Sự khác biệt về mặt cấu trúc giữa vật liệu GaP xốp và khối đã được thể hiện trên Hình 3.18 và Hình 3.19 trong Chương 3 của Luận án. Điều này dẫn tới những sự khác nhau quan trọng về tính chất huỳnh quang giữa hai cấu trúc này. Hình 5.1 trình bày phổ huỳnh quang của các mẫu GaP khối và xốp (kí hiệu GaP11) được ăn mịn trong hỗn hợp dung dịch HF/C2H5OH với nồng độ phần trăm theo thể tích của HF là 25%, mật độ dịng 2,73 mA/cm2 trong 15 phút. Trên cả hai loại mẫu GaP xốp và khối, phổ huỳnh quang đều xuất hiện 2 dải, một dải phổ gần bờ vùng cĩ đỉnh tại 550 nm (2,25 eV) với độ bán rộng 35 nm và một dải ở vùng đỏ cĩ đỉnh tại 770 nm (1,65 eV) với độ bán rộng khoảng 140 nm được quy cho cĩ nguồn gốc từ tái hợp bức xạ qua các cặp đono-axépto sâu [19, 105].
Hình 5. 1. cũng chỉ ra sự khác biệt giữa phổ của vật liệu khối và xốp là cường độ huỳnh quang của mẫu GaP xốp lớn hơn nhiều so với cường độ huỳnh quang của mẫu GaP khối [19, 87, 124] đặc biệt là cường độ huỳnh quang gần bờ vùng của GaP xốp tăng rất mạnh. Hiện nay tuy chưa cĩ cơng bố nào giải thích rõ ràng về cơ chế tăng huỳnh quang bờ vùng trong cấu trúc xốp, nhưng cĩ thể nhận định rằng hiện tượng tăng cường độ huỳnh quang bờ vùng cĩ liên quan tới các trạng thái bề mặt. Sự tăng mạnh cường độ huỳnh quang chung của mẫu GaP xốp so với mẫu GaP khối cĩ thể cịn do đĩng gĩp của sự tán xạ mạnh của ánh sáng huỳnh quang trên bề mặt gồ ghề của mẫu GaP xốp [105].
Hình 5.1. Phổ huỳnh quang của mẫu GaP khối và GaP xốp
ăn mịn trong dung dịch HF/C2H5OH với nồng độ thể tích 25%, mật độ dịng 2,73 mA/cm2 trong 15 phút [3]