Tư tưởng hệ quốc gia và hệ thống chủ đề

Một phần của tài liệu Kí như một loại hình diễn ngôn (Trang 101 - 109)

5. Cấu trúc nội dung của luận án

4.2. Tư tưởng hệ quốc gia và hệ thống chủ đề

Trên văn đàn Việt Nam những năm 1945-1975, kí là một thể loại nằm ở khu vực trung tâm của đời sống văn học. Trên các tạp chí văn nghệ, những cuộc thi viết kí liên tiếp được phát động. Năm 1949, chi hội Văn nghệ liên khu Việt Bắc phát động

Cuộc thi viết Nhật kí, truyện ngắn. Năm 1950, Hội văn nghệ Việt Nam phát động Phong trào viết hai loại truyện về Gương hi sinh anh dũng của quân dân và tội ác của thực dân Pháp. Năm 1964, Hội liên hiệp nghệ thuật, báo Văn nghệ tổ chức đợt

viết về Tinh thần liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, đến tháng 7 năm 1965, xuất bản cuốn Sống

như anh của Trần Đình Vân. Năm 1966, Hội nghệ sĩ sân khấu tổ chức viết về Người thật việc thật. Giải thưởng văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu do Hội đồng văn

học nghệ thuật của Ủy ban trung ương mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam có 17 giải thưởng, thì đến 8 giải thưởng dành cho các tác phẩm kí. Trong các công trình phê bình, nghiên cứu, lịch sử văn học giai đoạn này, những tác phẩm kí như Ký sự Cao Lạng, Sống như anh, Người mẹ cầm súng, Bất khuất... được nhắc tới

như những tác phẩm kinh điển của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cuộc tranh luận về kí trên Nghiên cứu văn học những năm 1960 trở thành sự kiện thời sự, thu hút cả giới sáng tác, phê bình, nghiên cứu và các nhà chính trị. Thậm chí, thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn cũng có xu hướng bị kí hóa để đáp ứng nhu cầu “phản ánh” kịp thời những sự kiện nóng hổi của thời đại. Thực tiễn này cho thấy, từ một thể loại nằm ở vị trí bên lề của không gian văn học văn hóa, đến thời kì này, kí đã tiến vào không gian quan phương, chính thống và trở thành thể loại trung tâm của đời sống văn học. Tồn tại trong không gian trung tâm của cấu trúc văn hóa, kí chịu sự tác động trực tiếp của các thiết chế quyền lực, và có mối liên hệ mật thiết với diễn ngôn chính trị.

Sự dịch chuyển của kí từ khu vực ngoại vi, bàng biên đến khu vực trung tâm của một nền văn hóa, trước hết, đã dẫn đến sự thay đổi của mã tư tưởng hệ trong các diễn ngôn kí. Nếu như trước năm 1945, kí thể hiện tiếng nói của những bộ phận ngoại vi, bên lề, có xu hướng phản kháng, lật đổ trật tự thế giới cũ, thì kí 1945-1975 đại diện cho tiếng nói của cộng đồng, của quốc gia, dân tộc, tiếng nói của người chiến thắng. Sự thay đổi tư tưởng hệ này đã chi phối ý thức của chủ thể phát ngôn, cách thức miêu tả thế giới, tạo nên một hệ thống các chủ đề phổ biến cũng như những vùng cấm kị trong các tác phẩm kí thời kì này, hay nói cách khác, tạo nên một mô hình sự thật mới so với kí giai đoạn trước.

Chủ thể của diễn ngôn sự thực trong kí thường phát biểu nhân danh quốc gia, cộng đồng, dân tộc, truyền thống. Trong các tác phẩm kí thời kì này, vang lên một giọng điệu tràn đầy tự hào, lạc quan của người chiến thắng. Ngay từ những năm đầu kháng chiến chống Pháp, trong các trang nhật kí, kí sự của Nam Cao, ta đã có thể nhận thấy một cuộc đấu tranh, giằng co tư tưởng để loại bỏ thẳng thừng tiếng nói yếu đuối của con người cá nhân mà ông gọi là những “nạn nhân”, “tội đồ” thời trước cách mạng, để hòa vào dàn đồng ca của thời đại. Sự tự kiểm điểm, cảm giác xấu hổ, ngượng ngùng, bỡ ngỡ trước một thực tại mới của người trần thuật trong các tác phẩm kí của Nam Cao cho thấy, một hệ tư tưởng mới đang dần dần len lỏi, thâm nhập vào ý thức của mỗi chủ thể, thay thế cho hệ tư tưởng cũ.

