Giễu nha ̣i văn bản, diễn ngôn và thể loại

Một phần của tài liệu Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp (Trang 122 - 136)

5. Cấu trúc luận án

4.1.3. Giễu nha ̣i văn bản, diễn ngôn và thể loại

Thuật ngữ giễu nhại (tiếng Anh: parody, tiếng Pháp: parodie) có gốc từ tiếng Hi Lạp cổ là parodia. Từ này được kết hợp bởi tiền tố para (vừa có ý nghĩa là chống lại vừa có ý nghĩa là bên cạnh) và danh từ ode (có nghĩa là bài hát). Giễu nhại vừa được hiểu là một bài hát “chống lại” bài hát khác, vừa được hiểu là bài hát được hát bên cạnh bài hát khác mà không chống lại nó. Đây là lời giễu nhại ca khúc nổi tiếng

Những bông hoa trong vườn Bác của Văn Dung: “Em ơi nghe chăng nhạc réo rắt, trong muôn xe tang, trong muôn cánh hoa, trong muôn điếu văn ngọt ngào lời yêu thương. Sau mỗi điếu văn là một người chết trương” (Hồ Anh Thái). Đây là lời giễu nhại bài thơ Thời gian của Văn Cao: “ngành cảnh sát vẫn mãi mãi còn xanh” (NHT). Đây là lời giễu nhại bài đồng dao quen thuộc: “Ả mèo trèo vào buya – rô/Hỏi thăm anh xếp đi đâu vắng nhà/Anh xếp công chuyện từ xa/Đem theo tam thể nhởn nha quên về” (Ả mèo – Nhất Lâm)…Có thể thấy trong giễu nhại, có một “kẻ đồng dạng”

được tạo ra theo lối bắt chước. Kẻ đồng dạng xuất hiện để chế giễu, hạ bệ, lộn trái đối thủ của mình; lột mặt đối tượng cao cả, nghiêm trang, hào nhoáng, bề trên để nó hiện nguyên hình là cái tầm thường, giả dối, lố bịch, đáng cười. Nhưng có trường hợp đơn thuần nó chỉ nhái lại mà không mang tính hạ bệ, báng bổ. Hơn nữa, giễu nhại không bó hẹp chỉ trong lĩnh vực văn học mà xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Tranh biếm họa, nhại giọng, pha tiếng hay diễn lại điệu bộ của người khác để cười giễu chính là những hình thức giễu nhại trong thực tiễn văn hóa. Ở lĩnh vực văn học, Nguyễn Hưng Quốc cho rằng giễu nhại có tính chất đa tư cách: giễu nhại một thủ pháp văn học, một phong cách, một chủ đề phụ trong một tác phẩm cụ thể, một thể loại phụ trong văn học. Chính tính chất này làm cho mọi nổ lực định nghĩa nó gặp khó khăn [140, tr248]. Nhìn chung, hiện nay người ta cho giễu nhại là cách bắt chước quá lố một VB khác nhằm cười cợt, châm biếm, bôi bác hoặc chế giễu VB đó. Cũng vì vậy mà thủ pháp này được coi là nơi thể hiện rõ dệt tính LVB.

Giễu nhại đã được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm nhưng tập trung nhất trong công trình của các nhà Hình thức luận Nga, Bakhtin, Genette, Linda Hucheon…Năm 1921, V.Shklovsky đã nghiên cứu “tiểu thuyết giễu nhại” của L.Sterne; Tynianov đã xuất bản công trình Dostoevsky và Gogol (bàn về lí thuyết nhại). Trong công trình của Tynianov, tác giả cho rằng VB của Dostoevsky chỉ tổ chức lại các thủ pháp từng có ở các nhà tiền bối, đặc biệt là của Gogol theo cách thức ít nhiều có tính chất giễu nhại. Nhìn chung, đối với các nhà hình thức Nga, giễu nhại thường làm việc bằng cách “chế nhại” những thủ pháp hay kỹ thuật đã trở thành khuôn sáo, bị cơ giới hóa, tự động hóa, không còn khả năng mang lại sự tươi mới cho văn học. Giễu nhại làm cho những thủ pháp đã sờn mòn, sơ cứng mang những chức năng mới, hiệu quả thi ca mới mà không hủy diệt nó. Đối với các nhà hình thức luận Nga, những thủ pháp mới được sản sinh từ những thủ pháp cũ thông qua giễu nhại có vai trò rất quan trọng trong sự tiến hóa của hệ thống văn học. Một vài quan niệm về giễu nhại của Bakhtin về sau vốn cũng có những liên hệ nhất định với quan niệm của các nhà hình thức luận Nga. Tuy nhiên, Bakhtin đã đẩy những nghiên cứu của mình sáng rõ và giàu ý nghĩa hơn khi xem xét vai trò của giễu nhại trong ngữ cảnh văn hóa/lịch sử của văn học nói chung và thể loại nói riêng. Trong những công trình như Ngôn ngữ tiểu thuyết,

