- Dung dịch Lysis buffer Dung dịch K.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3.3. Đột biến gen K-RAS với một số đặc điểm mô bệnh học và nồng độ CEA
4.3.3.1. Mô bệnh học bệnh phẩm sau phẫu thuật
Kết quả nghiên cứu bảng 3.8 cho thấy týp MBH của UTĐTT chiếm tỉ lệ như sau: UTBMT biệt hóa cao (40,5%), biệt hóa vừa (34,2%), biệt hóa thấp (10,1%), UTBM tuyến nhày (12,7%), UTBM tế bào nhẫn (2,5%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác về các týp MBH của UTĐTT. Theo Vũ Văn Khiên (2012), kết quả các týp MBH cho thấy UTBMT biệt hóa vừa (41,1%), biệt hóa cáo (30,4%), biệt hóa thấp (16,7%), UTBMT nhày (8,8%), UTBM không biệt hóa (3,0%) [13]; Lê Quang Minh (2012), các hình thái MBH trong UTĐTT bao gồm UTBMT biệt hóa vừa chiếm 68,2%, biệt hóa cao chiếm 21,8%, biệt hóa thấp chiếm 5,5%, UTBMT nhày chiếm 3,6%, UTBM tế bào vảy chiếm 0,9% [16]. Theo Chu Văn Đức (2007), UTBMT biệt hóa cao chiếm 16,3%, biệt hóa vừa chiếm 58,1%, biệt hóa thấp chiếm 7%, UTBMT nhày chiếm 16,3%, UTBM không biệt hóa chiếm 2,3% [5]. Theo Fuszek P., Horváth H.C. và CS (2006) nghiên cứu kết quả MBH cho thấy UTBMT chiếm tới 97,5%, UT không biệt hóa 0,8% [96]. Như vậy, có sự thống nhất về kết quả MBH của chúng tôi so với các nghiên cứu khác là loại UTBMT biệt hóa vừa và cao gặp phổ biến hơn các týp MBH khác chẩn đoán xác định lại sau mổ, đồng thời giúp nhận định và phân loại tổn thương, quyết định phương pháp điều trị.
4.3.3.2. Đột biến gen K-RAS với týp mô bệnh học và độ ác tính của ung thư đại trực tràng
Theo phân loại của WHO (2000), những trường hợp UTĐTT có mức độ biệt hóa cao và vừa được xếp vào nhóm có độ ác tính thấp và mức độ biệt hóa thấp (bao gồm cả UTBMT nhày và UTBM tế bào nhẫn) và không biệt hóa được xếp vào nhóm có độ ác tính cao [68]. Mức độ biệt hóa u có vai trò quan trọng đối với việc tiên lượng bệnh, những BN có mức độ biệt hóa tế bào thấp thì tiên lượng xấu hơn nhiều so với mức độ biệt hóa cao và biệt hóa trung bình. Mặc dù việc phân độ UT phải dựa vào căn cứ tính chất ưu thế của sự biệt hóa tế bào u, song do tính chất biệt hóa đa dạng trong cùng một khối u nên việc đánh giá xem xét phải tỉ mỉ trên nhiều tiêu bản mới có kết luận đúng.
Kết quả nghiên cứu bảng 3.20 cho thấy tỉ lệ đột biến gen K-RAS ở BN
bị UTĐTT theo týp MBH bệnh UTĐTT như sau: UTBMT biệt hóa cao có 19 trường hợp chiếm tỉ lệ 43,3%; UTBMT biệt hóa vừa có 15 trường hợp chiếm tỉ lệ 32,6%; UTBMT biệt hóa thấp có 7 trường hợp chiếm tỉ lệ 15,2%; UTBM tuyến nhày có 4 trường hợp chiếm tỉ lệ 8,7%; UTBM tế bào nhẫn có 1 chiếm tỉ lệ 2,2%. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Kết quả nghiên cứu bảng 3.21 cho thấy tỉ lệ đột biến gen K-RAS ở BN bị UTĐTT theo mức độ ác tính của khối u cho thấy: với khối u có độ ác tính thấp có 34 trường hợp chiếm tỉ lệ 73,9%; với khối u có độ ác tính cao có 12 trường hợp chiếm tỉ lệ 26,1%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Như vậy, chưa thấy mối liên quan giữa đột biến gen K-RAS với týp MBH và độ ác tính của UTĐTT.
