Đối thoại tư tưởng và đối thoại văn hóa

Một phần của tài liệu Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp (Trang 61)

5. Cấu trúc luận án

3.1.Đối thoại tư tưởng và đối thoại văn hóa

Ba hệ thống triết lý Nho – Phật – Đạo đã trở thành cơ tầng văn hóa của người Việt. Chúng tồn tại như một mạng lưới đan bện vào nhau, ảnh hưởng nhau, soi sáng nhau như một thực tiễn diễn ngôn tập thể (collective discoursive practics). Với mỗi chủ thể ý thức lành mạnh, cơ tầng văn hóa đó vừa là mạng lưới phản vệ, tự vệ, vừa là hệ hình tri thức cần thiết để giao lưu, tiếp thu, đối thoại với các hệ hình văn hóa khác nhằm thích ứng và phát triển. Tiếp cận sáng tác NHT, hàng loạt kí ức ngôn ngữ vốn thuộc hệ thống triết lí Nho – Phật – Đạo gây ra những hồi thanh thú vị, làm sống dậy những vết tích tư tưởng hàn lâm cổ truyền tiềm ẩn trong cấu trúc tâm trí người đọc, kéo chúng vào không gian đối thoại LVB. Đó là cuộc đối thoại với các phạm trù thiên đạo và nhân đạo, mệnh trời, lẽ vô thường, vấn đề ngũ luân, tam cương, nhân nghĩa, tự nhiên, nhân tính, tình người, đức trị, pháp trị, lòng trung thực…Trong những cuộc đối thoại ấy, tinh thần thực tiễn và nhân bản trở thành những màng lọc

xuyên suốt tác phẩm NHT.

Trong hệ thống triết lý Nho – Phật – Đạo, tư tưởng về Đạo có tính chất trung tâm, xuyên suốt. Nó là một tư tưởng uyên thâm huyền diệu và biến hóa. Với Khổng

tử, Đạo gồm có thiên đạo nhân đạo. Thiên đạo quy tụ vào chữ Dịch, tức là sự sinh hóa biến đổi không ngừng của vạn sự. Cốt lõi tư tưởng của Lão tử được trình bày trong Đạo đức kinh cũng là “sinh”: “Thiên địa chi đại đạo viết sinh”. Sinh cũng là khởi đầu của chu trình biến hiê ̣n trong Phâ ̣t giáo: sinh – tru ̣ – di ̣ – diê ̣t theo luâ ̣t nhân – quả. Trong sáng tác của mình, NHT là người nhận thức sâu sắc chữ “sinh” trong thực tiễn diễn ngôn của tam giáo. Không phải ngẫu nhiên mà bên cạnh mớ hỗn độn, bát nháo của Bát quái với những Kiền, Cấn, Đoài, Khảm, Khiêm, Tốn, nhà văn đã đặt tên nhân vật nữ quan trọng nhất của truyện là Sinh. Sống trong căn nhà như tổ quỷ với biết bao ê chề, nhưng bản chất nhân hậu, bao dung, vị tha và đức sinh quý báu của cô có thể sẽ đưa cái gia đình – xã hội thối nát ấy thoát khỏi hủy diệt, le lói những hi vọng mới (Không có vua, Quỷ ở với người). Trong chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát, NHT cũng đặt tên một nhân vật nữ khác là Sinh. Nàng Sinh ở bản Hua Tát mồ côi, sống nghèo khổ, không bao giờ được ăn miếng ngon, mặc váy đẹp, sống thui thủi như con chim cút. Cả bản Hua Tát có lẽ không ai có số phận bất hạnh như nàng. Trước hòn đá thiêng “nhẵn thín như bào, sâu trong lớp đá có những vân đỏ li ti như mạch máu người”, trầm tích “những nỗi đau khổ, những lời cầu xin” của không biết bao nhiêu trái tim tan nát giờ thành ngẫu vật nặng nề không ai nhấc nổi, vâ ̣y mà Sinh đã có thể cầm lên nhẹ nhàng bóp tan thành nước. Những giọt nước mắt của nhân thế trầm tích thành đá rắn giờ tan chảy trong bàn tay chai sạn xấu xí của nàng. Sau sự kiện này, Sinh trở nên xinh đẹp, được sống sung sướng cùng vị Hoàng đế của mình. Những cách đặt tên như thế khơi gợi, đánh thức cả một hệ tư tưởng, nó chứng tỏ sự trân trọng của NHT đối với lẽ sinh tồn bất diệt của con người.

