Tổ chức văn bản theo nguyên tắc huyền thoại hóa

Một phần của tài liệu Kí như một loại hình diễn ngôn (Trang 109 - 175)

5. Cấu trúc nội dung của luận án

4.3. Tổ chức văn bản theo nguyên tắc huyền thoại hóa

4.3.1. Công thức hóa nhân vật thành những cổ mẫu

Thế giới nhân vật trong kí 1945-1975 tuy đa dạng nhưng khá thống nhất. Kí giai đoạn này có xu hướng “thiết lập các cấu hình đồng dạng và qui trạng thái đa sắc hỗn tạp của thế giới vào những hình tượng bất biến”, “qui thế giới hỗn độn, vô thường vây quanh con người về thế giới của những qui cách và tổ chức” [116; tr.128], những đặc điểm của loại văn bản huyền thoại theo quan niệm của I.Lotman. Trong khi mô tả những con người cụ thể của thời đại, kí có xu hướng biến nó thành những kiểu mẫu, bằng cách qui chiếu nó với những hình tượng sơ khởi trong tư duy của nhân loại. Các chi tiết xác chỉ về nhân vật trở thành một lớp kí hiệu được xếp chồng lên một lớp kí hiệu thứ hai- lớp cổ mẫu huyền thoại. Lớp cổ mẫu này là lớp nghĩa trầm tích bên trong văn bản, hay nói như cách của Derrida, là lớp nghĩa “đang ngủ”, bị lãng quên, bỏ sót trong quá trình đọc, song nó lại có một uy lực mạnh mẽ để hợp thức hóa tiếng nói về sự thật trong các tác phẩm kí giai đoạn này.

Con người mới- anh hùng

Đứng ở vị trí trung tâm của kí giai đoạn này là kiểu nhân vật con người mới: đó là người chiến sĩ trong cuộc đấu tranh với kẻ thù xâm lược và người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo chúng tôi, kiểu nhân vật này thực chất là sự tái sinh của những huyền thoại về người anh hùng, những con người có sức mạnh phi thường trong quá trình chinh phục tự nhiên và chiến đấu với cái ác, nhằm tạo lập một thế giới mới và bảo vệ sự sống con người trên trái đất.

Những nhân vật người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong Người lái đò sông Đà, Bám biển... thực chất, là sự phục hưng cổ mẫu anh hùng

văn hóa trong huyền thoại. Cũng như cổ mẫu anh hùng văn hóa, toàn bộ hoạt động

của kiểu nhân vật này là chế ngự, chinh phục tự nhiên, chức năng của nhân vật là kiến tạo cái mới, đem lại trật tự cho thế giới hỗn độn.

Nhân vật anh hùng lao động thường được phú cho một tầm vóc khổng lồ, kích thước vũ trụ. Trong Bám biển (Bùi Hiển), những người đánh cá trên nông trường

biển được miêu tả như những người khổng lồ mà mỗi nét chân dung, mỗi cử chỉ của họ đều hòa nhịp với tự nhiên, vũ trụ trở thành phông nền, vật trang trí để làm nổi bật lên vẻ đẹp và sức mạnh của họ: “Giọng của Lễ rắn chắc, hơi ngắn cộc, như một ngọn

sóng bổ xuống. Giọng ông cụ Tâm hồn hậu, từ tốn, khó mà tưởng tưởng được cái

giọng ấy đã phải la hét, ném những mệnh lệnh cấp bách quyết định trong những giờ phút hiểm nghèo. Nhưng nó rất hòa hợp với khung cảnh yên tĩnh của trời nước đêm

nay. Bầu trời sao lấp lánh. Bóng ông cụ phóng lên nền trời, một vài đốm sao bám nhẹ trên mái tóc, một đốm bậu vào chiếc cằm nhô nhòn nhọn của ông”. Cách miêu tả này khiến cho trong hình ảnh của con người lao động, người ta thấy phảng phất bóng dáng của người anh hùng Promete, của Thần Trụ trời với tầm vóc và sức khỏe phi thường.

