Khái niệm tư tưởng hệ, mã tư tưởng hệ

Một phần của tài liệu Kí như một loại hình diễn ngôn (Trang 65 - 70)

5. Cấu trúc nội dung của luận án

3.1.Khái niệm tư tưởng hệ, mã tư tưởng hệ

Thuật ngữ tư tưởng hệ (ideology) có lịch sử tồn tại trên dưới hai trăm năm, từng là đối tượng bàn luận của khoa học luận (Tracy và các nhà bách khoa thư), triết học (Marx, Enghen), kí hiệu học (M.Bakhtin, R.Barthes và nhiều nhân vật khác).

Các từ điển triết học hiện có đều cho rằng, Antoine Louis Claude Destutt de Tracy (1754-1836)- nhà triết học, chính trị học, kinh tế học người Pháp- là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “tư tưởng hệ”. Ông đưa ra thuật ngữ này lần đầu tiên vào năm 1801, trong tác phẩm nổi tiếng Cơ sở tư tưởng hệ. Trong cách sử dụng của Tracy và

các nhà duy cảm luận thời ấy như Pierre Jean George Cabanis (trong Quan hệ giữa

sinh lí và đạo đức trong con người), tư tưởng hệ là khoa học về tư tưởng. Theo các

nhà duy cảm luận, tri thức của con người được sinh ra từ cảm giác, vì thế việc nghiên cứu nguồn gốc chung của cảm giác sẽ cho phép người ta xây dựng nền tảng vững chắc cho các khoa học, trước hết là đạo đức học, chính trị học và khoa học pháp quyền. Thuật ngữ tư tưởng hệ với nội hàm trên có tuổi thọ rất ngắn.

Sau Tracy, vấn đề tư tưởng hệ thành đối tượng luận bàn của triết học, cách luận giải về phạm trù này thay đổi theo nhiều hướng (trong triết học của H.Tain, triết học Heghen), nhưng đáng chú ý hơn cả là những ý kiến của các vị kinh điển của chủ nghĩa Mac. Những luận điểm cơ bản về tư tưởng hệ được Marx và Enghen trình bày trong Hệ tư tưởng Đức (1845-1846). Có hai điểm đặc biệt quan trọng, liên quan tới những vấn đề chúng tôi sẽ vận dụng để khảo sát đặc trưng văn học kí từ góc độ diễn ngôn:

- Thứ nhất, hệ tư tưởng là tập hợp những tư tưởng và quan điểm dưới dạng lí

thuyết, mang tính hệ thống, phản ánh quan hệ của các nhóm xã hội (tầng lớp, giai cấp) với thế giới hiện thực và quan hệ giữa các nhóm xã hội với nhau. Nó là một bộ phận của hình thái ý thức thuộc kiến trúc thượng tầng, bộc lộ qua các hình thái chính trị, pháp quyền, tôn giáo, luân lí, nghệ thuật. Nó chịu sự qui định của hạ tầng cơ sở, nhưng có tính độc lập tương đối. Chức năng của tư tưởng hệ là củng cố, hoặc thay đổi, phát triển các quan hệ xã hội. Lợi ích xã hội là cơ sở qui định nội dung và cách thức phản ánh thực tại của tư tưởng hệ.

- Thứ hai, được sinh ra từ lợi ích giai cấp của các giai cấp thống trị cố ý trình bày lợi ích riêng tư ấy như là lợi ích chung của toàn thể xã hội, tư tưởng hệ thực chất là loại ý thức giả tạo. Enghen có một định nghĩa rất hay: “Tư tưởng hệ là một quá trình do kẻ được gọi là nhà tư tưởng thực hiện, dẫu thực hiện có ý thức, nhưng là ý

thức giả tạo. Anh ta mãi mãi không thể biết được những động lực kích thích thực sự

đã dẫn dắt anh ta tới hành động, nếu ngược lại, đó không còn là quá trình tư tưởng hệ. Thành ra, kẻ ấy đã tạo ra cho mình ý niệm về những động lực giả tạo hoặc những động lực tưởng tượng” [98; tr.477].