Gần gũi với quan niệm vạn vật sinh hóa, biến đổi không ngừng trong tư tưởng Nho – Đạo là triết lí về lẽ “vô thường” của Phật giáo. Mo ̣i sự vâ ̣t, hiê ̣n tượng trong quan niê ̣m Phâ ̣t giáo luôn ở trong quá trình sinh tru ̣ di ̣ diê ̣t biến hóa không ngừng, không có cái gì vĩnh viễn tồn ta ̣i, thường tru ̣ bất biến trước thời gian. Đây là lời sư Ti ̣nh, một nhân vật của NHT: “Mỗi giây suy nghĩ đều không ngưng trê ̣. Sống. Biến đổi. Như dòng nước. Như mây bay. Như máu chảy” (Chăn trâu cắt cỏ). Tuy nhiên, khi nhìn lẽ vô thường trong vòng luân hồi, Phâ ̣t giáo đã khép kín sự vâ ̣n đô ̣ng đa da ̣ng và phức ta ̣p của quy luâ ̣t tự nhiên. NHT không như vâ ̣y. Trong nhiều trang văn, ông miêu tả thiên nhiên đầy biến di ̣ch: “Khi nắng lên, sương tan ra, sương tan ra rồi bay lên như khói, như mây. Mă ̣t sông lô ̣ rõ, ngái ngủ và the ̣n thùng. Sóng vỗ bờ, đẩy xác những con phù du, những con vờ chết đến tâ ̣n sát chân tôi. Ấy là cảm giác về lẽ thường, lẽ vô thường lần đầu tìm đến rón rén thăm dò tâm hồn tôi” (Con gái thủy thần). Cảm giác này còn được nhà văn thể hiê ̣n qua những truyê ̣n ngắn như Thiên

văn, Thương nhớ đồng quê…Thấm nhuần lẽ vô thường, con người trong văn chương Nguyễn Huy Thiê ̣p, nhất là những nhân vâ ̣t tuổi trẻ, luôn khao khát sự đổi thay. Đó là khao khát của Phượng, mô ̣t cô gái sống hết mình cho tình yêu: “Cháu rất sợ sự bất biến…cháu muốn những chuyển đô ̣ng vĩ đa ̣i, những bùng nổ, những cảm xúc ma ̣nh mẽ” (Hoa sen nở ngày 29 tháng 4). Trong truyê ̣n của mình, NHT đã tạo ra không ít tình huống đốn ngô ̣, biểu thị tính đột biến vô thường của sự kiện và con người. Không ai ngờ người như ông Bổng mà phút chốc hóa thành đứa trẻ nức nở khóc cho phút đăng quang “là người” (Tướng về hưu). Cũng không thể ngờ trong phút chốc tên cướp la ̣i cứu người và nói về nhân tính: “trẻ em là tương lai đấy. Làm gì cũng phải nhân đức làm đầu” (Sang sông). Câ ̣u bé mê mải tìm trâu đen nơi bến Cốc cũng bất ngờ trước lời nói ngân nga mà sâu sắc đến thế của chi ̣ Thắm: “Đừng trách ho ̣ thế… Có ai yêu thương ho ̣ đâu…Ho ̣ đói mà ngu muô ̣i lắm” (Chảy đi sông ơi). Với NHT, mo ̣i sự đứng im đều là hoang tưởng, trái quy luâ ̣t. Bởi vì cuô ̣c sống và con người luôn biến di ̣ch, đổi thay bất tâ ̣n. Đó là lẽ tự nhiên. Nhâ ̣n thức sâu sắc về lẽ biến đổi, Nguyễn Trãi (Nguyễn Thi ̣ Lộ) luôn cha ̣y tế lên phía trước, luôn luôn đòi hỏi sự đổi thay. Cũng như vâ ̣y, trong con mắt của Phăng, để cải biến cô ̣ng đồng Viê ̣t trì trê ̣ và nghèo đói, chỉ có cách duy nhất là nhà chính tri ̣ làm cho li ̣ch sử sinh đô ̣ng lên, ta ̣o ra những cú hích đối với khối cô ̣ng đồng trì trê ̣, ba ̣c nhược. Đó là “lòng tốt lớn của nhà chính tri ̣”. Nhưng cả Lê Lợi của Nguyễn Trãi, Gia Long của Phăng đều là “những con bê ̣nh lớn” vì luôn “cố giữ nguyên hiê ̣n tra ̣ng”, luôn muốn mo ̣i vâ ̣t “đứng im”, đi ngươ ̣c la ̣i với lẽ vô thường.

