- Dung dịch Lysis buffer Dung dịch K.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.6. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Kết quả bảng 3.6 cho thấy các triệu chứng như phân lỏng (26,6%), phân táo (39,2%), phân “táo + lỏng” (19,0%), sống phân (15,2%) là những triệu chứng thường hay gặp phản ánh quá trình hình thành phân theo sinh lý của ĐTT bị ảnh hưởng.
Các triệu chứng thay đổi khuôn phân, đi ngoài khó liên quan đến khối u ở vùng TT, đặc biệt vị trí u ở vùng TT thấp vì sẽ gây cản trở lưu thông của phân, khi phân lưu thông không được, nước trong phân sẽ bị hấp thu làm phân khô cứng gây táo bón và đi ngoài khó khăn. Khi có thay đổi thói quen đại tiện và cảm giác đi ngoài không hết phân là do khối u kích thích bóng TT, và
chính kích thước khối u sẽ gây nên biểu hiện thay đổi khuôn phân khi khối u ở TT.
Khi so sánh với kết quả của một số nghiên cứu khác chúng tôi thấy : Lê Quang Minh (2012), thấy BN UTĐTT đi ngoài phân lỏng (25,5%), phân táo (42,7%), phân “táo + lỏng” (14,5%), sống phân (19,1%) [16] ; Vi Trần Doanh (2005), đi ngoài phân lỏng (17,5%), phân táo (6,8%), thay đổi khuôn phân (13,9%), chướng hơi (4,6%) [3] ; Hoàng Kim Ngân (2006), phân lỏng (38,81%), phân táo (23,88%), phân “táo + lỏng” (20,9%) [17] ; McFarlane và CS (2004), thay đổi thói quen đại tiện (52,4%), phân lỏng (21,7%), phân “táo + lỏng” (24,5%) [96]. Theo Phạm Gia Khánh và Vũ Huy Nùng (2002), các triệu chứng rối loạn tiêu hóa gặp trong 60% BN UTĐTT [12]. Các kết quả nghiên cứu cho thấy các biểu hiện rối loạn tiêu hóa thường gặp trong UTĐTT là các triệu chứng rất đa dạng và phong phú vì vậy sẽ không thật sự là triệu chứng đặc trưng riêng cho UTĐTT. Trên thực tế các triệu chứng rối loạn tiêu hóa cũng gặp trong nhiều bệnh lý khác của đường tiêu hóa, vì vậy khi gặp BN có các rối loạn tiêu hóa kéo dài cần thiết phải tiến hành nội soi ĐTT bằng ống soi mềm để loại trừ UTĐTT.
4.2. Đột biến gen K-RAS ở bệnh nhân ung thư biểu mô đại trực tràng