Nhằm làm nổi bật sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên, nhân vật người lao động thường được miêu tả trong trạng thái cực điểm sức lực, trong những tình huống làm việc gấp rút và căng thẳng. Toàn bộ cuộc sống cũng như phẩm chất của con người được tối giản để thành một người làm việc hiệu quả, được dồn tụ và hun đúc nhằm hướng tới một nhiệm vụ cao nhất. Chỉ trong môi trường khắc nghiệt và đầy thử thách, chỉ khi thực hiện nhiệm vụ, con người mới hiển lộ toàn bộ vẻ đẹp thể chất và tinh thần của nó. Trong Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã tạo nên một tình huống căng thẳng, đầy kịch tính- cuộc chiến quyết liệt giữa ông lái đò và thạch trận sông Đà. Tình huống này cho phép tất cả nội lực của con người được tập trung và dồn nén cao độ. Cơ thể nhân vật như được kéo căng. Hành động của nhân vật được miêu tả bằng những nét bút chắc khỏe, thể hiện trạng thái tràn đầy sinh lực. “Ông lái đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình... Ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm... Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt... Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng

nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy”.

Cuộc sống của người lao động được miêu tả như một cuộc đấu tranh kiên cường nhằm chế ngự bản tính hung bạo, bất tuân của tự nhiên. Trong cuộc chiến quyết liệt ấy, thiên nhiên thường hiện diện như một vật cản, một địch thủ liên tục tạo ra những thử thách, hoặc hiện diện với bản chất thô ráp, xấu xí, hoang phế, cần được cải tạo bởi bàn tay con người. Thiên nhiên thường được nhân cách hóa và ước lệ hóa

cao độ thành những cổ mẫu. Sông Đà, biển Đông là biểu trưng cho sức mạnh hung bạo của nước, một thế lực tự nhiên vẫn đe dọa sinh mạng và thách thức khả năng của con người từ thuở hồng hoang. Suối quặng là đại diện cho sức sinh sôi kì diệu nhưng câm lặng và thô ráp của đất, cần phải có bàn tay tìm tòi, khai khẩn, nhào nặn, vun xới của con người để trở thành một nguồn nguyên liệu dồi dào, chất liệu tinh tế, giàu khả năng biểu đạt hay một mảnh ruộng, nông trường tràn đầy những màu sắc xanh tươi. Rừng, bãi hoang, đầm lầy... là hình ảnh của Cây cối, một thứ tự nhiên hoang dã, vô tổ chức, hỗn độn cần phải được chăm chút, tỉa tót, qui vào trật tự... Tất cả thiên nhiên được miêu tả trong trạng thái chờ đợi con người đến chinh phục. Hành động của con người là tác động vào thiên nhiên vô tri, làm bật lên trong nó sự sống, chế ngự bản tính hoang dã, phá bỏ tính chất hỗn tạp của nó, và thiết lập nên một trạng thái mới cho sự vật, một trật tự mới cho thế giới.

Trong Suối quặng, các cán bộ địa chất được Nguyễn Tuân ngợi ca là những “con người dũng sĩ mở đường”, “mở đường lặng lẽ, nhưng trong im ắng, đã chợt bắt

thấy cái tiếng của ngày mai”. Công việc của họ giống như một phép thuật kì diệu:

làm hiện nguyên hình bản chất của đá, một thứ thiên nhiên câm lặng và luôn lẩn tránh con người: “Sỏi, đá, cuội, đá lăn, đá đầu sư, đá hộc, đá gốc, hiện lên bằng hết. Bỗng thấy nơi đầu hòn này nơi đầu hòn kia ẩn ẩn hiện hiện những vết sứt rất mới. Toàn thân viên đá mòn đều một chất rêu lưu cữu, chỉ riêng chỗ vết thương mới là không có rêu, và lộ ra những hạt cấu trúc của đá”. Trong Một bài thơ Đường (Nguyễn Tuân), người công nhân cầu đường được miêu tả như là người anh hùng đã “thuần hóa được

cõi tự nhiên”: “Cũng như khắp thiên nhiên Tây Bắc, thiên nhiên Điện Biên toàn là

những mảng những khối xù xì gập ghềnh mấp mô lồi lõm nhùng nhằng, loằng

ngoằng, nó vô tận những chuỗi xúc xích bầm đỏ và rù rì xanh trên đó con chim bay trọn đời cũng không qua hết nổi. Nay những đường nét hoang rợ ấy đã được công

nhân cầu đường ta nắn lại (...) Uốn những cua vòng cho nó phình tròn nữa ra, nắn lại quãng đường cong cho nó thẳng tắp đi, đẹp thay cái trí cái mắt cái tay những người mở đường Điện Biên. Quả thật là công nhân cầu đường đã làm cho phong cảnh đất nước Tây Bắc vốn đã đẹp thì nay càng thêm đẹp. Cái đẹp nhân tạo do con người

công nhân đem hình học vào giữa cõi tự nhiên”. Chị giao liên được miêu tả: “Trên

đường dây, hằn lên cái bóng hun hút những anh chị em giao liên băng đồng, vượt

sông, xuyên rừng, phá cây, nâng đường dây lên, hạ đường dây xuống, và lúc cần thì

hiện một sự kháng cự đối với nền văn minh phương Tây, các nhà văn có xu hướng ca ngợi, đề cao vẻ đẹp tự nhiên, thì trong giai đoạn này, để nhấn mạnh sức mạnh chinh phục tự nhiên của con người, các nhà viết kí có xu hướng tôn vinh một cái đẹp nhân tạo, sự qui củ, trật tự được kiến thiết bằng bàn tay khối óc của con người.