Cũng vì nhâ ̣n thức lẽ biến đổi sinh hóa này, Nguyễn Huy Thiê ̣p thường viết về những dòng sông “thao thiết chảy”. Trong kí ức tập thể, dòng sông là “biểu tượng của khả năng của vạn vật, của tính lưu chuyển của mọi dạng thể (F.Schoun) của sự phong nhiêu, của cái chết và của sự đổi mới”[29, tr829]. Trong kinh điển của Nho giáo, Đa ̣o giáo, Phâ ̣t giáo, hình tượng sông, nước được sử du ̣ng khá nhiều (Lục tổ Huệ Năng hay nói về bờ bên kia – một trạng thái siêu thoát khỏi sắckhông, Lão tử dùng hình ảnh dòng sông mùa đông ví với người có Đạo, người giữ Đạo; Khổng tử dùng hình ảnh nước để ví phẩm chất người quân tử). Trong truyện NHT, dòng sông xuất hiê ̣n ở 10/37 truyê ̣n ngắn. Tuy nhiên, nhà văn chỉ viết về những dòng sông chảy xuôi (“Sông chảy ra biển. Biển rô ̣ng vô cùng”) và những chuyến “sang sông” chứ không miêu tả những dòng chảy ngược và những chuyến ngược dòng. Nó ngụy trang khát vọng vô thức của NHT về sự hợp lưu và sức mạnh vượt qua các thách thức. Do đó, dòng sông trong sáng tác NHT chứa chất cả phù sa và bo ̣t bèo, giao long và thuồng luồng, “cá mương cá ngao”, bên bồi bên lở, khi đục khi trong. Nó là tính nữ vĩnh hằng: bao

dung, mềm ma ̣i, quân bình, bí ẩn, biến dịch. Trên dòng sông ấy, mọi thứ tuôn chảy bất chấp ý muốn chủ quan của con người: “Khốn na ̣n! Nhà Thắm cứu được không biết bao nhiêu người ở khúc sông này…Thế mà cuối cùng nó la ̣i chết đuối mà không ai cứu” (Chảy đi sông ơi). Cũng trong truyện ngắn này, NHT đưa ra một triết lí giản dị, mộc mạc mà sâu sắc: “Chảy đi sông ơi/Băn khoăn làm gì/Rồi sông đãi hết/Anh hùng còn chi”. Mo ̣i sự biến đổi đều có thể gây ra những tai biến đổ nát, nhưng đó là quy luâ ̣t của tồn ta ̣i xã hô ̣i và nhân sinh, là lẽ tự nhiên của Đa ̣o. Nói theo Bakhtin, chỉ kẻ biến đổi mới hiểu kẻ đang biến đổi, NHT, trong hành trình nghê ̣ thuâ ̣t nho ̣c nhằn của mình chính là người không chấp nhâ ̣n cái ổn định bất động trái quy luật.