Vậy, theo Enghen, tư tưởng hệ là ý thức giả tạo (chứ không phải giả dối). Đó không phải là phương thức cố ý đánh lừa, mà là phương thức tự lừa dối một cách cố ý. Chức năng của tư tưởng hệ là làm thế nào để nó không bị phát hiện, tức là làm thế nào để dễ dàng đánh tráo trong ý thức con người những động cơ hành động đích thực

nhưng rất “khó coi” của nó bằng những lí do tuy ảo tưởng nhưng có thể chấp nhận về mặt đạo đức.

Với ý nghĩa như thế, tư tưởng hệ là bức tranh thế giới(phương thức mô tả của nó) dùng để “giải thích” thực tại không nhằm vào mục đích nhận thức khách quan, mà nhằm mục đích bào chữa một cách thanh cao hơn cho lợi ích của một nhóm người này hay nhóm người khác.

Bước sang thế kỉ XX, tư tưởng hệ trở thành đối tượng diễn giải của kí hiệu học. Giờ đây, tư tưởng hệ là mạng lưới giá trị- ngữ nghĩa do tập thể sáng tạo ra, nó nằm giữa cá nhân và thế giới, gián tiếp thể hiện quan hệ của cá nhân với thế giới ấy.

M.Bakhtin là người đầu tiên gạt bỏ ý nghĩa giai cấp- chính trị ra khỏi phạm trù tư tưởng hệ để lí giải nó như một hiện tượng kí hiệu học. Trong công trình Chủ

nghĩa Marx và triết học ngôn ngữ, M.Bakhtin viết: “Các phạm trù định giá tư tưởng

hệ (giả dối, chân lí, công minh, lương thiện) gắn chặt với mọi kí hiệu. Lĩnh vực tư tưởng hệ trùng hợp với lĩnh vực các kí hiệu. Giữa chúng, có thể đặt một dấu ngang bằng. Ở đâu có kí hiệu, ở đó có tư tưởng hệ [190; tr.14]. Bakhtin đối lập tư tưởng hệ với quá trình tâm lí như là lĩnh vực của “kí hiệu nội tâm” và “lời nói nội tâm”. Ông chỉ ra cơ sở biện chứng của sự đối lập ấy. Theo ông, “kí hiệu nội tâm” cũng là kí hiệu, có điều, nó chỉ là kí hiệu mang tính cá nhân, còn các hiện tượng tâm lí xã hội là “tư tưởng hệ đời sống”. Mọi hiện tượng tâm lí đều có cơ sở kí hiệu học của nó: bên ngoài sự khách quan hóa, bên ngoài sự hóa thân vào một chất liệu vật chất (động tác, lời nội tâm, tiếng kêu), ý thức chỉ là một giả tượng hư huyễn. Đó là một cấu trúc tư tưởng hệ tồi tệ được tạo ra bằng con đường trừu xuất khỏi các sự thật cụ thể của sự biểu đạt xã hội [190; tr.14]. Theo M.Bakhtin, tâm lí không đối lập với tư tưởng hệ (kí hiệu học) nói chung, mà chỉ đối lập với các xu hướng khách thể hóa mang tính xã hội của nó dưới hình thức của những giá trị luân lí, chuẩn mực pháp quyền, biểu tượng tôn giáo. Ông đã tạo ra thuật ngữ tư tưởng hệ (ideology), một thuật ngữ gắn với khái niệm hệ hình (paradigm) của Thomas Samuel Kuhn, hoặc tri thức hệ (episteme) của M.Foucault, để chỉ tính chất khách quan hóa như thế của các hình thức tư tưởng hệ.