Cách thức miêu tả này khiến cho công cuộc khai khẩn đất hoang, lập nên các nông trường, khai thác tài nguyên biển, hay những công việc lặng lẽ nhất của người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội như lái đò, nặn gốm, xây cầu, liên lạc... biến thành những hành động lớn lao, kì vĩ, đầy màu sắc huyền thoại: hành động chinh phục thiên nhiên để khai thiên lập địa, thiết lập một thế giới mới. Những người lao động bình thường như những người đánh cá, những ông lái đò, anh lái xe, chị giao liên, nông trường viên... trở thành những anh hùng văn hóa- người có tầm vóc phi thường và sức mạnh vô song. Phảng phất trong hình ảnh những người lao động của thời đại là bóng dáng của Promete- vị anh hùng khổng lồ đã ăn cắp lửa của thần linh để đem lại sự sống cho nhân loại, là Atlat hay Thần trụ trời khiến cho trời đất phân minh, là Hậu Nghệ bắn mặt trời để trả thế giới về trạng thái hài hòa... Các nhân vật tuy khác nhau về tên tuổi, quê quán, công việc... nhưng đều được miêu tả theo những công thức chung. Nói cách khác, những chi tiết về tiểu sử, những sự kiện thời sự... chỉ là những lớp kí hiệu, những lớp vỏ bề ngoài mà ẩn sâu bên trong nó là lớp cổ mẫu huyền thoại đã bị che khuất một cách khéo léo.

Đây là một dẫn chứng rất tiêu biểu cho cách miêu tả người lao động trong văn học giai đoạn này: “Khi tên lính Pháp cuối cùng cúi đầu lủi thủi bước đi, anh công nhân bước ra khỏi gầm cầu tối lạnh, vươn vai thở mạnh cho lồng ngực no đầy cả

vừng hồng sáng chói. Anh thở ánh nắng, anh thở trời xanh, thở gấp, thở vội vàng, cơ hồ như sợ ánh nắng trời xanh kia vừa mới giành được vào tay sẽ lại bay đi. Người anh vụt lớn lên như Thánh Gióng trong cổ sử, người anh hùng thần thoại từ vành nôi nghèo của mẹ bước ra, tay không nhổ bật tre ngà, phi ngựa sắt quét sạch quân thù”

(Lòng dân, Lê Khâm). Có thể dễ dàng nhận thấy đoạn văn này tuy được coi là kí, nhưng lại đầy ắp những công thức ước lệ thịnh hành trong giai đoạn văn học này: cuộc đời người công nhân được hình tượng hóa bằng hình ảnh con đường đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ “gầm cầu tối lạnh” sang “vừng hồng sáng chói”, người công nhân được đặt trong bức phông nền vũ trụ: thở ánh sáng, thở trời xanh, nhân vật được sánh ngang với các nhân vật anh hùng trong huyền thoại: “người anh vụt lớn lên như

Thánh Gióng trong cổ sử”... Tất cả những ước lệ này cho thấy cái được gọi là “thực

tại” được miêu tả trong kí thực chất là một thực tại được kiến tạo nên bởi ngôn từ. Nếu như hình ảnh người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội được tái sinh từ cổ mẫu huyền thoại về người anh hùng văn hóa thì những chiến sĩ trên mặt trận đấu tranh chống kẻ thù xâm lược lại được nhào nặn từ cổ mẫu người

anh hùng chiến trận- người anh hùng của cộng đồng có vai trò diệt trừ cái ác, bảo vệ

sự sống của con người.

