Cận lâm sàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đột biến gene k RAS và mối liên quan đột biến gene k RAS với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh ung thư đại trực tràng (Trang 48 - 50)

- Dung dịch Lysis buffer Dung dịch K.

2.4.2.Cận lâm sàng

2.4.2.1. Xét nghiệm máu

- Các xét nghiệm huyết học và sinh hoá máu thường quy.

- Định lượng nồng độ CEA bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang trên máy Immuline one của Đức: lấy máu tĩnh mạch, máu được quay li tâm lấy huyết thanh tươi và tiến hành định lượng ngay, xác định nồng độ CEA ≤ 5 ng/ml và > 5 ng/ml.

2.4.2.2. Nội soi

- Vị trí u: TT, ĐT xích ma, ĐT xuống, ĐT góc lách, ĐT ngang, ĐT góc gan, ĐT lên, manh tràng [10].

- Đánh giá hình thể khối u:

+ Thể sùi: Khối u lồi vào trong lòng ĐT, mặt u sần sùi, có thể chia thành thùy, múi, màu loang lổ trắng lẫn đỏ tím. Có thể hoại tử trung tâm tạo giả mạc, có trường hợp loét sâu xuống tạo ổ loét.

+ Thể loét: Tổn thương UT là một loét tròn hoặc bầu dục, mặt u lõm sâu vào trong thành ĐT, màu đỏ sẫm hoặc có giả mạc hoại tử, bờ ổ loét phát triển gồ lên, có thể sần sùi, đáy mủn bở, ranh giới u rõ ràng.

+ Thể “loét + sùi”: Tổn thương có dạng u “loét + sùi” rộng trên bề mặt, đáy có nhiều giả mạc, bờ nhiễm cứng có nhiều nốt to nhỏ không đều, niêm mạc xung quanh nhạt màu dễ chảy máu, thể “loét + sùi” chiếm 45% các trường hợp u.

+ Thể thâm nhiễm (thể trai): tổn thương lan tỏa không rõ ranh giới, u có dạng cứng, phẳng hoặc hơi nhô khỏi bề mặt, đôi khi có loét nông hoặc chỉ hơi lõm xuống, niêm mạc bề mặt bạc màu mất bóng.

+ Thể chít hẹp (thể nhẫn): Mặt khối u giống thể loét, phát triển toàn chu vi làm nghẹt khẩu kính ĐT gây tắc ruột.

+ Thể dưới niêm: U đội niêm mạc ĐT phồng lên, niêm mạc phía trên bình thường hoặc hơi đỏ.

- Kích thước khối u so với chu vi lòng ĐTT: dưới 1/4 chu vi, từ 1/4 - 1/2 chu vi, từ 1/2 – 3/4 chu vi, trên 3/4 chu vi [10].

2.4.2.3. Phẫu thuật * Trong phẫu thuật:

Khối u ĐTT được đánh giá về: - Vị trí giải phẫu của u.

- Tính chất xâm lấn tại chỗ của u.

+ Thanh mạc ngoài u bình thường: khối u chưa xâm lấn thanh mạc.

+ Thanh mạc ngoài u bạc màu, mất bóng, nhăn nhúm, co kéo, sần sùi hoặc dính vào cơ quan khác: khối u xâm lấn thanh mạc.

+ Khối u xâm lấn vào cơ quan lân cận, bóc tách khó khăn hoặc mất các mốc ranh giới giải phẫu: khối u xâm lấn cơ quan lân cận.

* Sau phẫu thuật:

Mở lòng ruột theo bờ tự do đánh giá:

- Hình thể u: thể sùi, thể loét, thể “sùi + loét”, thể thâm nhiễm và thể nhẫn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đột biến gene k RAS và mối liên quan đột biến gene k RAS với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh ung thư đại trực tràng (Trang 48 - 50)