Đánh giá mức độ hoàn thành công việc

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty TNHH hoàng nam hạ long (Trang 66 - 68)

- Theo độ tuổi:

2.2.3.5.Đánh giá mức độ hoàn thành công việc

Đánh giá mức độ hoàn thành công việc có một vai trò quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lập và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh chung của Công ty. Tuy nhiên công tác này cũng gặp phải rất nhiều khó khăn và quá trình đánh giá đòi hỏi tính khách quan cao đem lại sự công bằng cho người lao động.

Đánh giá mức độ hoàn thành công việc là nội dung rất quan trọng trong quá trình khuyến khích người lao động làm việc tốt hơn. Công ty đánh giá kết quả của cán bộ công nhân viên căn cứ vào hiệu quả công việc được giao của mỗi nhân viên. Để khích lệ cán bộ công nhân viên, hàng tháng xí nghiệp đều có bình xét phân loại thi đua theo hiệu quả công tác, ý thức kỷ luật, năng suất làm việc,... Phân loại thi đua có 3 loại:

- Loại A: Hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, chấp hành tốt nội quy lao động, có ý thức kỷ luật lao động sáng tạo, bảo đảm ngày công, góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Loại B: Hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ được giao nhưng chưa có sự năng động, sáng tạo, tính nhiệt tình trong công việc chưa cao, chưa phát huy cao độ năng lực, khả năng công tác của bản thân

- Loại C: Chưa hoàn thành nhiệm vụ, ý thức làm việc chưa tốt, đi làm không đầy đủ.

Công tác đánh giá năng lực thực hiện công việc là công tác hết sức quan trọng và khó khăn, vì vậy, khi thực hiện công tác này các nhà quản trị phải đặt tiêu chí công bằng lên hàng đầu để tiến hành đánh giá

Công tác đánh giá năng lực thực hiện công việc của Công ty có những ưu nhược điểm sau:

* Ưu điểm: Tạo cho công ty một bầu không khí làm việc tốt, kích thích cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ của mình. Cũng thông qua đánh giá này mà ta có thể tiến hành khắc phục, kỷ luật, đào tạo lại nâng cao tay nghề hay sa thải những công nhân làm việc hiệu quả thấp, hay ý thức thái độ làm việc kém, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, tinh thần làm việc chung, mục tiêu của toàn Công ty.

* Nhược điểm: Mức độ thưởng phạt còn nơi lỏng và chưa cao, việc giám sát kiểm tra chưa thực sự chặt chẽ nên chưa khuyến khích được mọi người hăng say làm việc. Do đó, hiệu quả sử dụng lao động còn chưa cao.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty TNHH hoàng nam hạ long (Trang 66 - 68)