Từ tâm thức hiện sinh, soi sáng sự hiê ̣n hữu của con người

Một phần của tài liệu Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp (Trang 87 - 92)

5. Cấu trúc luận án

3.2.1. Từ tâm thức hiện sinh, soi sáng sự hiê ̣n hữu của con người

Như chúng ta đã biết, cả ba hệ thống triết lí Nho – Phật – Đạo đều quan niệm Đa ̣o trời là sinh, cho nên sẽ có lỗi lớn với trời đất nếu con người không biết quý sinh.

Đây là điểm mấu chốt trong tư tưởng và văn hóa phương Đông dẫn NHT tiê ̣m câ ̣n sâu với những tư tưởng hiê ̣n sinh của Đa ̣o gia, Phâ ̣t giáo và triết ho ̣c hiê ̣n sinh phương Tây. Phái Đa ̣o gia mà đa ̣i biểu là Dương Chu rất có ảnh hưởng trong Bách gia. Dương Chu chủ trương “tồn ngã, tro ̣ng kỷ, quý sinh” mà điểm cốt lõi trong tư tưởng của ông là chủ nghĩa vi ̣ ngã. Ông kêu go ̣i tự do cá nhân, đòi quyền được sống cho mình và vì mình. Dương Chu ki ̣ch liê ̣t phản đối mo ̣i sự cưỡng chế bằng ba ̣o lực, phủ nhâ ̣n mo ̣i giá tri ̣ chuẩn mực đa ̣o đức và thể chế xã hô ̣i truyền thống vì những chuẩn mực và thể chế này trái lẽ tự nhiên, làm tổn ha ̣i đến đời sống tự nhiên của con người. Do đó Dương Chu rất quý thời khắc hiê ̣n ta ̣i, kêu go ̣i tâ ̣n hưởng và tâ ̣n du ̣ng cái hiê ̣n có trong cuô ̣c sống hiê ̣n ta ̣i, không nên làm cho mình khổ sở bởi những ý nghĩ về cái chết. Về cơ bản, Dương Chu kêu go ̣i tự do cá nhân với chủ nghĩa khoái la ̣c và chủ nghĩa ha ̣nh phúc tự nhiên, phóng túng của con người trong thời khắc hiê ̣n ta ̣i. Bởi thế, Dương Chu được coi là ông tổ của chủ nghĩa Hiê ̣n sinh phương Đông. Ở Phương Tây, tư tưởng hiê ̣n sinh được thấy ở Socrates, Kinh Thánh, nối dài đến S.Kierkegaard, F.Nietzsche, M.Heidegger, J.Sartre, A.Camus. Hai nhà hiê ̣n sinh được NHT nhắc đến khi bàn về “văn ho ̣c vương đa ̣o” là J.Sartre và F.Nietzsche. Nhiều quan niê ̣m hiê ̣n sinh và nhiều trích dẫn triết ho ̣c hiê ̣n sinh được tái sinh trong sáng tác Nguyễn Huy Thiê ̣p. Do đó, đã có nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu khẳng đi ̣nh NHT chi ̣u ảnh hưởng của triết ho ̣c hiê ̣n sinh (xem [38], [121]). Triết thuyết hiê ̣n sinh coi hiê ̣n sinh có trước bản chất, cho rằng con người cần phải được tự do hành đô ̣ng, dấn thân để kiếm tìm sự hiê ̣n sinh của mình như mô ̣t nhân vi ̣ đích thực, đô ̣c đáo. Nhưng cũng vì thế, số phâ ̣n con người gắn liền với nỗi âu lo, hoang mang vì bất an trước sự lựa cho ̣n cá nhân và trước tương lai. Niềm lo âu này là tất yếu và con người phải chấp nhâ ̣n nó, gă ̣m nhấm nó trong cô đơn, vì chỉ có như thế, con người mới tìm thấy ý nghĩa đích thực cho sự tồn ta ̣i của mình.

Nguyễn Huy Thiê ̣p luôn băn khoăn về sự hiê ̣n hữu và tự do của con người. Con người là gì? Thế nào là mô ̣t con người? Đó là những câu hỏi day dứt thường trở đi trở la ̣i trong sáng tác của ông. Trong Hoa sen nở ngày 29 tháng 4, mươ ̣n lời sư Huê ̣, NHT thể hiê ̣n niềm băn khoăn thường trực đó: “Thiên thượng đi ̣a ha ̣, duy ngã đô ̣c tôn. Ta là ai? Câu hỏi này hành ha ̣ cả đến Phâ ̣t Tổ, cả đấng thế tôn”. Có rất nhiều câu trả lời được đưa ra cho câu hỏi có tính chất quyết đi ̣nh này. Đối với Sinh, làm người là khổ, nhục. Đối với bố chồng Sinh, “làm người nhu ̣c lắm” (Không có vua). Đối với Đề Thám, “làm người thâ ̣t khó” (Mưa Nhã Nam). Đối với chi ̣ Thắm, làm người đích thực thâ ̣t hiếm hoi: “ngày xửa ngày xưa ở xứ Jêsuxalem có một con người” (Chảy đi sông ơi). Ta không thể hình dung nổi người tình “sét đánh” của Phượng la ̣i thế này: “vừa buồn cười vừa vu ̣ng về, mà