Những vấn đề thi pháp Dostoevsky, Bakhtin xem giễu nhại là một biểu hiện của tính đối thoại, là một hình thức biểu hiện của tiểu thuyết đa thanh/phức điệu, một dạng thức carnaval hóa. Theo Bakhtin, các loại diễn ngôn khác nhau, mà đa số chúng vốn đều là “những ngôn ngữ đã định hình, đã được chính thức thừa nhận, đã đạt được địa vị thống trị” khi du nhập vào tiểu thuyết, “đều bị lột trần, bị đánh đổ như những ngôn

ngữ dối trá, giả đạo đức, tư lợi, nông cạn, lý trí hẹp hòi, không phù hợp”. Nó chết đi và được thay thế trong hình thức “cách điệu giễu nhại” – một hình thức khước từ “mọi sự nghiêm trang trực diện và trực tiếp” [11, tr131]. Ở chỗ khác, Bakhtin diễn giải kỹ hơn khi xem lời văn nhại như một loại lời văn hai giọng đặc trưng, khác biệt với lời nói phong cách hóa: “Ở đây, tác giả, cũng giống như trong sự phong cách hóa, nói bằng giọng của kẻ khác, nhưng, khác với sự phong cách hóa, anh ta đưa vào trong đó một khuynh hướng nghĩa đối lập hẳn với khuynh hướng của lời người đó. Giọng thứ hai sau khi chuyển vào trong lời nói của người khác thì xung đột thù nghịch với chủ nhân vốn có của nó và buộc nó phục vụ trực tiếp cho các mục đích đối lập của mình. Lời nói trở thành vũ đài vật lộn của hai giọng” [10, tr187]. Có thể thấy, về mặt chức năng, giễu nhại mang tính đối thoại, tính carnaval hóa. Về mặt hình thức, giễu nhại thuộc loại lời văn hai giọng, đa nghĩa, tự đối thoại ngay từ bên trong. Do đó, giễu nhại chính là một dạng thức LVB.

Năm 1982, nhà nghiên cứu Pháp G.Genette, xuất bản công trình nghiên cứu về

xuyên văn bản và giễu nhại đã trở thành một phần quan trọng của công trình này. Đây là bảng tóm tắt cách hiểu của ông về các loại ngoa dụ văn bản (hypertextuality) trong đó có hai hình thức giễu nhại (parody) và nhại (pastiche):

mood relation

playful satirical Serious

transformation PARODY TRAVESTY TRANSPOSITION

imitation PASTICHE CARICATURE FORGERY

[210, tr28] Theo đó, giễu nhại (parody) và nhại (pastiche) đều thuộc cách hài hước

