răng hàm nhỏ làm cho chúng dễ bị bong trụ men cổ răng và dễ bị co lợi khi bệnh nhân chải răng ngang và mạnh. Nghiên cứu của Keceli HG [67] năm 2008 ở Thổ Nhĩ Kỳ trên 40 bệnh nhân: răng nanh chiếm tỉ lệ cao nhất. Nghiên cứu của Muller [72] ở Đức: răng nanh và răng hàm nhỏ có tỉ lệ tương đương. Tuy nhiên không thể dựa vào tỉ lệ loại răng

được phẫu thuật để đánh giá răng nào thường co lợi nhiều hơn vì răng phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều tiêu chí lựa chọn.So sánh giữa hàm trên và hàm dưới thì số lượng răng hàm trên chiếm tỉ lệ lớn hơn hàm dưới.

Các mức độ co lợi theo phân loại của Miller:

Dựa theo bảng 3.8 và thì co lợi loại I nhiều nhất, xét chung cả hai giới là 63,3%, co lợi loại II ít hơn (28,6%). Nghiên cứu của chúng tôi có cỡ mẫu nhỏ nên chưa thể suy rộng ra tỉ lệ các loại co lợi trong dân cư. Theo tác giả Miller thì co lợi loại I và II có thểđiều trị tái che phủ chân răng 100% [16].

Tái khám các răng điều trị:

Bệnh nhân không tái khám đầy đủ sau phẫu thuật là vấn đề khó khăn của tất cả các nghiên cứu theo dõi, nghiên cứu của chúng tôi cũng gặp khó khăn trong việc kiểm tra bệnh nhân định kỳ, dựa vào bảng 3.10 ở các thời điểm theo dõi 1, 3, 6 tháng sau phẫu thuật kiểm tra được trên 90% số răng phẫu thuật, thời điểm 1 năm chỉ kiểm tra được 71,4% số răng phẫu thuật. Từ 18 tháng trở đi rất khó thuyết phục bệnh nhân tới khám, số răng kiểm tra được chỉ là 22,4%. Hầu hết các nghiên cứu của tác giả khác cũng bị giảm số lượng răng ở các thời điểm theo dõi, ví dụ Elzbieta Dembowska [69] và cộng sự năm 2007 nghiên cứu trên 48 răng ở Ba lan, sau 1 năm theo dõi còn 42 răng.

Nguyên nhân gây co lợi:

Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 3 răng co lợi xác định được chắc chắn nguyên nhân vì trước đó bệnh nhân có 3 răng này được chỉnh răng sai kỹ thuật với chun buộc quanh cổ 3 răng để kéo răng, còn lại các trường hợp khác khi đến khám với chúng tôi không có sổ khám định kỳ trước đó và không xác định được nguyên nhân gây co lợi. Nhiều tác giả trên thế giới cũng cho rằng khó

mà xác định rõ được nguyên nhân gây co lợi vì có nhiều nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng có thể cùng tác động [17], [18], [19].

Tình trạng lợi của các răng phẫu thuật: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa vào bảng 3.11, tình trạng lợi của các răng co lợi ở mức bình thường và viêm lợi nhẹ trước phẫu thuật. Thời điểm 3, 6 tháng, tình trạng lợi viêm mức 1(viêm nhẹ) tăng lên so với trước phẫu thuật trong khi đó tình trạng bình thường giảm xuống, các mức tăng giảm này có ý nghĩa thống kê (p<0,01).. Trong nghiên cứu của các tác giả Keceli HG [67] ở Thổ Nhĩ Kỳ, Aroca S. [68] ở Hungary: tình trạng lợi hầu như không thay đổi ở các thời trước và sau phẫu thuật 3, 6, 12 tháng; có thể là vì bệnh nhân của họ chăm sóc răng miệng hiệu quả hơn nhóm bệnh nhân của chúng tôi, bệnh nhân của chúng tôi có thể là sợ đau nên đã không vệ sinh kỹ vùng phẫu thuật. Trong nghiên cứu của Muller HP [72] và cộng sự ở Đức thì thậm chí chỉ lợi viêm còn giảm ở các thời điểm sau phẫu thuật so với trước phẫu thuật, bệnh nhân các nước châu Âu trong nghiên cứu dự phòng viêm lợi tốt hơn bệnh nhân của chúng tôi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng che chân răng hở bằng phương pháp ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô (Trang 96 - 101)