la ̣i rất súc vâ ̣t nữa…Vừa giống chó, vừa giống dê, la ̣i vừa giống khỉ” (Hoa sen nở ngày 29 tháng 4). Bởi vì, nhân vi ̣ đô ̣c đáo của con người luôn khước từ những bô ̣ đồng phu ̣c có sẵn, những ước lê ̣ của thói đời. Do đó, sống tro ̣n kiếp người chưa chắc đã “vừa mắt tha nhân”. Tìm cách tương thông với tha nhân, con người hóa giải được nổi cô đơn. Đó luôn là khao khát vô thức của con người. Nhưng với Sartre và nhiều nhà hiê ̣n sinh, “tha nhân là đi ̣a ngu ̣c”. Tha nhân khiến con người vong thân, tha hóa và bi ̣ khuôn hình hóa trong những quy ước, những bản dâ ̣p có sẵn. Nói theo cách nói của Pha ̣m Thi ̣ Hoài thì “thế giới đầy rẫy khuôn hình, thiếu trung thực và chẳng đếm xỉa gì đến khát khao yêu đương, khát khao nguyên thủy và bản năng của con người”. NHT đưa tâm thức hiê ̣n sinh của mình sang anh nông dân Chương khi đi tìm con gái thủy thần: “Tôi đo ̣c được trong ánh mắt và trong tâm can của con người, ở đấy chỉ có đố ki ̣, hằn thù, ganh ghét, những đi ̣nh kiến he ̣p hòi và đa ̣o đức giả. Tôi không tìm thấy tình thương yêu, thương xót với tôi”. Đó cũng là tâm trạng dằn vặt đau đớn của anh công nhân lò mổ Khiêm trong kịch Quỷ ở với người. Do đó con người tất yếu nhâ ̣n lấy “cô đơn” và nó sẽ là thứ tô ̣i tổ tông đeo bám con người. Bởi vì, theo các nhà hiê ̣n sinh, ngoài nhân vi ̣ đô ̣c đáo của tôi sẽ là những nhân vi ̣ đô ̣c đáo của người khác. Ai có thể thủ tiêu nhân vi ̣ đô ̣c đáo của mình để hòa tan vào người khác? Để đốt cháy nỗi cô đơn của kiếp người? Đấy là câu hỏi mà Ngo ̣c dành cho ba ̣n đo ̣c, (giống như trong văn bản Kinh Thánh, Chúa trời dành cho dân It-ra-en): “mô ̣t triê ̣u người tôi gă ̣p trên đời có ai là máu của máu tôi? Là thi ̣t của thi ̣t tôi? Có ai sẽ sống vì tôi và chết vì tôi? Có ai không? Có ai là hoàng đế của tôi? Là hi vo ̣ng của tôi? Cũng là đi ̣a ngu ̣c của tôi” (Những người thợ xẻ). Ngo ̣c không thể tìm thấy sự liên thông giữa mình và “người dưng”, bởi vì như mô ̣t tất yếu, ai cũng là “người khác”. Đối với các nhà hiê ̣n sinh, chỉ có thể liên thông khi tôi phóng chiếu cái nhìn của tôi lên người khác và người khác phóng chiếu cái nhìn của ho ̣ lên tôi. Đó là mô ̣t quá trình liên tu ̣c “đối tượng hóa chủ thể”, khiến nhân vi ̣ không ngừng phải đấu tranh tìm cách bảo toàn sự đô ̣c đáo duy nhất của mình. Đấy là cuô ̣c đấu tranh không có hồi kết mà NHT dành để diễn tả mối tình của Chương và Con gái thủy thần: “Khoảng cách giữa tôi và nàng là khoảng cách của hai vâ ̣t thể tự do, vừa đối nghi ̣ch, vừa bao trùm. Cả tôi và nàng đều không thừa nhâ ̣n sở hữu, trong khi đó chúng tôi la ̣i muốn có nhau. Nàng muốn tôi và tôi muốn nàng. Nàng muốn bao trùm tôi và tôi cũng thế. Cả tôi và nàng đều cùng tranh đấu để tìm cách giải thoát sự bao trùm đó, hướng tới tự do. Khi tự do là lúc nàng mất tôi và tôi mất nàng”. Mối quan hệ này gợi lại kí ức về một cặp đôi khác rất nổi tiếng trong sáng tác của M.Gorki: Dôbar và Ratda trong truyện Makar Suđra. Ở Gorki, bi kịch lãng mạn giữa tình yêu và tự do dẫn đến cái chết; ở NHT, bi kịch nhận thức giữa ảo tưởng huyền thoại và thực tế đời thường dẫn đến nỗi cô đơn hiện sinh.

Trong sáng tác NHT, cụm từ “chỉ có mô ̣t mình anh thôi, còn la ̣i là chúng nó” lă ̣p la ̣i nhiều lần (Ở Những người thợ xẻ và một số truyện khác). Cụm từ này có khả năng khơi la ̣i những kí ức ngôn ngữ thuộc về diễn ngôn hiện sinh như “tha nhân là kẻ thù”, “ai cũng là người khác”, “một mình đối diện với một mình”, “người là ám ảnh thường trực của nhau” bàng bạc trong các tác phẩm triết học và văn học hiện sinh phổ biến ở Việt Nam (Sartre, Nguyễn Thị Hoàng, Võ Phiến…). Các nhà hiện sinh nă ̣ng lời phê phán tính chất bầy đàn của tâ ̣p thể, nhân quần bởi chính tâ ̣p thể đã bao vây, xâm thực, làm cho “cái tôi đích thực” biến thành “cái người ta”, làm phai nha ̣t tính đô ̣c đáo hoă ̣c làm tiêu biến nhân vi ̣. Cũng vì thế, nhân vâ ̣t của NHT không nga ̣i ngần dấn thân, liều mình nhâ ̣p cuô ̣c trong cô đơn. Có cách dấn thân bản lĩnh như của Tổng Cóc “dám lă ̣n sâu xuống đáy cuô ