Sự tác động của mã tư tưởng hệ với thực tiễn sáng tác văn học kí

Một phần của tài liệu Kí như một loại hình diễn ngôn (Trang 80 - 95)

5. Cấu trúc nội dung của luận án

3.3. Sự tác động của mã tư tưởng hệ với thực tiễn sáng tác văn học kí

3.3.1. Mã tư tưởng hệ và sự biến đổi của diễn ngôn sự thực trong văn học kí qua các thời đại

Trong lịch sử phát triển của kí, ở mỗi giai đoạn, dưới sự chi phối của những mã tư tưởng hệ khác nhau, ta lại thấy nổi lên một mô hình sự thật khác nhau, một lập trường khác nhau của chủ thể trần thuật, một lớp nghĩa mở rộng khác nhau.

Trong thời trung đại, mô hình sự thật- huyền thoại là mô hình sự thật chiếm vị thế ưu trội. Như phần trên chúng tôi đã trình bày, các motip sinh đẻ thần kì, âm phù dương trợ, phong thủy trạch cát, hiển linh... xuất hiện với một mật độ dày đặc trong các tác phẩm kí, làm cho thời gian lịch sử bị thủ tiêu, hiện tại biến thành quá khứ vĩnh viễn. Thế giới được miêu tả vì thế là thế giới của cái thiêng liêng, khởi nguồn. Trước thế giới cao cả và huyền nhiệm ấy, chủ thể trần thuật chỉ là người ghi chép, không được phép luận bàn. Chân lí là cái đã được biết từ trước, cho nên mở đầu và

kết thúc tác phẩm bao giờ cũng là thuyết lí. Toàn bộ tác phẩm là sự minh chứng cho cái chân lí tiên nghiệm ấy. Sự thật, như thế, không nằm ở chủ thể hay đối tượng, mà thuộc về các đấng bậc linh thiêng. Có thể nói, chính hệ tư tưởng tôn giáo là mã tư tưởng hệ chi phối việc kiến tạo sự thực trong kí. (Tất nhiên, vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX đã diễn ra một sự đứt gãy tư tưởng hệ, trong đó, tư tưởng hệ tôn giáo đã bị hoài nghi, nhiều yếu tố huyền thoại bị giải thiêng nhưng nói chung, vẫn chưa có một hệ tư tưởng mới thay thế).

Đến thời hiện đại, lại thấy nổi lên mô hình sự thật về thế sự, dân sinh (trong các phóng sự tả chân); và mô hình sự thật đời tư, nội tâm (trong các tản văn, tùy bút, tạp bút) lại chiếm vị trí ưu trội. Trong các phóng sự tả chân của Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang, Ngô Tất Tố, những tệ nạn xã hội, đời sống lầm than của hạng người dưới đáy trở thành sự thực nhức nhối, nổi cộm. Trong các tùy bút của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Thạch Lam, những bí mật tâm hồn, thế giới sâu thẳm, phức tạp của nội tâm được phơi bày ra ánh sáng như một sự thực cần phải được lên tiếng. Thiếu quê hương của Nguyễn Tuân dành phân nửa dung lượng tác phẩm để miêu tả những

suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật xưng tôi. Cai của Vũ Bằng thậm chí có rất ít sự kiện, sự kiện duy nhất choán hết toàn bộ tác phẩm là sự kiện về cuộc đấu tranh tư tưởng cai hay không cai của “tôi”. Chính vì coi sự thực nằm trong cuộc sống con người, nên ý thức của chủ thể diễn ngôn là một ý thức điều tra, phơi bày: điều tra những sự thật đã bị bưng bít trong đời sống xã hội dân sinh, và phơi bày thế giới bí mật lâu nay vẫn còn phong kín trong tâm hồn con người. Cho nên, thủ pháp điều tra của báo chí và thủ pháp biểu cảm của các thể loại trữ tình được sử dụng một cách phổ biến trong kí giai đoạn này. Trên cơ sở đó, có thể thấy sự thay đổi căn bản của mã tư tưởng hệ trong kí giai đoạn này: chuyển từ hệ tư tưởng tôn giáo đặt trọng tâm vào thần sang hệ tư tưởng nhân văn chủ nghĩa lấy con người làm nền tảng để cắt nghĩa thế giới.

Quan sát các hiện tượng kí đương đại, có thể nhận thấy một số dấu hiệu manh nha của sự chuyển đổi hệ hình tư tưởng, tuy nhiên, chưa thật rõ nét. Các tác phẩm tản văn, tùy bút, tạp văn của Nguyễn Việt Hà thấp thoáng cho thấy sự bành trướng của thế giới kí hiệu. Các tập tạp văn của Nguyễn Quang Lập như Kí ức vụn, Chuyện đời

vớ vẩn cho thấy một thế giới đang tan rã, phi trung tâm. Tuy nhiên, đây chỉ là những

giả thiết mà để chứng minh được, cần phải có nhiều thời gian và sự khảo sát tỉ mỉ hơn.

3.3.2. Mã tư tưởng hệ và sự khác biệt của diễn ngôn về sự thực trong văn học kí qua các không gian văn hóa.

Thậm chí, ở các tác phẩm kí cùng tồn tại trong một cấu trúc văn hóa, ta lại nhận ra những nguyên tắc tổ chức văn bản khác nhau, những mô hình thế giới khác nhau, những lập trường khác nhau của chủ thể trần thuật.

Xét riêng văn học kí Việt Nam thời trung đại, ta có thể nhận ra hai loại kí khác nhau. Các tác phẩm bi kí, mộ chí thời Lý Trần, các tác phẩm thực lục thời Lê (Lam

Sơn thực lục, Trung Hưng thực lục, Kiến văn tiểu lục), ... được hình thành trong

không gian quan phương, chính thống, nhằm mục đích ghi chép những sự kiện trọng đại của quốc gia, dân tộc như sự chấn hưng Phật giáo, sự khởi nghiệp của một vương triều, công đức của các bậc quân vương, danh nho, danh thần... Trong tác phẩm này, tác giả thường nhấn mạnh mình phụng mệnh triều đình, xã tắc mà biên chép: “Thần, thẹn xem hàng nhạn, lạm dự rừng nho. Ghi chép sự việc hoàn thành, nhờ bởi thánh minh khéo léo” (Bia tháp Sùng Thiện Diên Linh của vua thứ tư nhà Lí nước Đại

Việt). Về mặt thể loại và kết cấu, các tác phẩm kí thuộc nhóm này thường tuân theo

khuôn thước của những thể loại chức năng, mang tính qui phạm (bi kí, minh kí bao giờ cũng gồm hai phần, minh và tự; kí về đình đài danh thắng thường miêu tả kiến trúc đình đài tự viện nhằm mục đích ca ngợi, văn chương thường mang tính chất khuôn sáo).

Loại kí thứ hai phát triển trong khoảng thế kỉ thứ XV và nở rộ vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, thường hình thành trong những không gian cá nhân, phi quan phương, bao gồm các tạp kí, tùy bút (Vũ trung tùy bút, Tang thương ngẫu lục), kí sự (Thượng kinh kí sự), du kí (Tam kiều nguyệt dạ du kí của Ngô Thì Hoàng, Trùng du

Tây Hồ du kí của Nguyễn Văn Siêu)... Trong các tác phẩm này, tác giả thường nhấn

mạnh tính chất cá nhân của việc ghi chép. Trong những dòng cuối cùng của thiên kí sự lên kinh, Lê Hữu Trác bày tỏ nguyên do chấp bút: “nhân khi nhàn rỗi, uống rượu gảy đàn, chép lại đầu đuôi sự việc để nhớ lại, khiến con cháu ở đời biết tùy duyên, biết thủ phận, tri túc tri chỉ, lấy việc không tham làm vinh, xem đó làm gương”. Về mặt thể loại và kết cấu, có thể thấy các tác phẩm kí loại này thường có một kết cấu linh hoạt, tự do, thoát ra khỏi qui phạm, chuẩn mực, sử dụng một cách rộng rãi các yếu tố giai thoại, truyền kì- những thể loại vốn bị coi là phi chính thống, là nhai đàm hạng ngữ trong nền văn hóa thời bấy giờ.