Trong thiên tạp văn Triều lên của Xuân Diệu, có riêng một mục “Tôi mang

trong người tôi quê hương thống nhất”, trong đó, người trần thuật xưng tôi hiện lên

như là sự chung đúc, kết tinh của mọi miền tổ quốc: “Miền Trung đã đẻ tôi ra và

nuôi nấng, miền Bắc đã dạy dỗ tôi, miền Nam đã bồi dưỡng tôi, miền Bắc lại rèn luyện tôi”. Trong bức thư gửi cho Nguyễn Tuân “Dưới một vùng ánh sáng đục”, Anh

Đức đã nhập vào điểm nhìn, vào tiếng nói của người Sài Gòn đề sẻ chia với Hà Nội, bức thư vì thế không phải chỉ là lời tâm tình của cá nhân với cá nhân, mà là cuộc chuyện trò của hai đầu đất nước, thể hiện một khát vọng đoàn tụ, thống nhất, hòa bình: “Sài Gòn sẽ tiến tới một Hà Nội không xa... Sài Gòn cấp thiết phải được giải phóng, vì một ngày trôi qua là một ngày luân lí và nhân phẩm ở Sài Gòn bị gót giày giặc Mĩ giẫm đạp, bị đồng đô la Mĩ ngã giá... Sài Gòn nay trong cơn đau thương và phẫn nộ, hằng đêm đã bắt đầu nghe rõ mồn một tiếng súng cối, đại bác của quân Giải phóng vọng vào...”. Lời của người trần thuật trong Họ sống và chiến đấu (Nguyễn Khải) là lời của thế hệ trước nói với thế hệ sau, vì thế, không phải là lời cá nhân, mà là lời của lịch sử: “Thế hệ chúng tôi bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp với tư cách là những người được hưởng nền tự do đầu tiên, là những công dân đầu tiên của một nước vừa giành được độc lập. Còn các đồng chí bước vào cuộc chiến đấu với tư cách là những công dân của một nước xã hội chủ nghĩa. Chúng tôi bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp chỉ có một lòng yêu nước nồng cháy. Còn các đồng chí thì đã được cái xã hội mới mẻ và tốt đẹp của chúng ta chăm sóc, giáo dục đầy đủ về lí tưởng, về đạo đức và học vấn trước khi cầm súng. Không có gì sung sướng hơn khi được nhìn thấy những người nối gót mình khỏe khoắn hơn, trong trẻo hơn, thông minh hơn”. Bằng cách đồng nhất mình với lịch sử, dân tộc, đất nước, chủ thể diễn ngôn đã khiến cho diễn ngôn của mình trở thành lời phán truyền chân lí.

Hệ tư tưởng quốc gia, dân tộc trở thành lăng kính để chủ thể diễn ngôn tư duy và miêu tả thế giới, khiến cho tất cả các sự vật, hiện tượng, nhân vật, sự kiện đều được soi chiếu dưới lăng kính của cộng đồng. Cây tre, cây đước, cây dừa trở thành biểu tượng của sức sống, tinh thần, vẻ đẹp của dân tộc. Nghe một tiếng hát vang lên trong đêm khuya, mà Nguyên Ngọc cảm thấy: “Đó chính là quê hương ta đang lên

tiếng hát. Tiếng ngân nga dội lên từ lòng đất, ở trong đó một góc vườn có đôi cây sầu

đông và một giàn bầu đong đưa quả nặng, một ngày đã xa, mẹ ta đã chôn nhúm nhau của ta thở mới lọt lòng. Đó là tiếng đàn của mặt đất, của dòng sông, của những xóm

làng và những cánh đồng, sau một ngày lao động và chiến đấu” (Đường chúng ta đi).

Phở cũng được Nguyễn Tuân khái quát như “một thực tế phở” “lồng vào trong những

thực tế vĩ đại của dân tộc”, là sự kết tinh “những điều cao cả yên vui trên đất nước bao la giàu có tươi đẹp”, tiếng rao phở “phần nào vang hưởng lên cái nhạc điệu sinh hoạt chung của chúng ta”, phở còn là đại diện của tinh thần quần chúng, là tiếng nói

không gian tâm tình, thề nguyện của tình yêu đôi lứa cũng được sử thi hóa. Trong

Người mẹ cầm súng, có chi tiết, trong đám cưới, chị Út ra điều kiện với chồng: hễ

theo giặc là thôi nhau luôn, còn đánh lộn chết bỏ cũng không thôi nhau... Chiến tranh, vì thế, không phải là sự tàn phá, mất mát, mà trở thành “đường vui”, “tình chiến

dịch”. Cái chết, sự mất mát, đau thương không được coi là một sự kiện, mà ý nghĩa

của cái chết ấy mới là quan trọng.