(playful) nhưng giễu nhại thuộc quan hệ biến đổi trong khi nhại (pastiche) thuộc quan hệ bắt chước. Ông viết: “pastiche nói chung không bắt chước một VB, [bởi vì] nó không thể bắt chước một VB…nó có thể bắt chước chỉ một phong cách: tức là, [nó bắt chước] một thể loại” [210, tr82-83]. Theo Genette, giễu nhại chỉ liên quan đến sự biến đổi những VB cá nhân chứ không liên quan đến sự bắt chước thể loại. Rõ ràng, Genette đã thu hẹp phạm vi của giễu nhại. Theo Hucheon, Genette muốn hạn chế giễu nhại trong những VB ngắn như các bài thơ, tục ngữ, chơi chữ, các tiêu đề… nhưng giễu nhại hiện đại làm giảm giá những giới hạn như vậy bởi nó không chỉ là một sự biến đổi tối thiểu VB khác. Hucheon cho rằng, tất cả các VB văn học đều giễu nhại nhau và dấu hiệu để nhận biết văn học hậu hiện đại là ở chỗ nó giễu nhại một cách tự ý thức [xem 212]. Hucheon đã không phân biệt giữa giễu nhại và các hình thức LVB như chuyện cũ viết lại/viết tiếp, đọc sai…vốn không phải hình thức nào

cũng có ý vị cười cợt, hài hước, châm biếm. Thuật ngữ pastiche ở Genette cũng khác với cách hiểu của nhà phê bình người Mỹ, Fredrik Jameson. Ông này cho rằng, đặc trưng quan trọng của hư cấu hậu hiện đại là dạng thức giễu nhại giảm thiểu, giễu nhại nhưng đã bị tước đoạt mất sự hài hước và ý đồ nhạo báng – loại giễu nhại ấy ông gọi là pastiche. Trong quan niệm của một số lí thuyết gia hậu hiện đại, pastiche là “một dạng giễu nhại đặc biệt”, “như sự tự giễu nhại” nhằm chống phá thứ ngôn ngữ “dối trá về thực chất” [xem 74, tr433-435]. Nhân vật Bường của NHT căm ghét sự giả dối, lưu manh, muốn sống đúng với bản tính trung thực nhưng chính y lại là một kẻ lưu manh, “kéo cưa lừa xẻ”, sẵn sàng hãm hiếp phụ nữ (Những người thợ xẻ); những nhân vật như ông giáo, nhà thơ, nhà sư...cao đàm khoát luận, thông tuệ đông tây kim cổ nhưng hoàn toàn vụng về bất lực trước cái ác (Sang sông)…chính là những hình thức tự nhại tiêu biểu trong sáng tác NHT. Trong nghiên cứu này, chúng tôi quan tâm đến giễu nhại thuần túy ở cấp độ văn học: một VB văn học bắt chước cố ý đề tài, phong cách, diễn ngôn, nhân vật, thể loại, thủ pháp, VB, nhãn quan tư tưởng…của VB khác nhằm chê bai, nhạo báng, chế giễu, châm biếm nó. Cũng do giễu nhại văn học rất phong phú nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu ba bình diện chính: giễu nhại VB, diễn ngôn và thể loại.

Giễu nhại VB là dạng thức giễu nhại một phần, một thành tố hoặc toàn phần một VB nào đó, một đặc điểm của một trào lưu văn học nào đó, bao gồm cả việc bắt chước, nhạo báng đề tài, chủ đề, hình tượng, câu chữ, lối diễn đạt của VB đó. Có thể thấy các VB kinh Thánh, kinh Phật, truyền thuyết lịch sử là những nạn nhân của thủ pháp giễu nhại trong văn chương NHT.

Kinh Thánh là loại VB đầu tiên bị NHT giễu nhại. Trong truyện ngắn Giọt máu, hai lần hình tượng cha đạo xuất hiện. Lần thứ nhất, cố đạo Tây đi qua huyện đường bị Phạm Ngọc Chiểu say rượu lôi vào sân công đường đánh một trận nhừ tử. Cố đạo Tây bị đánh là người có thế lực nên từ đó Chiểu bị thất sủng, bị cách chức về vườn. Thái độ và cách hành xử bình phàm của cố đạo Tây đi ngược lại với những lời dạy của chúa Giê su trong kinh Phúc âm: “Các ngươi đã nghe lời dạy rằng: mắt đền mắt, răng đền răng. Nhưng Ta bảo các ngươi: đừng chống cự với người ác. Trái lại, nếu ai tát má bên phải ngươi, hãy đưa má kia cho họ nữa. Ai muốn kiện tụng hầu đoạt chiếc áo cánh của ngươi, hãy nhường cả áo ngoài cho họ. Ai bắt ngươi đi một dặm đường, ngươi hãy đi với nó hai dặm nữa. Ai xin ngươi cứ cho, họ muốn vay mượn ngươi đừng từ chối”. Trường hợp sau, khi Phạm Ngọc Phong đến gặp cha Tất ở nhà thờ Phát Diệm tính chuyện buôn muối lên Sơn La bán kiếm lời, cha Tất đã nói với Phong: “Kinh Thánh nói: “Có ai trong anh em khi con mình xin bánh lại cho nó