Trên cơ sở này, có thể thấy, trong văn học kí trung đại, có tồn tại ít nhất hai không gian văn hóa: không gian văn hóa trung tâm gắn với những khu vực quan phương, những thể loại chính thống, mang tính qui phạm và không gian văn hóa ngoại vi, gắn với những thể loại phi chính thống, giải qui phạm. Trong các tác phẩm kí hình thành ở hai không gian khác nhau này, có thể nhận ra những nguyên tắc kiến tạo văn bản khác nhau, những mô hình thế giới, mô hình sự thật khác nhau, những lập trường khác nhau của chủ thể trần thuật. Những yếu tố này cho thấy có ít nhất hai mã tư tưởng hệ khác nhau đã chi phối việc tạo lập, vận hành các tác phẩm kí thời kì này.

Trước hết, khảo sát nhóm kí thứ nhất, có thể thấy, chủ thể trần thuật trong tác phẩm thường phát biểu không phải với tư cách cá nhân mà thường đồng nhất mình với chân lý, đạo đức, tôn giáo, truyền thống. Mở đầu các bi kí thời Lí Trần bao giờ cũng có một đoạn thuyết lý về sự nhiệm màu của Phật Pháp: “Ôi cái chân không

trong lặng, giấu hình khi trời đất chưa chia, cái diệu hữu nảy sinh, bao trùm nước hữu hình vận động. Sáng thì gạt bỏ cái không vì cơ vi chẳng phải là không; mê thì bám lấy cái có, coi màu nhiệm cũng là không có. Xa nghĩ đức Phật tổ xưa, trí tuệ của người xem xét tất cả không sót một ai. Cho nên người: giấu kín cái thực, làm rõ cái huyền, để gọi bảo cái đạo thường, vui mãi mãi; từ cái không đi vào cái có, để giúp cho sự hồi hướng giải thoát đời đời” (Văn bia chùa Sùng Phúc Bảo Ninh). “Ôi, mới phân phán huyền hoàng, bắt đầu chia trong đục, Tam Tài đã phân biệt, muôn tượng đều phô bày. Sang hèn khác đầu mối; trí ngu nào giống nhau. Ái dục chảy tuôn nên bể cả; bụi trần chất chứa thành non cao...” (Văn bia chùa Hương Nghiêm núi Càn Di). Nhan đề, những đoạn đầu tiên trong các bi kí, thực lục thời Lê thường là sự viện

dẫn những kinh điển Nho giáo: Có đức ắt có vị, Đức sáng như mặt trăng mặt trời

của người đàn bà, Vợ chồng chết vì tiết nghĩa (Nam ông mộng lục, Hồ Nguyên

Trừng). Sự viện dẫn thuyết lý, kinh điển này khiến cho chủ thể của diễn ngôn sự thực trong kí thường tự xác định vai trò của mình như là một người biên chép, khảo cứu chứ không phải là người sáng tạo. Sự khẳng định khiêm nhường của chủ thể trần thuật ngụ ý đã có sẵn một văn bản tiên nghiệm, được sáng tạo bởi thần linh, bậc thánh hiền, đức quân vương, mà tác giả chỉ việc ghi lại một cách trung thực.