Qua lăng kính của quốc gia, dân tộc, thực tại đang tiếp diễn với bộn bề những sự kiện, hiện tượng ngẫu nhiên đã ngưng đọng lại thành một quá khứ vĩnh viễn, thành những biểu tượng giàu sức khái quát. Bởi thế, cái cụ thể bị xóa sạch, thời gian lịch sử bị thủ tiêu, hay nói cách khác, lịch sử đã biến thành bản chất tự nhiên, thực tại được huyền thoại hóa. Thế giới được miêu tả trong kí giai đoạn này là thế giới của cái tất yếu, vĩnh hằng.

Hệ tư tưởng quốc gia, dân tộc này đồng thời là cơ chế loại trừ, áp chế đối với những tiếng nói cất lên từ những khu vực ngoại vi, bàng biên. Nó là một hàng rào có tác dụng thanh lọc, ngăn chặn, kiểm soát đối với những hệ tư tưởng cá nhân và các nhóm xã hội. Đó chính là lí do khiến trong giai đoạn này, đã diễn ra một loạt các vụ án văn chương, các cuộc kiểm điểm văn nghệ, và sau những vụ án ấy, rất nhiều tác phẩm đã bị tẩy xóa khỏi lịch sử văn học. Năm 1948, cuộc kiểm điểm Vũ Trọng Phụng đã đẩy sáng tác của nhà văn nổi tiếng một thời vào khu vực cấm kị, ngoại vi của nền văn học chính thống. Năm 1956, vụ án Nhân văn giai phẩm đã khiến cho những tác phẩm miêu tả sự thật về sự đau thương, mất mát của chiến tranh như Màu

tím hoa sim của Hữu Loan, những tìm tòi hình thức của cánh Trần Dần, Lê Đạt bị rơi

vào quên lãng, mà phải đến tận cuối thế kỉ XX, nó mới có thể được cất lên tiếng nói. Bộ phận văn học miền Nam cho đến nay, có thể nói, không được khảo sát trong phần lớn các công trình văn học sử lớn thời kì này. Tất cả những hiện tượng trên cho thấy sự thống nhất mang tính chất toàn trị của hệ tư tưởng quốc gia trong cấu trúc diễn ngôn của thời đại.

Hệ tư tưởng quốc gia, dân tộc chi phối các diễn ngôn của thời đại, tạo nên những chủ đề phổ biến, xuyên suốt trong tất cả các diễn ngôn chính trị, lịch sử, văn học nghệ thuật thời kì này, đồng thời vạch ra những vùng cấm kị, những sự thật không được phép cất tiếng. Trở đi trở lại và bao trùm lên phần lớn các tác phẩm kí nói riêng cũng như văn học nghệ thuật nói chung là ba chủ đề lớn: con người mới,

Con người mới vốn là một ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, về sau được

huyền thoại hóa và trở thành một chủ đề phổ biến trong các sáng tác văn nghệ. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ IV có đoạn: “Hoàn cảnh nước ta đòi hỏi chúng ta và cho phép chúng ta xây dựng từng bước con người mới, không phải chờ đợi sau khi đã có sự phát triển cao của nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Làm như thế thì ba cuộc cách mạng sẽ được đẩy mạnh hơn, chế độ làm chủ tập thể, nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa và nền văn hóa mới sẽ được xây dựng một cách nhanh chóng hơn”(...) “Con người mới xã hội chủ nghĩa là con người Việt Nam mới mà những đặc trưng nổi bật là: làm chủ tập thể, lao động yêu nước xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản. Đó cũng là kết tinh phát triển những gì cao đẹp nhất trong tâm hồn và cốt cách Việt Nam hun đúc qua bốn nghìn năm lịch sử” [93; tr.12].

Con người mới là mẫu hình con người của tương lai, nó có khả năng kích

thích, hiệu triệu, vẫy gọi toàn bộ dân tộc hướng lên phía trước. Đồng thời nó cũng là con người đã kết đọng hàng nghìn năm lịch sử, biểu trưng cho sức mạnh vật chất và tinh thần của cả dân tộc. Nó là mẫu hình con người toàn cầu, là kết tinh vẻ đẹp của nhân loại. Tính chất hoàn vẹn, lý tưởng, phi thời gian và không gian này khiến cho “con người mới” trở thành một huyền thoại chính trị có sức biểu đạt lớn lao.