4.3.3.3. Đột biến gen K-RAS với mức độ xâm lấn khối u vào thành đại trực tràng và ung thư đại trực tràng có và chưa có di căn hạch
Nghiên cứu đánh giá xâm lấn của khối u theo chiều sâu khi mổ thường căn cứ vào tình trạng của thanh mạc thành ruột, khi khối u chưa phát triển tới thanh mạc thì thanh mạc hoàn toàn bình thường, khi khối u phát triển tới lớp
dưới thanh mạc thì thanh mạc nhăn nhúm, co kéo, qui tụ và mất bóng, khi khối u đã xâm lấn tới lớp thanh mạc thì thanh mạc ngoài sẽ lấm tấm sần sùi có khi dính vào mạc nối, các tạng lân cận. Tuy nhiên, để đánh giá mức độ xâm lấn cần dựa vào kết quả MBH. Mức độ xâm lấn qua các lớp thành ruột là một yếu tố tiên lượng quan trọng đối với BN bị UTĐTT. Khi nghiên cứu mối liên quan giữa tỉ lệ đột biến gen K-RAS với mức độ xâm lấn khối u vào thành ĐTT, kết quả nghiên cứu bảng 3.23 cho thấy: tỉ lệ đột biến khi khối u xâm lấn đến lớp cơ có 7/46 trường hợp chiếm tỉ lệ 15,2%; khi khối u xâm lấn đến lớp thanh mạc có 15/46 trường hợp chiếm tỉ lệ 32,6%; khi khối u xâm lấn qua lớp thanh mạc có 24/46 trường hợp chiếm tỉ lệ 52,2% (p < 0,05). Như vậy, khối u càng xâm lấn sâu vào thành ĐTT thì tỉ lệ đột biến gen K-RAS càng cao. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Tai C.J (2012) nghiên cứu đột biến gen K-RAS trên 126 BN mắc UTĐTT nhận xét rằng đột biến gen K-RAS ở BN bị UTĐTT thấy có sự khác biệt giữa giai đoạn T1+2 và giai đoạn T3+4 [130]. Như vậy, có mối liên quan giữa đột biến gen
K-RAS với mức độ xâm lấn khối u vào thành ĐTT ở BN bị UTĐTT.
Di căn hạch bạch huyết là đặc điểm quan trọng của UTĐTT, di căn hạch thể hiện giai đoạn muộn của bệnh, nó xảy ra trước hết với những hạch quanh ĐT gần với vị trí khối u, sau đó mới lan đến những hạch ở mạc treo, tiếp đến là những hạch sau phúc mạc.
Biểu đồ 3.10 cho thấy tỉ lệ di căn hạch ở nhóm BN nghiên cứu là 22,8%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Theo Lê Quang Minh (2012), tỉ lệ di căn hạch trong UTĐTT là 38,2% [16], Vi Trần Doanh (2005), tỉ lệ di căn hạch là 37,8% [3], Phan Văn Hạnh (2004), tỉ lệ di căn hạch là 33,3% [7]. Theo Ratto C và CS
(1999), nghiên cứu trên 801 BN UTĐTT được phẫu thuật thấy tỉ lệ di căn hạch từ 30,2% đến 37,5% tùy theo phương pháp đánh giá [115].
Như vậy, các kết quả nghiên cứu về tỉ lệ di căn hạch trong UTĐTT còn có sự khác nhau. Chúng tôi cho rằng sự khác nhau về di căn hạch trong UTĐTT nói chung là do sự khác nhau về thời điểm bệnh được phát hiện sớm hay muộn. Hạch vùng là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất để dự báo kết quả và khuyến cáo điều trị cho BN UTĐTT. Số lượng hạch di căn được cho là liên quan với mức độ xâm lấn của u nguyên phát và độ mô học. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thời gian sống thêm tăng lên đối với BN giai đoạn II nếu có sự gia tăng về số lượng hạch được nạo vét. Như vậy, lâm sàng có sự giảm giai đoạn đáng kể nếu số lượng hạch được phẫu tích quá ít. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, việc phẫu tích hạch sau mổ còn nhiều hạn chế, hầu như còn ít được đề cập tới trong nghiên cứu của các tác giả trong nước. Điều này chủ yếu là do số lượng BN quá đông, trong khi đó nguồn nhân lực y tế hạn chế. Trong nghiên cứu này, để đảm bảo cho việc đánh giá phân loại một cách chính xác chúng tôi thực hiện phẫu thuật triệt căn và vét hạch theo các chặng cho tất cả các BN, sau đó phẫu tích tìm kiếm toàn bộ hạch trong bệnh phẩm để xét nghiệm MBH.
