Hình thái mô bệnh học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đột biến gene k RAS và mối liên quan đột biến gene k RAS với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh ung thư đại trực tràng (Trang 50 - 52)

- Dung dịch Lysis buffer Dung dịch K.

2.4.4.Hình thái mô bệnh học

* Phân loại UTBM của ĐTT theo phân loại của WHO năm 2000 [68]:

- Ung thư biểu mô tuyến (Adenocarcinoma): chiếm 95% tổng các UTBM của ĐTT. Cấu trúc của mô UT gồm những tuyến to nhỏ không đều chiếm ưu thế, lòng tuyến được lót bởi các tế bào hình trụ hoặc hình khối. Tùy theo mức độ biệt hóa của các tế bào và tuyến mà phân ra:

+ UTBMT biệt hóa cao (Well differentiated): Hình ảnh chủ yếu là những hình ống đơn độc, với nhân tế bào tương đối đều nhau, phân cực rõ.

+ UTBMT biệt hóa vừa hay trung bình (Moderately differentiated): Bao gồm những hình ống, nhân không nằm ở cực tế bào hoặc không nhìn thấy nhân.

+ UTBMT biệt hóa thấp (Poorly differentiated): Mất biệt hóa của các hình ống tuyến hoặc sắp xếp nhân không theo qui luật.

- UTBM tuyến nhầy (Mucinous adenocarcinoma): Chiếm 10% các UTĐTT, được xác định khi lượng chất nhày nằm ngoài tế bào chiếm > 50% toàn bộ lượng chất nhầy do các tế bào u sản xuất ra. Có thể thấy sự tạo thành tuyến không đầy đủ và/hoặc các tế bào UT hình nhẫn như bơi trong các hồ nhầy này.

- UTBM tế bào nhẫn (Signet-ring cell carcinoma): có > 50% lượng chất nhầy nằm trong bào tương của tế bào, làm cho bào tương của tế bào căng to và sáng, đẩy nhân lệch sát về một phía, trông giống như hình chiếc nhẫn. Mô UT ít có khuynh hướng tạo thành ống hay tuyến.

- UTBM tế bào vảy/dạng biểu bì (Squamous cell/epidermoid carcinoma): gồm những đám tế bào u hình đa diện, to nhỏ khác nhau, bào tương khá rộng và hơi ưa kiềm, nhân nằm giữa tế bào, hạt nhân thường nổi rõ, có thể thấy

hình nhân chia hoặc nhân quái. Tùy mức độ biệt hóa của các tế bào và mô UT mà thấy hình ảnh sừng hóa hay không (hình cầu sừng).

- UTBM tuyến vảy (Adenosquamous carcinoma): trên cùng một khối u có hai thành phần là UTBM dạng tuyến và dạng vảy với các mức độ biệt hóa khác nhau.

- UTBM tủy (Medulary carcinoma): Cấu trúc gồm những dải hoặc đám tế bào u với bào tương rộng và ưa axít, nhân hình túi với hạt nhân nổi bật, hình ảnh đặc trưng là có sự thâm nhiễm nhiều lymphô bào trong các đám tế bào biểu mô.

- UTBM không biệt hóa (Undifferentiated carcinoma): Hiếm gặp, chỉ chiếm 1% các trường hợp UTBM của ĐTT. Không có cấu trúc tuyến hoặc thành phần biệt hóa khác để xác định, không có chất nhầy trong bào tương để giúp phân biệt với loại kém biệt hóa.

* Đánh giá độ ác tính của khối u bao gồm [138]:

- Độ ác tính thấp (Low-grate): gồm UTBMT biệt hóa cao và vừa.

- Độ ác tính cao (High-grate): Gồm UTBMT biệt hóa thấp và UTBM không biệt hóa, UTBM tuyến nhầy và UTBM tế bào nhẫn, UTBM tế bào nhỏ cũng được coi như UT kém biệt hóa (biệt hóa thấp). Hầu hết, UTBMT của ĐTT là u biệt hóa cao và vừa, khoảng 20 - 25% biệt hóa thấp hoặc không biệt hóa.

* Đánh giá mức độ xâm lấn của u theo chiều sâu vào thành ĐTT theo T (Tumor): U nguyên phát [68]:

- T: Không thể đánh giá được u nguyên phát - To: Không có biểu hiện u nguyên phát - Tis: UTBM tại chỗ

- T1: U xâm lấn lớp dưới niêm mạc - T2: U xâm lấn lớp cơ

- T3 : U xâm lấn hết lớp cơ dưới thanh mạc hoặc tới thanh mạc hay tổ chức xung quanh ĐTT.

- T4 : U đã lan quá thanh mạc tạng hoặc xâm lấn trực tiếp vào cơ quan hoặc cấu trúc lân cận.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đột biến gene k RAS và mối liên quan đột biến gene k RAS với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh ung thư đại trực tràng (Trang 50 - 52)