Mặt khác, trong vai sử gia, người biên chép, bầy tôi, chủ thể trần thuật thường bày tỏ một thái độ biểu dương, ca ngợi đối với đối tượng được miêu tả. Trong các bi kí, minh kí, tháp kí, bao giờ cũng có một phần minh để ngợi ca công đức của người

xây tháp, dựng bia. Trong các mộ chí, ngoài ghi chép về hành trạng nhân vật, còn có đoạn ca ngợi công đức người đã khuất. Các thực lục thường có đoạn ca ngợi công đức của người khởi nghiệp. Trong các du kí đình đài danh thắng, thường có đoạn ngợi ca vẻ đẹp của kiến trúc cũng như công ơn của người dựng xây, tu tạo.

Các tác phẩm kí loại này thường kiến tạo thế giới như một bức tranh tuyệt đối qui củ, trật tự mà trong đó không gian hiện lên với những giới tuyến không thể vượt qua, thời gian được miêu tả như một quá khứ vĩnh viễn, sự kiện được xâu chuỗi theo một tiến trình định sẵn, hệ thống nhân vật được đồng nhất thành những biểu tượng. Có thể nói, tất cả những yếu tố này đã khiến cho thực tại được huyền thoại hóa, trở thành cái khởi nguyên.

Những mô tip tái sinh, chiêm mộng tạo nên trong các tác phẩm kí trung đại một dòng thời gian tuần hoàn, trong đó, sự sống được trở lại trong một vòng luân hồi bất tận và cái chết không phải là sự kết thúc. Trong Bố Cái Phu Hựu Chương Tín

Sùng nghĩa Đại vương, có đoạn nói về sự hiển linh của Phùng Hưng sau khi chết.

“Khi Ngô Tiên chúa dựng nước, quân phương Bắc vào cõi cướp phá, Tiên chúa lo

lắng, đêm mộng thấy vương xưng tên tuổi, nói rằng đã đem nghìn vạn đội thần binh, xin tiên chúa đốc thúc tiến quân, sẽ có âm phù. Bạch Đằng thắng trận, Tiên chúa lấy làm lạ, hạ chiếu xây điện miếu tôn nghiêm, lại chuẩn bị đầy đủ bảo vũ, hoàng đạo, trống đồng, trống da, âm nhạc, vũ đạo, làm lễ Thái Lao để tạ ơn vương”. Trong Ni sư đức hạnh (Nam ông mộng lục- Hồ Nguyên Trừng), có chi tiết về sự linh nghiệm

của nhà sư sau khi chết. Trong Công dư tiệp kí, có chuyện Tỳ kheo nước Việt sau khi chết tái sinh vào vua nhà Minh (Truyện chùa Quang Minh ở làng Hậu Bổng), chuyện trạng nguyên Giáp Hải sau khi chết vì bất bình trước sự khinh miệt của hậu bối mà hiển linh trong giấc mộng của Nguyễn Mậu Thịnh (Truyện Trạng Nguyên xã Dĩnh

Kế)... Sự tái sinh, hiển linh của nhân vật sau khi chết đã khiến cho cái chết không còn

là một sự kiện, văn bản vì thế không kết thúc, mà luôn được tái lặp miên viễn.

Mô típ âm phù dương trợ, phong thủy trạch cát, điềm tai dị, chiêm mộng... và sự xuất hiện của những thầy tướng số, thầy địa lý, thần thánh, người âm... gắn liền với những yếu tố tiên tri trong các tác phẩm kí trung đại đã khiến cho thời gian lịch sử bị thủ tiêu, bởi tất cả các sự kiện dường như đều diễn tiến theo một trật tự định sẵn, đã được biết trước. Câu chuyện đầy những tình tiết li kì, nhưng không khiến cho người ta phải ngạc nhiên. Trong Công dư tiệp kí, có rất nhiều những chi tiết về sự báo trước này. Trong Truyện tể tướng xã Mộ Trạch có chi tiết bà mẹ của tể tướng Vũ