Đa ̣o Trời là Sinh, Di ̣ch, Vô thường. Sinh là cái gốc của nhân đạo. Nhân đạo là đức tính tối cao của con người, là tính người, tình người, khiến con người trở thành “Người” nhất. Khổng tử giải thích đạo Nhân mỗi lần một khác [xem 192], nhưng xét cho cùng, thực chất của chữ nhân là đặt ra mối quan hệ giữa người và người, là yêu người, thể hiện căn bản tinh thần của “sinh”. Trong quan hệ người – người, Khổng tử bàn nhiều về năm giềng mối (ngũ luân): vua – tôi, cha – con, anh – em, vợ – chồng, bằng hữu. Trong mọi quan hệ, Khổng tử yêu cầu chính danh gắn với những tiêu chuẩn riêng cho từng đối tượng: vua nhân tôi trung, cha hiền con thảo, anh tốt em ngoan, chồng biết điều vợ nghe lẽ phải, bề trên rộng rãi, bề dưới kính thuận. Một trong những yêu cầu đạo đức đối với vua là phải biết trọng dụng người đức độ, có tài năng và phải biết rộng lượng với những người cộng sự của mình. Tiêu chuẩn đạo đức đó đã bị đặt thành vấn đề trong sáng tác NHT. Trong truyện ngắn Kiếm sắc, nhà văn đặt vấn đề mối quan hệ vua – tôi qua cặp Nguyễn Ánh – Đặng Phú Lân. Cùng bề tôi trên chiếc thuyền sinh tử bi ̣ cá sấu lớn đuổi riết, Ánh diễn trò “vua nhân tôi trung” với câu hỏi rợn người: “Ai vì nước Viê ̣t mà chết?”. Gia Long làm vua nhưng “không tin ai, dùng người lấy chữ hiệp chữ lễ làm trọng, không coi nhân nghĩa trí tín ra gì”. Vua có thể đẩy vạn người vào cuộc binh đao không hề thương xót vì coi “binh đao là trò chơi của trời” (Phẩm tiết). Gia Long có thể đối xử tàn nhẫn với kẻ thù bất cần đạo nghĩa: “Khi nào ta thành nghiệp lớn, ta phanh thây nó, ta chôn ba họ nó”; có thể đối xử với lớp trí thức Nho sĩ tàn bạo: “Ta đến đâu đào hố đến đấy, chôn chúng nó xuống”. Đặng Phú Lân là kẻ bề tôi văn võ toàn tài, hết lòng thờ chúa, ba năm theo Nguyễn Ánh không làm hỏng việc gì, ứng xử đâu ra đấy nhưng vẫn phải rơi đầu bởi cây kiếm báu do tổ phu ̣ truyền la ̣i. Gia Long làm thế, mô ̣t mă ̣t vừa đi ngược la ̣i tư tưởng Nho giáo, mă ̣t khác cũng vì dựa vào tư tưởng Thiên mệnh của Nho giáo: “Ta ủy mệnh trời, cần gì mua chuộc ai” (Kiếm sắc). Cuối cùng, Gia Long đã tiêu diệt được thế lực Tây Sơn, trở thành Hoàng Đế. Phía bên kia, Quang Trung – Nguyễn

Huệ, dù tài đức hơn người, cuối cùng vẫn thất bại bởi ông chỉ là “người tài, bị trời hành” (theo đánh giá của Đặng Phú Lân – Kiếm sắc), một người hoàn toàn bất lực trước mệnh trời (trong cách nhìn của ca nữ Vinh Hoa: Ngọc tỉ cầm trên tay lo việc nước/Biết lo là được còn thành bại ở trời – Phẩm tiết). NHT đã đối thoại với tư tưởng thiên mệnh [67, tr260]. Nhà văn đã đặt nghi vấn về quyền biện hộ và diễn giải của con người. Phải chăng mo ̣i cung cách ứng xử của bâ ̣c đế vương nói riêng và con người nói chung đều có thể biện hộ và diễn giải hợp lí? Hay sự hợp lí đó là “đúng một cách khốn kiếp”? Đây là cuộc đối thoại dang dở mà kết luận phụ thuộc vào người đọc.

