Tại mỗi trạng thái kích thích trước khi hồi phục phát quang, điện tử cĩ thể được kích thích bằng các photon cĩ năng lượng khác nhau với hiệu quả kích thích (xác xuất chuyển dời hạt tải điện) khác nhau. Ghi nhận tính chất kích thích của một chuyển dời huỳnh quang cụ thể cho biết thơng tin về năng lượng kích thích phù hợp. Phổ ghi nhận quá trình đĩ gọi là phổ kích thích huỳnh quang.
Phổ kích thích huỳnh quang của mẫu GaP xốp được thực hiện trên phổ kế huỳnh quang FL3-22 tại Trung tâm Khoa học Vật liệu, Trường Đại học Khoa
Hình 2.15.Sơđồ khối của hệ đo kích thích huỳnh quang
(1) Đèn Xenon, (2) Máy đơn sắc kích thích cách tử kép, (3) Buồng gá mẫu, (4) Máy đơn sắc đo bức xa cách tử kép, (5) Ống nhân quang điện
học tự nhiên Hà Nội. Hình 2.15 trình bày sơ đồ khối của phổ kế thích huỳnh quang FL3-22 (Jobin Yvon-Spex). Ánh sáng phát ra từ đèn Xenon chiếu vào đơn sắc kích thích sau đĩ truyền vào mẫu, tín hiệu huỳnh quang từ mẫu được phân tích ở đơn sắc thứ hai và thu bởi tế bào nhân quang điện 1911F, sau đĩ được đưa vào hệ điều khiển và xử lý tín hiệu. Tín hiệu thu được từ mẫu sẽ được máy tính ghi lại và xử lý.
Kết luận Chương 2:
Chương này đã trình bày các phương pháp thực nghiệm sử dụng trong luận án:
- Phương pháp phun nĩng và phương pháp gia nhiệt sử dụng dung mơi hữu cơ cĩ nhiệt độ sơi cao để chế tạo vật liệu nano InP, InP/ZnS và In(Zn)P, In(Zn)P/ZnS đã được lựa chọn và trình bày do cĩ những ưu điểm nổi trội là: cĩ thể chế tạo được vật liệu cĩ kích thước đồng nhất, hiệu suất phát quang cao và cĩ thể điều khiển kích thước.
- Phương pháp ăn mịn điện hố được lựa chọn để chế tạo các nano, micrơ GaP xốp với ưu điểm dễ thực hiện, chế tạo được mẫu với giá thành rẻ và cĩ thể chế tạo được các mẫu đa dạng về hình thái học.
- Các phương pháp nghiên cứu vi hình thái và cấu trúc của vật liệu bao gồm phương pháp ghi ảnh bằng kính hiển vi điên tử quét (SEM), kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), phương pháp nhiễu xạ tia X và phổ tán xạ Raman đã được trình bày.
- Các cơng cụ cho việc nghiên cứu các tính chất quang của vật liệu bao gồm các phép đo phổ hấp thụ, phổ huỳnh quang dừng, phổ huỳnh quang phân giải thời gian và phổ kích thích huỳnh quang đã được trình bày chi tiết về nguyên lý và sơđồ khối của từng phép đo.
CHƯƠNG 3