ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đột biến gene k RAS và mối liên quan đột biến gene k RAS với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh ung thư đại trực tràng (Trang 37 - 40)

- M: Di căn xa

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bệnh nhân UTBMĐTT được khám lâm sàng, xét nghiệm, nội soi ĐTT và sinh thiết, xét nghiệm MBH cả trước và sau phẫu thuật điều trị tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng, được làm xét nghiệm xác định đột biến gen K-RAS tại Trung tâm Nghiên cứu gen và protein của Trường Đại học Y Hà Nội.

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

- Bệnh nhân được khám, xét nghiệm, chẩn đoán xác định UTBMĐTT và được phẫu thuật cắt bỏ khối u triệt căn.

- Kết quả xét nghiệm MBH sau mổ khẳng định là UTBMĐTT. - Chưa được điều trị hóa chất hoặc xạ trị trước mổ.

- Có kết quả xét nghiệm đột biến gen K-RAS.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân UTBMĐTT không còn giai đoạn phẫu thuật triệt căn. - Những trường hợp MBH sau mổ không phải là UTBMĐTT.

- Những trường hợp UTBMĐTT tái phát hoặc đã được điều trị bằng hóa chất, xạ trị trước phẫu thuật.

- Những trường hợp UTBMĐTT có thêm UT khác kèm theo. - Không có kết quả xét nghiệm đột biến gen K-RAS.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, cắt ngang.

2.2.. Cỡ mẫu Áp dụng theo công thức: n = ) . ( . . 2 2 2 / 1 ε α p q p z

Trong đó: n: số bệnh nhân cần nghiên cứu Z2

1-α/2 = 1,96

p: tỉ lệ mắc bệnh dựa theo nghiên cứu trước q = 1 – p

ε = 0,3 (giá trị sai số tương đối)

Theo kết quả nghiên cứu của Stefanius (Phần Lan - 2011), nghiên cứu xác định đột biến gen K-RAS tại codon 12 và 13 ở BN UTĐTT thấy tỉ lệ đột biến gen K-RAS là 45%. Vì vậy, chúng tôi ước lượng tỉ lệ đột biến gen

K-RAS ở BN mắc UTĐTT là 40% (p = 0,4).

Thay các giá trị vào công thức ta có :

n = ) (0,4 0,3 6 , 0 4 , 0 96 , 1 2 2 X X X n = 64

Như vậy, để có độ chính xác 95%, cỡ mẫu nghiên cứu phải có ít nhất là 64 bệnh nhân. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã chọn được 79 BN đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu.

2.2.3. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 01/2010 đến tháng 7/2012.

2.2.4. Địa điểm nghiên cứu

- Nghiên cứu lâm sàng, nội soi, MBH tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng; kết quả MBH được đọc xác định lại tại Khoa Giải phẫu bệnh - Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108.

- Nghiên cứu xác định đột biến gen K-RAS tại Trung tâm Nghiên cứu gen và protein, Trường Đại học Y Hà Nội.

2.2.5. Dụng cụ, thiết bị nghiên cứu về nội soi

- Máy nội soi đại tràng ống mềm Olympus CF – Q150I do Nhật Bản sản xuất.

- Lọ đựng bệnh phẩm có chứa dung dịch formon 10% để ngâm cố định bệnh phẩm.

2.2.6. Dụng cụ, trang thiết bị và vật liệu nghiên cứu về gen (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.6.1. Dụng cụ, trang thiết bị

- Máy Gen Amp PCR System 9700 (USA). - Tủ lạnh sâu: -30°C; -80°C (SANYO). - Máy điện di: Mupid (Nhật Bản).

- Máy soi gel và chụp ảnh tự động: Chemidoc EQ-Bio-Rad (USA). - Máy ly tâm lạnh Beckman (USA) và ly tâm để bàn Eppendorf (Đức). - Lò vi sóng (Samsung).

- Máy đọc trình tự gen ABI Prism 3100 Genetic Analyzer (USA). - Tủ ấm.

Hình 2.1. Máy đọc trình tự gen 3100-Avant Genetic Analyzer (hãng ABI-PRISM, USA)

2.6.2.2. Hoá chất

* Hóa chất dùng để tách chiết DNA (hãng Qiagen – Đức):

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đột biến gene k RAS và mối liên quan đột biến gene k RAS với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh ung thư đại trực tràng (Trang 37 - 40)