Ý đồ huyền thoại hóa mẫu hình con người mới này được thể hiện rõ trong các diễn ngôn chính trị, đặc biệt là trong các báo cáo tập huấn, chỉ thị văn nghệ, trong đó mẫu hình con người tương lai thấm đẫm màu sắc lãng mạn đã trở thành những điển hình của thời đại, mặt khác, con người của thời đại lại được thần thánh hóa thành những anh hùng huyền thoại. Có thể thấy rõ tính chất phi thời gian của mẫu hình này qua một số trích dẫn sau. Trong Những bài chọn lọc về quân sự, Nguyễn Chí Thanh viết: “Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước thiêng liêng của mình, nhân dân và các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam ta đã hàng ngày, hàng giờ làm nên

những sự tích anh hùng mà rồi đây trong cuốn lịch sử của dân tộc ta và có lẽ cả lịch sử của cách mạng thế giới sẽ ghi thêm những dòng chữ chói lọi và bất diệt. Và sau này, cháu chắt của chúng ta sẽ kể lại chuyện cha anh mình đánh Mĩ cứu nước một cách say sưa, rôm rả như kể chuyện thần thoại Thạch Sanh bắn đại bàng cứu công chúa” [158;tr.580].

Dưới áp lực của diễn ngôn chính trị, các chỉ thị văn nghệ, báo cáo tập huấn, định hướng sáng tác đã kiến tạo nên một mẫu hình nhân vật lí tưởng cho văn nghệ nói chung và sáng tác kí nói riêng. Năm 1950, Hội Văn nghệ Việt Nam phát động

phong trào viết hai loại truyện về Gương ki sinh anh dũng của quân dân và tội ác của

thực dân Pháp, trong đó có đoạn: “Dân tộc ta sống một thời đại anh hùng nhất trong lịch sử chúng ta. Trong cuộc chiến đấu sống chết với quân xâm lược, nhân dân ta đã

tỏ ra là một dân tộc dũng cảm, anh hùng. Trong lò lửa đấu tranh xuất hiện những con

người mới chói lọi. Những gương hi sinh anh dũng với nội dung phong phú, thâm trầm trong cái đơn giản của nó, với tính chất giáo dục con người, khích lệ con người tiến lên làm chủ vận mệnh của mình, là những trang đẹp sánh ngang với những trang hay nhất của cổ kim Đông Tây. Nó là cái kho tinh hoa không những của dân tộc ta mà còn của toàn nhân loại” [124; tr.436].

Chịu sự chi phối của ý đồ huyền thoại hóa, toàn bộ nền văn nghệ nói chung và văn học nói riêng đã khai triển huyền thoại về con người mới theo những cách thức khác nhau. Trong hội họa, nằm ở trung tâm của các bức tranh là những chị nông dân, anh công nhân, anh bộ đội, được miêu tả trong tư thế chủ động, trạng thái tràn đầy sinh lực, bằng những nét bút chắc khỏe, những màu nâu lam tươi tắn. Những tượng đài công nông binh được coi là những hình mẫu tiêu biểu của điêu khắc thời kì này. Trong văn học, các nhân vật dù là mẹ Tơm, mẹ Suốt, người con gái Trần Thị Lý, người lái đò sông Đà, anh bộ đội cụ Hồ... thực chất đều là sự hóa thân của huyền thoại con người mới. Những chi tiết về tên tuổi, địa chỉ, quê quán, giới tính... chẳng qua chỉ là những lớp kí hiệu bề mặt chồng lên một lớp kí hiệu bề sâu: lớp huyền thoại đã được che phủ một cách khéo léo. Trong các sáng tác kí, ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, hình tượng con người mới đã xuất hiện như một biểu tượng đẹp đẽ, đầy sức mạnh lôi cuốn: “Cuộc cách mạng đã đổi hẳn bộ mặt xứ này đi. Đổi cả những con người. Con người mới, tin tưởng ở chính quyền nước mình, tin tưởng ở chính mình và những người sống quanh mình, mất hết cả tính e dè sợ sệt” (Trên

những con đường Việt Bắc, Nam Cao).

Thời đại mới cũng là một chủ đề xuyên suốt tất cả các diễn ngôn thời kì này.

Chuẩn bị cho Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ III, Vụ Văn nghệ Ban Tuyên huấn trung ương có tổ chức một số vấn đề lí luận cơ bản của văn học nghệ thuật, trong đó có vấn đề “thể hiện cuộc sống mới, con người mới” [93; tr.391].Trong bài phê bình

Một phần của tài liệu Kí như một loại hình diễn ngôn (Trang 101 - 109)