hòn đá không?” Nếu so với cách hành sự của cố đạo Tây trước đó, người đọc sẽ thấy ở đây sự khập khểnh lố bịch. Thêm nữa, mọi diễn từ hoa mỹ, kể cả kinh Thánh đều có thể bị lợi dụng nhằm biện hộ cho hành vi đê tiện của con người. Từ góc độ đó, có thể thấy tính chất châm biếm thâm nho ở đây. NHT còn để nhân vật của mình diễn giải theo kiểu chế nhạo, báng bổ kinh Thánh. Đây là lời kể của lão trùm Thịnh đánh cá ở bến Cốc: “Anh em ông thánh Simon trước kia cũng đi đánh cá. Đức chúa Giêsu trông thấy mới bảo họ rằng: “Các ông đi theo tôi, rồi tôi sẽ biến đổi các ông thành những kẻ đánh lưới người” (…) Hôm nọ trên huyện công an hỏi tao: “Ông làm nghề gì”. Tao bảo làm nghề đánh cá. Họ cười lăn lộn: “Ông đánh lưới người thì có!” Mẹ kiếp! Hóa ra tao thành ông thánh Simon chứ còn gì nữa”. Giọng cợt nhạo càng thêm nổi bật bên cạnh giọng thủ thỉ tâm tình chân thành của chị Thắm lái đò: “Ngày xửa ngày xưa ở xứ Jêruxalem có một con người…” (Chảy đi sông ơi). Trong Những người thợ xẻ, Bường định hãm hiếp Quy nhưng bị Ngọc phát hiện, hai bên sau khi nện nhau nhừ tử thì đối thoại như sau:

“Ngọc, – Anh đểu cáng và độc ác lắm.

Bường cười nhạt, - Con ơi, thế Giêsu Crít có đểu cáng và độc ác không? Như Lai có đểu cáng và độc ác không?

Ngọc, – Con người – sự cao cả hình như ở chính giới hạn của nó.

Bường – Đúng thế đấy! Mày có thấy khi con Quy bị lột truồng không? Với cách quặp đùi của nó, nó hoàn toàn cao cả về mặt tinh thần”.

Ở đây, Bường chế nhại lời Ngọc – vốn mang hình thức thuyết giảng đạo đức có tính chất sách vở. Để thực hiện thái độ mỉa mai sâu cay đối với những ngôn từ phù phiếm, sách vở của Ngọc, Bường không ngại lôi xuống đất cả Giêsu Crít và Như Lai. Y đưa hai đấng bậc vốn được tôn thờ ở khía cạnh “cao cả về mặt tinh thần” trong đối sánh với hình ảnh Quy bị lột truồng – một tương quan rất dễ dẫn đến những liên hệ có tính chất báng bổ tôn giáo. Nhưng nếu từ đây cho rằng lời Bường chính là thái độ của NHT đối với các thần tượng thì thiếu khoa học. Bường không thích các thánh thần, chỉ thích cái ào ạt xô bồ của đời sống thực mà y đang ngụp lặn, “kéo cưa lừa xẻ”. Bường đáng thương bởi y đại diện cho những số phận hoàn toàn mất niềm tin vào cái cao cả, cái đẹp, cái phi thường.

