- Dung dịch Lysis buffer Dung dịch K.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2.2. Tỉ lệ đột biến và kiểu đột biến gen K-RA Sở bệnh nhân ung thư biểu mô đại trực tràng
mô đại trực tràng
Sự mất ổn định trong cấu trúc bộ gen có thể khởi đầu cho sự phát triển UTĐTT, đánh dấu bằng việc tích lũy các đột biến phát sinh UT với nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường nhất là sự thiếu ổn định của bộ nhiễm sắc thể biểu hiện bằng việc thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể và số lượng các bản copy. Những biến đổi này là nguyên nhân làm giảm sút sao chép thể hoạt động của các gen kháng UT như APC, p53 và SMAD4. Sự phát sinh, phát triển UTĐTT cũng liên quan đến đột biến dẫn đến sự tăng cường hoạt động của các gen gây UT, đó là các gen trong con đường tín hiệu thông qua thụ thể EGFR trong đó có gen K-RAS.
Cho đến nay, có hơn 3000 đột biến điểm gen K-RAS đã được báo cáo, trong đó đột biến hay gặp nhất là đột biến thay thế nucleotit ở codon 12 (chiếm 82%) và codon 13 (chiếm 17% ) ở exon 2 trên gen K-RAS [63]. Đột biến tại codon 12 và 13 đã được chứng minh đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiến triển UT và nguy cơ kháng thuốc ức chế EGFR của khối u. Đột biến tại những vị trí khác như codon 61 và 146 cũng đã được báo cáo nhưng thường chiếm tỉ lệ nhỏ và ảnh hưởng của những dạng đột biến này lên lâm sàng chưa được làm sáng tỏ [71], [140]. Như vậy, việc xác định tình trạng đột biến gen K-RAS ở BN UTĐTT có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tiên lượng điều trị. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt kinh phí nên trong nghiên cứu
này chúng tôi mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu tình trạng đột biến gen K-RAS và mối liên quan giữa đột biến gen K-RAS với một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, MBH và nồng độ CEA ở BN UTBMĐTT.
Trong nghiên cứu này, xác định đột biến gen K-RAS ở codon 12 và codon 13 đã được tiến hành trên 79 BN bị UTBMĐTT, kết quả nghiên cứu bảng 3.10 cho thấy tỉ lệ đột biến gen K-RAS ở BN bị UTBMĐTT trong nghiên cứu của chúng tôi là 58,2%; tất cả đều là đột biến dị hợp tử. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Cunningham C. Và CS (1996) nhận xét rằng tỉ lệ đột biến gen K-RAS ở BN UTĐTT khoảng 50% [50]. Theo kết quả nghiên cứu của Breivik J. Và CS (1994), khi tiến hành nghiên cứu đột biến gen K-RAS tại codon thứ 12 và codon thứ 13 trên 251 BN bị UTĐTT thấy tỉ lệ đột biến gen K-RAS là 39,4% [42]; Karapetis. Và CS (2008), nghiên cứu 572 BN UT trong đó có 394 BN (68,9%) UTĐTT thấy tỉ lệ đột biến gen
K-RAS là 41,6% [77]; Beranek (1999), khi tiến hành nghiên cứu đột biến gen K-RAS tại codon 12 trên 53 BN bị UTĐTT thấy tỉ lệ đột biến là 34% [37];
Tortola S. (1999), nghiên cứu 132 BN bị UTĐTT thấy tỉ lệ đột biến gen K-
RAS là 54 BN chiếm tỉ lệ 41% [133]; Monstein và CS (2004), nghiên cứu xác
định tỉ lệ đột biến gen K-RAS ở BN UTĐTT thấy tỉ lệ đột biến ở khối u TT là 30%, khối u ĐT là 44% [99]; Prall F. (2007), nghiên cứu xác định tỉ lệ đột biến gen K-RAS trong UTĐTT giai đoạn sớm, đột biến gen K-RAS đã được xác định tại vị trí codon 12 và codon 13 thấy tỉ lệ đột biến là 34,7% [112]. Gần đây, Stefanius (2011) nghiên cứu sự đột biến gen K-RAS ở BN bị UTĐTT thấy tỉ lệ đột biến là 45% [129].
Như vậy, tỉ lệ đột biến gen K-RAS ở BN bị UTĐTT giữa các nghiên cứu còn chưa có sự thống nhất. Theo chúng tôi, có lẽ do cách chọn mẫu cũng như kỹ thuật chon mẫu có sự khác nhau, hơn nữa mỗi nghiên cứu lại sử dụng
kỹ thuật khác nhau và thời điểm cũng như địa điểm nghiên cứu khác nhau nên các kết quả nghiên cứu cũng có sự khác nhau.
Khi nghiên cứu về kiểu đột biến gen K-RAS, kết quả bảng 3.13 cho thấy gặp chủ yếu là kiểu đột biến thay thế GGT → GAT (93,5%) (làm thay đổi axit amin Glycine thành axit Aspartic tại codon 12 gen K-RAS), kiểu thay thế GGT → GTT (làm thay đổi axit amin Glycine thành axit Valine tại codon 12 gen K-
RAS) chiếm tỉ lệ thấp (6,5%). Theo kết quả nghiên cứu Rako I. Và CS (2011) cho thấy tỉ lệ đột biến gen K-RAS tại codon 12 kiểu thay thế G → A chiếm tỉ lệ 50,0% [113]; Esteller M. Và CS (2000), để nghiên cứu sự liên quan của quá trình giảm methyl hóa liên quan đến sự hiện diện của đột biến gen K-RAS, các tác giả đã nghiên cứu 244 mẫu khối u ĐTT, kết quả cho thấy một mối liên quan rõ ràng giữa ngừng hoặc giảm hoạt động methyl hóa và sự xuất hiện của đột biến gen K-RAS kiểu thay thế G → A chiếm tỉ lệ 71% ; Prall F. (2007), thấy trong đột biến gen K-RAS thì tỉ lệ đột biến tại codon 12 là 90,6% và chủ yếu gặp kiểu chuyển đổi G → A [112]. Như vậy, tỉ lệ kiểu đột biến gen K-
RAS ở BN bị UTĐTT giữa các nghiên cứu cũng chưa có sự thống nhất. Tuy
nhiên, các kết quả nghiên cứu đều thấy rằng đột biến gen K-RAS ở BN bị UTĐTT chủ yếu là kiểu đột biến GGT → GAT. Vì vậy, theo chúng tôi cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa với số lượng BN lớn hơn trong việc xác định tỉ lệ đột biến cũng như kiểu đột biến gen K-RAS ở BN mắc UTĐTT.
Bảng 4.1. So sánh tỉ lệ đột biến gen K-RAS
ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng của một số tác giả
Tác giả Kỹ thuật xác định
đột biến
Tỉ lệ đột biến (%)
Wojcik P. (2008)
Sammoun S. (2012) (n=52) [121] Giải trình tự gen 23,1 Zulhabri O. (2012) (n=70) [147] PCR-SSCP 20,0 Pall F. (2007) (n=95) [112] Miễn dịch pan-cytokeratin 34,7 Nghiên cứu của chúng
tôi (2012) (n=79) Giải trình tự gen 58,2