- Dung dịch Lysis buffer Dung dịch K.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.4. Tiền sử bệnh
Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ thống kê tần xuất gặp các tiền sử bệnh có liên quan đến bệnh UTĐTT, kết quả bảng 3.4 cho thấy : tiền sử viêm
loét ĐTT chảy máu có 4/79 BN chiếm tỉ lệ 5,1%, đây là bệnh có nguy cơ mắc UTĐTT tăng theo thời gian [27] ; tiền sử polype ĐTT có 3/79 BN chiếm tỉ lệ 3,8%. Hai trường hợp (2,5%) có tiền sử gia đình có người mắc UTĐTT là chị gái và cô. Tiền sử đái tháo đường type II có 7 trường hợp chiếm tỉ lệ 8,9%, hiện nay đái tháo đường type II và UTĐTT đã được nhiều nghiên cứu đề cập vì có các yếu tố nguy cơ tương tự nhau, người mắc đái tháo đường tăng nguy cơ mắc u tuyến và UTĐTT ở mức trung bình [59]. Về tiền sử polype ĐTT, chúng tôi gặp 2 trường hợp (3,8%), cao hơn so với Lê Quang Minh (2012), tỉ lệ tiền sử polype là 1,8% [16], nhưng thấp hơn nhiều so với Nguyễn Viết Nguyệt (2008) tỉ lệ tiền sử polype là 10,1% [20], Phan Văn Hạnh (2004), UTĐTT kèm polype là 8,6% [7]. Chúng tôi cho rằng, nhóm BN nghiên cứu phần lớn là nông dân ít có điều kiện khám sức khỏe định kỳ cũng như nội soi ĐTT ống mềm nên đã không biết được trước đó có tiền sử bị bệnh polype ĐTT hay không.
4.1.5. Triệu chứng đau bụng
Đau bụng là triệu chứng hay gặp trong UTĐTT, kết quả bảng 3.5 cho thấy có tới 96,2% BN nghiên cứu có đau bụng, trong đó: đau âm ỉ chiếm tỉ lệ cao nhất (68,4%), đau quặn và đau “âm ỉ + quặn” cùng có tỉ lệ 13,9%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Gia Khánh và Vũ Huy Nùng (2002) là 70 – 80% [12] ; Vũ Văn Khiên (2012) là 79,4% [13] ; Chu Văn Đức (2010) là 97,7% [5] ; Hoàng Kim Ngân (2006) là 82,09% [17]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác như : Lê Quang Minh (2012) là 65,4% [16] ; Vi Trần Doanh (2006) là 55,2% [3]. Chúng tôi thấy mặc dù có nhiều nghiên cứu và các kết quả chưa có sự thống nhất vì triệu chứng đau bụng trong UTĐTT không có một qui luật rõ ràng về tính chất, cường độ và thời gian.
Khi tiến hành nghiên cứu vị trí đau bụng chủ yếu ở BN mắc UTĐTT, chúng tôi thấy vị trí đau bụng gặp nhiều ở hạ vị (43,0%), hố chậu trái (21,5%) và mạng sườn trái (10,1%), các vị trí khác chiếm tỉ lệ thấp hơn từ 5,1% - 8,9%. Vị trí đau thường thường tại vị trí ĐT mang u, tính chất đau thường đa dạng, có thể đau âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn khi BN đến muộn. Đối với UT ở ĐT phải, manh tràng triệu chứng lâm sàng thường rất nghèo nàn nên thường được phát hiện muộn hơn khi triệu chứng toàn thân đã rõ, kích thước u đã to làm hẹp lòng ĐT gây bán tắc ruột. Đối với UTTT thường đau kiểu nặng tức vùng hạ vị, hố chậu trái, vùng hậu môn TT, do tính chất đau không đặc trưng như vậy nên rất dễ bỏ qua. Do đó, để có thể sớm phát hiện bệnh cần phải cảnh giác đối với những biểu hiện đau bụng bất thường, nhất là cảm giác nặng tức vùng hạ vị. Tắc ruột cũng là một trong những lý do gây đau bụng trên những BN UTĐTT. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 3,8% BN không có đau bụng, vì vậy quá trình khám và chẩn đoán phải căn cứ thêm vào các yếu tố nguy cơ và các biểu hiện khác của bệnh, đồng thời phải tuân thủ các hướng dẫn sàng lọc thì mới có thể phát hiện sớm và tránh bỏ sót UTĐTT.