Ngoài kinh Thánh, kinh Phật cũng bị nhại. Có thể xem truyện ngắn Sang sông

như một dạng thức nhại Phật giáo. “Sang sông” với những đệ tử Phật được coi là chuyện siêu thoát, đắc đạo. Trong chuyến đò định mệnh đó, tên cướp với túi đồ nghề chẳng lương thiện chút nào đã sang sông còn nhà sư thì đề nghị chị lái đò “cho tôi quay về”. Ai thành chính quả phụ thuộc vào những liên hệ suy đoán của người đọc.

Phải chăng việc nhà sư không thể sang sông là do thế sự nhiễu nhương, cái xấu cái ác hoành hành? Phải chăng nhà sư đã tự nhận lấy bài học đốn ngộ cho riêng mình: quay đầu là bờ – một lời răn mà chính các nhà sư hay giao giảng cho người khác, và quay lại chính là giác ngộ, là đắc đạo? Hình tượng tôn giáo bị nhại. Ngay cả lời các đệ tử Phật môn cũng bị giễu. Ông để nhân vật Tú Xương giễu nhại nhà sư khi thỏng tay vào chợ: “A ki cà cật” (Thương cả cho đời bạc). Ông nhại cả lối giảng giải kinh điển Phật giáo trong truyện ngắn Chú Hoạt tôi: “Văn chương thật gần gũi với đạo vậy. Có mà không. Không mà có. “Hữu” và “không” là hai phạm trù của ý thức. Nếu người ta bên ngoài mê chấp vào tướng thì tà kiến phát sinh: “Người này mà làm văn chương ư? Người kia mà có đạo ư?”….” Những lời lẽ thuyết pháp thanh cao ấy mang lại bài học nhận thức là: “theo nghiệp văn chương cũng là một kiểu tu hành mà thôi”. Một kết luận khiến người trong nghề nhột dạ. NHT châm biếm tín ngưỡng dân gian, tâm lí vụ lợi của con người khi cầu cúng thánh thần: “Tôi thích ông Lộc hơn cả, râu đen má phính, thân hình cường tráng, mắt như biết nói. Nếu nói, ông Lộc nói rằng: “Thôi tôi biết tỏng ra rồi. Các vị phải bình tĩnh chứ, chúng ta cùng thoả thuận, đừng có lừa tôi”” (Những bài học nông thôn). Những lối giễu nhại trên đây có tính chất giải thiêng, làm mất giá những ảo tưởng, những tín niệm tôn giáo, văn chương và lẽ sinh tồn.

Về phương diện VB văn học, NHT giễu nhại truyền thuyết Sự tích hồ Gươm

bằng cách biến tấu nó thành chuyện dọa trẻ con của nhân vật Tảo: “Hồi tao bằng tuổi chú mày tao cũng đi đánh cá đêm. Tao quăng lưới xuống lòng sông rồi ra sức kéo. Hôm ấy mưa phùn mà rét rét là…Lưới nặng như cùm. Tao nghĩ phen này phải được một mẻ cá lớn…Khi tao kéo lưới lên thuyền thì mày có biết gì trong lưới hay không? Một cái đầu lâu người chết…”. Bên trong cái vỏ nghiêm trang truyền thuyết là nội dung kinh dị với mục đích tầm thường. Ngoài ra, ông còn giễu nhại ngôn ngữ văn học, các đề tài – chủ đề văn học truyền thống, các mô típ văn học, các lối viết. Ông giễu cợt thứ văn học “tô hồng”, thi vị hóa, giả trá qua lời Bường: “…mấy thằng bán thuốc bắc nạo thai con gái lại đặt tên là Hồi Xuân với Cứu Thế! Văn học nước mình rôm rả thật!” (Những người thợ xẻ); qua lời đứa cháu hỏi ông tướng: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm phải không ông” (Tướng về hưu). Ông giễu cảnh chia tay bịn rịn lưu luyến có tính chất thi vị hóa, tình cảm chủ nghĩa thường xuất hiện trong văn chương một thời, nhất là các trường đoạn “chia ly, tiễn biệt” thường thấy trong văn học – nghệ thuật bằng nhận xét của Bường: “Cứ thế này văn học nước ta chảy nước

Một phần của tài liệu Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp (Trang 122 - 136)