Việc hiểu tư tưởng hệ như là thuộc tính phổ quát của mọi quá trình kí hiệu học đã cản trở M.Bakhtin chỉ ra cơ chế vận hành kí hiệu học của tư tưởng hệ. Chỉ ra cơ chế kí hiệu học của tư tưởng hệ vận hành thế nào là một trong những thành tựu kiệt xuất của R.Barthes. Có hai điểm đáng chú ý:

Thứ nhất, đọc trước tác của Barthes, nhất là một số tác phẩm như Những

huyền thoại (Mythologies, 1957), Đại cương kí hiệu học (Elements of semiotics,

1964), S/Z (1970), ta thấy ông nhấn mạnh hàng loạt các đặc điểm quen thuộc của tư tưởng hệ, ví như:

- Tư tưởng hệ phản ánh lợi ích riêng lẻ, mọi sự mô tả thế giới của tư tưởng hệ đều không thể vắt kiệt nghĩa, không thể mang lại cho nó một hình ảnh mạch lạc, toàn vẹn, vì thế tư tưởng hệ từ trong bản chất là sự khiếm khuyết, mang tính cục bộ.

- Tư tưởng hệ kì vọng xác lập đế chế, trở thành cái phổ quát. Ở đây, có một nghịch lí: tư tưởng hệ không có khả năng thừa nhận tính “cục bộ” cố hữu, nhưng lại muốn đưa ra sự giải thích mang tính vũ trụ, bao trùm toàn bộ thực tại, vì thế nó không thể chấp nhận sự cạnh tranh, cho nên:

- Bản chất của nó là gây hấn: các tư tưởng hệ cùng chia sẻ một thế giới văn hóa đời đời đối đầu với nhau. Đó không phải là cuộc đấu tranh theo tinh thần Platon, đấu tranh bảo vệ “tri thức đích thực”, chống lại các “tà thuyết”, mà là cuộc đấu tranh theo tinh thần của Nietzsche, chiến tranh giành quyền thống trị giữa các “chính kiến- tư tưởng hệ”. Quan hệ giữa các tư tưởng hệ là “quan hệ sức mạnh”.

- Tính chất cưỡng bức của tư tưởng hệ. Tư tưởng hệ bao giờ cũng trấn áp ý thức cá nhân, rũ bỏ trách nhiệm cá nhân.

- Tư tưởng hệ có chức năng “nhập tịch”, “tự nhiên hóa”. Không có bất kì một tư tưởng hệ nào thừa nhận mình là tư tưởng hệ vốn dĩ, có nghĩa là thừa nhận mình chỉ là sản phẩm của văn hóa, ngược lại, hệ tư tưởng nào cũng nhận mình là “thiên tính”, là tự nhiên, đương nhiên.

- Tính khuôn mẫu của tư tưởng hệ: tư tưởng hệ luôn luôn có ý đồ loại bỏ mọi cái nhìn trực tiếp đối với thế giới, loại bỏ những khám phá mang tính sáng tạo của kinh nghiệm cá nhân.

- Tính bảo thủ, bất động: tư tưởng hệ có tham vọng tạo ra cái “bền vững”, tạo ra một hình tượng thế giới nhất thành bất biến, trói toàn bộ đời sống đời đời thay đổi vào một khuôn mẫu, luật lệ, sơ đồ.

Thứ hai, và đây là điều quan trọng nhất: R.Barthes giải thích tất cả các đặc điểm trên của tư tưởng hệ từ góc độ kí hiệu học. Ông khảo sát tư tưởng hệ như một tổ chức kí hiệu đặc biệt. Ông gắn tư tưởng hệ với hiện tượng nghĩa bóng, nghĩa rộng,

rộng này), phân biệt với nghĩa hẹp, nghĩa đen, nghĩa qui chiếu, nghĩa nguyên sinh (denotation).

