Các biểu hiện đặc biệt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị vỡ xoang hàm trong chấn thương tầng giữa mặt bằng nội soi kết hợp với nắn chỉnh xương (Trang 66 - 72)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.2.3. Các biểu hiện đặc biệt

Chảy máu mũi sau chấn thương

[[Chảy máu mũi Số lượng Tỉ lệ (%)

Chảy máu mũi cần đặt bấc 8 14

Chảy máu mũi tự cầm 9 17

Khạc máu 30 55

Không chảy máu mũi 8 14

Tổng 55 100

Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ chảy máu mũi sau chấn thương xoang hàm.

Nhận xét:

– Khạc máu chiếm tỷ lệ cao nhất 55%, hơn ½ các trường hợp.

– Các triệu chứng: chảy máu mũi cần đặt bấc, chảy máu mũi tự cầm, không chảy máu mũi xuất hiện với tỷ lệ tương đương nhau (p>0,05), thấp hơn triệu chứng khạc máu (p<0,05).

– Không gặp trường hợp nào có tổn thương mạch máu lớn vùng mũi như: nhánh động mạch sàng, nhánh động mạch bướm - khẩu cái, động mạch mặt.

Các triệu chứng của mắt: trong 55 bệnh nhân

Bầm tím mi mắt

Bảng 3.7. Tỉ lệ bầm tím mắt sau chấn thương vỡ xoang hàm (n=55).

Vị trí Số lượng Tỉ lệ (%)

2 bên 6 10,91

Không bầm mi mắt 5 9,09

Tổng 55 100

Nhận xét:

– Bầm tím mi mắt bên tổn thương chiếm tỉ lệ 80% cao hơn so với bầm mi mắt 2 bên (10,91%) (χ2 =159,8, p<0,001). Tỷ lệ chung bầm tím mi mắt (80% + 10,91% = 90,91%).

Hình 3.1. Triệu chứng thâm tím mi mắt

(Nguồn: Bệnh nhân Trương Minh T. – MHS: 11KTMH0203). Bảng 3.8. Các triệu chứng của mắt (n=55).

Triệu chứng của mắt Số lượng Tỉ lệ (%)

Xuất huyết dưới kết mạc 31 56,36

Giảm/mất thị lực 2 3,64

Song thị 1 1,82

Sa góc mắt ngoài 1 1,82

Lõm mắt 1 1,82

Biểu đồ 3.7. Các triệu chứng của mắt trong trong chấn thương xoang hàm.

Nhận xét:

– Triệu chứng nhẹ nhất là xuất huyết dưới kết mạc gặp phổ biến (56,36%). – Các triệu chứng khác (song thị, sa góc mắt ngoài, lõm mắt, rối loạn vận nhãn …) chiếm tỷ lệ khá thấp dưới 4%, trong đó triệu chứng nặng nhất là giảm thị lực 2 trường hợp (3,64%) và những triệu chứng này thấp hơn so với triệu chứng xuất huyết dưới kết mạc (p<0,001).

Hình 3.2. Phù nề mi mắt, lõm thụt nhãn cầu, thoát vị mở ổ mắt vào trong xoang (Nguồn: Bệnh nhân Nguyễn Minh T. – MHS: 11KTMH1004).

Các triệu chứng về chức năng nhai

Ghi nhận được ở 55 bệnh nhân:

Há miệng hạn chế 23 trường hợp 41,82%

Sai khớp cắn 0 trường hợp 0%

Khít hàm 0 trường hợp 0%

Rối loạn cảm giác vùng chi phối thần kinh DOM

Có rối loạn thần kinh cảm giác 31 trường hợp 56,36% Không có rối loạn thần kinh cảm giác 24 trường hợp 43,64%

Biểu đồ 3.8. Tổn thương thần kinh DOM.

Tổn thương thần kinh DOM Số lượng Tỷ lệ (%)

Đau vùng chấn thương 10 32,25

Tê môi, cánh mũi, vùng má 5 16,13

Đau + Tê 11 35,48

Mất cảm giác vùng mũi má 5 16,13

Tổng 31 100

Nhận xét:

– Tổn thương thần kinh mức độ nhẹ với dấu hiệu đau chiếm 32,25%, đau và tê vùng chấn thương chiếm 35,48%.

– Các triệu chứng khác như tê môi, cánh mũi, vùng má hoặc mất cảm giác vùng mũi má chiếm tỷ lệ tương đương nhau khoảng 16% và ít hơn triệu chứng đau và tê (χ2 =4,26, p=0,04).

Mất liên tục bờ ổ mắt

Bảng 3.10. Gãy các bờ ổ mắt trong tổn thương xoang hàm (n=42).

Mất liên tục các bờ ổ mắt Số lượng Tỉ lệ (%) Bờ dưới ổ mắt 21 50 Bờ ngoài ổ mắt 11 21,19 Bờ ngoài và dưới ổ mắt 10 23,81 Tổng 42 100 Nhận xét:

– Mất liên tục bờ DOM chiếm 50% cao hơn các bờ còn lại (p<0,05).  Mất cân đối gò má

Bảng 3.11. Mất cân đối gò má sau chấn thương xoang hàm (n=55).

Tổn thương Số lượng Tỉ lệ (%)

Mất cân đối gò má 48 87,27

Tổng 55 100 Nhận xét:

– Mất cân đối hai gò má chiếm 87,27% cao hơn hẳn không mất cân đối gò má (12,72%) (p<0,01).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị vỡ xoang hàm trong chấn thương tầng giữa mặt bằng nội soi kết hợp với nắn chỉnh xương (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w