Vấn đề tam cương – ngũ thường trong quan niệm của Nho giáo cũng tái sinh nhiều lần trong sáng tác NHT. Trong những truyện ngắn như Không có vua, Tướng về hưu, Giọt máu, kịch Quỷ ở với người…ông đặt vấn đề về tình trạng không còn đạo lý trong gia đình và rộng hơn là toàn xã hội. Trước, Khổng tử đã than thở về thế sự nhiễu nhương bằng những lời lẽ chua xót thế này: “Các dân tô ̣c Di Đi ̣ch la ̣c hâ ̣u ở khu vực biên giới xa xôi còn có vua, không như các dân tô ̣c Hoa Ha ̣ ở Trung Nguyên cứ như thể chẳng có vua gì cả” [192, tr162]. Không có vua, Quỷ ở với người của Nguyễn Huy Thiê ̣p không chỉ gợi la ̣i lời nói của Khổng tử mà đã trình bày sự tan rã của những giềng mối quan tro ̣ng nhất trong ngũ luân: cha – con, anh – em, vơ ̣ – chồng, ba ̣n bè. Những giềng mối này đều đã mọt ruỗng, biến tướng: con mắng cha, cha mắng con, vợ lộn chồng, cha dâm loạn, anh em coi nhau như kẻ thù, em giúp anh tìm vợ đòi giấy biên nhận, anh cắt tóc em đòi được trả tiền; bạn bè hiểu lầm nhau định xử bằng bạo lực, người cha chẳng can ngăn còn nói “nhớ mang theo cái búa”! Trong Tướng về hưu, lẽ sống bình quân hoàn toàn bất câ ̣p, chủ nhà bóc lô ̣t người ở, con cái cho me ̣ ăn ở riêng, con dâu hú hí với trai ngay trong nhà, con trai nhu nhược yếu hèn tìm cách trốn cha ̣y thực tế; nhìn ra quanh mình thấy con đánh cha, cha chém con, con go ̣i cha là “đồ chó”, …Gia phong lễ nghĩa ba ̣i hoa ̣i, vi ̣ tướng chỉ còn cách lên “chốt” để chết. Trong Giọt máu, mọi giềng mối đạo đức, nhân luân đều bị lần lượt những Chiểu, Phong chà đạp: con giết mẹ, chồng giết vợ, bạn phản bạn, vợ phản chồng…Viết ra những trang văn đau đớn bằng một thái độ khách quan đến lạnh lùng, nhưng vẫn còn đó ở NHT lòng tin vào con người. Ông vẫn tin rằng xã hội này còn cải tạo được vì còn có những người đàn bà như chị Sinh, bao dung và nhân hậu; còn những người có bản tính thiện như Pha ̣m Ngo ̣c Tâm, sư Huệ. Ông tin vào lương tri lương năng của con người.

Nguyễn Huy Thiê ̣p phê phán xã hô ̣i không còn đa ̣o lý lễ nghĩa: vua không tôn tro ̣ng lễ nghĩa nhân trí, trong gia đình không còn luân thường, các quan hê ̣ nhân luân đảo lô ̣n, bát nháo. Nhà văn khao khát mô ̣t xã hô ̣i có tôn ti trâ ̣t tự, mọi dòng chảy đều

hợp lưu về biển lớn, nhưng đó là trâ ̣t tự nhân bản, gần gũi với con người. Một trật tự như vậy không thể chỉ dựa vào lễ giáo đa ̣o đức Nho giáo. Trong con mắt của ông, lễ giáo đa ̣o đức Nho giáo nhiều khi là cái cùm kìm ke ̣p, chế ngự con người, gây ra cho cá nhân không biết bao nhiêu đau khổ. Trong cảm nhâ ̣n của Chương, “tinh thần gia trưởng hủy hoa ̣i bao nhiêu số phâ ̣n con người”, “những ngô ̣ nhâ ̣n giới tính và đa ̣o đức giết chết vẻ diễm lê ̣ trên các gương mă ̣t thiếu nữ” (Con gái thủy thần). Ông tiếp tu ̣c triển khai quan điểm “ngô ̣ nhâ ̣n” này qua những lời tâm sự của bà cu ̣ Lâm 80 tuổi: “Ở làng những đứa con gái cùng lứa tuổi với tôi, đứa nào hồi trẻ thâ ̣p thành thì Ngài cho lên tiên sớm, chẳng phải đợi đến tuổi thất thâ ̣p, thế là sống cũng sướng mà chết cũng sướng. Còn tôi, cả đời chỉ biết mỗi mô ̣t con b…, mang tiếng thủy chung đức ha ̣nh chẳng biết báu cho ai, chỉ biết về già sống lâu khổ con khổ cháu” (Những bài học nông thôn). Mươ ̣n lời

Một phần của tài liệu Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp (Trang 61)