Duy Chí nằm mơ thấy trước nhà có một đám mây năm sắc hiện ra, mây xanh đỏ tan trước, sau bà sinh hạ năm con trai, đúng như điềm báo trong giấc mộng, cả năm người con của bà đều hiển đạt. Trong Truyện Thượng thư Vũ Công Đạo, có chi tiết về lời tiên tri của một bà lão tự xưng là tiên nhân giáng hạ, sau đúng như vậy. Truyện

Đinh Tiên Hoàng lí giải sự hưng thịnh của triều Đinh bằng chi tiết về ngôi huyệt quí

trong động Hoa Lư... Tất cả những chi tiết mang đậm màu sắc kì ảo, hoang đường này đều tồn tại như một phần không thể thiếu của các thiên kí, để làm nổi bật yếu tố định mệnh, quyền năng của những đấng siêu nhiên, và như thế, lẽ tất yếu sẽ thủ tiêu những yếu tố ngẫu nhiên của thời gian lịch sử.

Sự hiển linh và phù trợ của thánh thần, tổ tiên, sự giúp rập của ông trời và các thế lực siêu nhiên trong con đường công danh của nhân vật tạo nên một sợi dây nối kết hiện tại với quá khứ. Thành ra, các tác phẩm kí trung đại có rất nhiều những sự kiện, nhân vật thời sự trong xã hội mà tác giả sống, song tất cả các nhân vật đều là hậu duệ của thần linh, hoặc chịu sự sai khiến của các yếu tố siêu nhiên, được phù trợ bởi âm đức tổ tiên, thời gian hiện tại vì thế chẳng qua chỉ là sự nối dài của quá khứ. Cái hiện tại bị xóa mờ, khiến cho các tác phẩm kí là sự là sự hồi nhớ đối với một quá khứ vĩnh hằng, sự quay trở lại với cái khởi nguyên.

Mặt khác, mô tip âm phù dương trợ, sự chi phối của các yếu tố siêu nhiên như thần thánh, Phật, Thượng đế, yêu ma, định mệnh vào cuộc đời của nhân vật khiến cho nhân vật không phải là kẻ hành động, mà mọi hành động của nhân vật là do sự sắp đặt của các đấng bậc tối cao. Trong Công dư tiệp kí, có nhiều vị danh nho, danh thần hiển đạt không phải nhờ tài năng, nỗ lực cá nhân mà do thiên mệnh, số phận. Trong Truyện mộ tổ ở Vịnh Kiều, phụ chép truyện Hiển Tích, Hiển Tích được miêu tả là lúc trẻ “tính hay uống rượu, bỏ cả học hành”, lúc đi thi cũng uống rượu ngủ quên, may nhặt được một bài văn tứ lục, cứ theo bài ấy mà chép vào, quả nhiên thi đỗ. Sự có mặt của các chi tiết về vị thế đắc địa của ngôi mộ tổ, sự xuất hiện của chi tiết trận gió thổi đến tờ giấy có bài văn tứ lục... trong tác phẩm, thực chất, thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan thiên nhân hợp nhất, con người là một bộ phận cấu thành của vũ trụ, chịu sự chi phối của vũ trụ. Thiên kí có nhiều nhân vật: thượng thư triều Mạc Nguyễn Văn Huy, ông nội Nguyễn Phúc Ngộ, con trai Nguyễn Văn Huy là Trọng Quýnh, Đạt Thiện, Nguyễn Danh Nho, cháu đích tôn Nguyễn Văn Huy là Giáo Phương, cháu bốn đời Nguyễn Văn Huy là Đức Vọng..., song tất cả các nhân vật này đều không phải là nhân vật hành động (sự lười biếng của Hiển Tích càng nhấn mạnh

tính chất không hành động của thế giới nhân vật). Nhân vật hành động duy nhất trong tác phẩm là ông trời, nhờ ông trời sai Nguyễn Phúc Ngộ giữ bạc cho người khách mà

Một phần của tài liệu Kí như một loại hình diễn ngôn (Trang 80 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w