Khi nghiên cứu mối liên quan giữa tỉ lệ đột biến gen K-RAS với UTĐTT có di căn hạch và chưa có di căn hạch, kết quả bảng 3.24 cho thấy tỉ lệ đột biến gen ở BN bị UTĐTT có di căn hạch có 9/46 trường hợp chiếm tỉ lệ 19,6%, chưa có di căn hạch có 37/46 trường hợp chiếm tỉ lệ 80,4%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Theo Tai J.C (2012), nghiên cứu sự đột biến gen K-RAS trên 126 BN bị UTĐTT thấy không có mối liên quan giữa đột biến gen K-RAS với tính chất di căn xa của khối u (p > 0,05) [130]; Chang Y.S (2009), nghiên cứu sự đột biến gen K-RAS tại codon 12 và 13
thấy: khi phân tích đơn biến cho thấy có mối liên quan giữa đột biến gen
K-RAS ở codon 12 với sự di căn hạch bạch huyết của khối u (p = 0,048); khi
phân tích đa biến kích thước khối u, loại mô học và di căn hạch bạch huyết cũng chỉ ra gen K-RAS bị đột biến ở codon 12 và 13 thấy có tương quan đáng kể với thời gian sống thêm của người bệnh (p = 0,002) [46]. Như vậy, về mối liên quan giữa sự đột biến gen K-RAS với UTĐTT có di căn hạch và chưa có di căn hạch chưa có sự thống nhất giữa các nghiên cứu. Chúng tôi cho rằng cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa trên số lượng BN lớn hơn để đánh giá mối liên quan giữa sự đột biến gen K-RAS với UTĐTT có di căn hạch và chưa có di căn hạch bạch huyết.
4.3.3.5. Đột biến gen K-RAS với nồng độ CEA
CEA là kháng nguyên UT biểu mô phôi, là một trong những chất chỉ điểm chính của UTĐTT. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy nồng độ CEA trong huyết thanh người bình thường có giới hạn dưới 5 ng/ml. CEA có giá trị đánh giá kết quả điều trị bệnh. Khi nghiên cứu nồng độ CEA trước mổ, kết quả nghiên cứu bảng 3.25 cho thấy: 40 trường hợp có nồng độ CEA ≤ 5 ng/ml chiếm tỉ lệ 50,6%; 39 trường hợp có nồng độ CEA > 5 ng/ml chiếm tỉ lệ 49,4%. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy rằng phần lớn BN có tăng nồng độ CEA bệnh thường ở giai đoạn muộn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Viết Nguyệt (2008), nhận xét cho rằng nồng độ CEA thường tăng cao ở những BN UTĐTT giai đoạn muộn [20]. Theo Wei-Shu Wang và CS (2000), nhận xét rằng nồng độ CEA là yếu tố tiên lượng độc lập đối với BN UTĐTT giai đoạn có di căn hạch [139].
Khi tiến hành nghiên cứu mối liên quan giữa đột biến gen K-RAS với nồng độ CEA ở BN mắc UTĐTT, kết quả bảng 3.26 cho thấy: 22 trường hợp
có nồng độ CEA ≤ 5 ng/ml có biểu hiện đột biến gen K-RAS chiếm tỉ lệ 47,8%; 24 trường hợp có nồng độ CEA > 5 ng/ml có biểu hiện đột biến gen
K-RAS chiếm tỉ lệ 52,2% (p > 0,05). Như vậy, chưa thấy mối liên quan giữa
tình trạng đột biến gen K-RAS với nồng độ CEA ở BN mắc UTĐTT. Theo chúng tôi có lẽ nồng độ CEA thường tăng khi UTĐTT đã ở giai đoạn muộn, trong khi đó sự đột biến gen K-RAS dường như xảy ra ngay từ khi còn rất sớm trước khi có sự hình thành u tuyến rồi sau đó dưới tác động của các yếu khác thì các tế bào UT mới hình thành. Vì vậy, không có mối liên quan giữa đột biến gen K-RAS với nồng độ CEA ở BN UTĐTT.
KẾT LUẬN