Toàn bộ các chi tiết về nhân vật đều có chức năng làm toát lên sức mạnh tập thể đã hội tụ trong người anh hùng trong cuộc chiến đấu với kẻ thù. Trong Người

dũng sĩ dưới chân núi Chư pong, Ko long được miêu tả như là sự kết tinh cao đẹp

của cộng đồng trong suốt chiều dài lịch sử: ... “Mười tuổi, Ko long đã đắm mình trong những bài hát xao động lạ lùng đó. Em uống vào lòng nhạc và lời của bài hát, như uống nước con suối I a pi a ở đầu làng mà lớn lên. Mười một tuổi, trán em đã rộng ra và lì lại trong những đêm thức trắng nghe cụ Xớt hát. Mười ba tuổi, lòng Ko long đã quặn đau vì những nỗi đau của sông núi Gia rai”, “Mười tám tuổi Ko long đã đi gần suốt cuộc đời của dân tộc mình, của các dân tộc Tây Nguyên, từ những

ngày tăm tối cho đến những ngày bừng sáng, từ căm uất nghèn đầy cho đến rùng rùng đứng dậy, từ những ngày tay trắng cho đến những ngày cầm súng, và cái cách cầm súng của anh cũng rất Tây Nguyên, rất Việt Nam”. Trần thuật về tiểu sử của một

người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến của thời đại, nhưng rõ ràng, Nguyễn Trung Thành đã có dụng ý biến cuộc đời của nhân vật thành một pho sử thi, biến nhân vật thành biểu trưng của cộng đồng, dân tộc. Cách miêu tả nhân vật này gợi liên tưởng đến huyền thoại về Thánh Gióng, cậu bé ba tuổi đã lớn bổng lên khi nghe tiếng gọi của đất nước, biến thành một tráng sĩ có sức khỏe phi thường nhờ sự gom góp cưu mang của cộng đồng, và cuối cùng trở thành biểu tượng của lòng yêu nước. Bằng cách đặt nhân vật trong một chiều kích không gian vũ trụ (uống nước con suối đầu

làng mà lớn lên, quặn đau vì những nỗi đau của sông núi Gia rai), trong thời gian

lịch sử (đi suốt cuộc đời của dân tộc mình, của dân tộc Tây Nguyên), Nguyễn Trung Thành đã làm lu mờ tính chất cá nhân của nhân vật, khiến cho hình tượng người chiến sĩ Ko long ngưng kết lại thành một thứ tượng đài bất hủ, một bảo tàng lịch sử hơn là một con người có thật của thời đại.

Nếu như trong cổ mẫu anh hùng văn hóa, sức mạnh thể chất và tầm vóc vũ trụ được tô đậm thì trong huyền thoại về người anh hùng chiến trận, vẻ đẹp của lý tưởng

và sức mạnh tập thể được đặc biệt đề cao. Thậm chí, nhà văn có xu hướng miêu tả nhân vật như một con người yếu đuối, bị giày vò đến mức kiệt quệ về thể chất để nhằm làm nổi bật sự mạnh mẽ, kiên cường của lý tưởng. Người già, em bé, người mẹ, người thiếu nữ, người tù... vốn là những con người yếu đuối, nhưng nhờ có lý tưởng, họ như được tiếp sức, có được những năng lực kì diệu để vượt qua những thử thách cam go. Ở trong những tác phẩm như Người mẹ cầm súng, Bất khuất, Sống

như anh, người ta có thể thấy mẫu hình anh hùng chiến trận đã được lồng ghép trong

kiểu nhân vật con người nhỏ bé, bị ức hiếp của truyện cổ tích, mà lí tưởng trở thành phép màu giúp họ chiến thắng.

Sức mạnh tập thể được diễn tả một cách sống động thành những hình ảnh ẩn dụ độc đáo. Nguyễn Tuân gọi đó là “dòng sống”, “luồng sống”: “Bám sát gót những người gánh nặng, mới cảm thấy cái sức mạnh vô cùng của luồng sống. Dòng người

đều như dòng nước, không gì ngăn được nó, không ai ngăn được nó (...) Gần mỗi vị trí giặc, dòng sống thấy bị vấp thì lại rẽ sang phải sang trái mà tườn lên, tườn ngày, tườn đêm, tườn mãi mãi” (Lại ngược). Nguyễn Khải gọi đó là “vòng vây đáng sợ nhất”, một thứ vành đai vô hình, khiến cho giặc luôn phải bất ngờ, cảm thấy lo sợ, bị

dồn vào một tình thế không lối thoát, đó là vòng vây của tinh thần đoàn kết toàn dân trong cuộc chiến tranh nhân dân kì diệu (Hòa vang). Qua những ẩn dụ này, sức mạnh tập thể đã được huyền thoại hóa thành một thứ phép màu thần kì, một vũ khí bất khả

Một phần của tài liệu Kí như một loại hình diễn ngôn (Trang 109 - 175)