Trên cơ sở tổng hợp các ý kiến trên, có thể rút ra một số nhận định như sau: Thứ nhất, tư tưởng hệ là một tập hợp những quan điểm, tư tưởng mang tính

chất hệ thống của một nhóm người, phản ánh mối quan hệ giữa nhóm, cộng đồng ấy

với thế giới hiện thực và quan hệ giữa các nhóm xã hội với nhau. Như vậy, tư tưởng hệ không phải là tư tưởng của cá nhân, cũng không đơn thuần chỉ là tư tưởng của một giai cấp, mà được hiểu theo nghĩa rộng, là tất cả những nền tảng tri thức, tâm lí, văn hóa... làm nên thế giới quan chung cho một nhóm người nào đó. Trên cơ sở này, có thể kể đến tư tưởng hệ của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa nữ quyền, chủ nghĩa thực dân...

Thứ hai, tư tưởng hệ được thể hiện ra bên ngoài trong hình thái của một bức

tranh thế giới mang tính chất khuôn mẫu, thể hiện cách thức quan sát và miêu tả thế

giới chung cho cả cộng đồng. Ví dụ, hệ tư tưởng chủ nghĩa thực dân thể hiện trong bức tranh thế giới thuộc địa như một xứ sở mông muội, tăm tối, lạc hậu cần được khai hóa, cải tạo. Tư tưởng hệ nam quyền lại thể hiện trong cách miêu tả người phụ nữ như một đối tượng thụ động, yếu đuối, dễ sai khiến...

Thứ ba, tư tưởng hệ có xu hướng loại bỏ những khám phá mang tính chất cá nhân bằng cách tạo ra những khuôn mẫu của chủ thể, và khiến cho những khuôn mẫu này được công nhận là hợp thức. Ví dụ, tư tưởng hệ nam quyền khiến cho trong nền văn hóa trung đại Việt Nam, chỉ những bậc quân vương, danh thần, lương tướng, quân tử mới được phát ngôn. Những phát ngôn không theo những khuôn mẫu này đều không được công nhận là hợp thức. Tư tưởng hệ thực dân khiến cho người dân bản xứ bị tước mất tiếng nói, chỉ có kẻ đi khai hóa, chinh phục mới được quyền phát ngôn. Tư tưởng hệ nữ quyền, hậu thực dân... lại khiến cho những kẻ vốn bị tước đoạt quyền phát ngôn như người phụ nữ, người dân thuộc địa... được cất lên tiếng nói.

Thứ tư, sự chi phối của tư tưởng hệ đã khiến cho trong mọi kí hiệu, bao giờ cũng xuất hiện một lớp nghĩa bóng, nghĩa mở rộng, nghĩa phái sinh- những lớp nghĩa dôi ra khỏi nghĩa đen, nghĩa chỉ vật, nghĩa nguyên sinh. Đó có thể coi là lớp nghĩa văn hóa nằm chìm sâu trong các kí hiệu, và thường được kích hoạt trong những ngữ cảnh văn hóa nhất định.

Thứ năm, bên trong tư tưởng hệ là những quyền lực có tham vọng trấn áp và

đồng hóa. Vì thế, sự đối lập giữa các tư tưởng hệ thực chất là cuộc xung đột, va chạm

giữa những quyền lực khác nhau trong một thiết chế xã hội.

Văn học nghệ thuật tự bản thân nó là diễn ngôn tư tưởng hệ, vì văn học cũng là một diễn ngôn, mà mọi diễn ngôn, theo Bakhtin, đều tồn tại dưới dạng kép: lời nói- tư tưởng hệ. Chịu sự chi phối của mã tư tưởng hệ, văn học kí có những đặc điểm sau:

1. Cái tôi chứng kiến của tác giả hóa ra là một hình tượng mang tầm khái

quát xã hội- thẩm mĩ

2. Bức tranh đời sống xác thực là một mô hình thế giới 3. Nghĩa mở rộng như là lớp nghĩa bề sâu trong văn học kí.

Một phần của tài liệu Kí như một loại hình diễn ngôn (Trang 65 - 70)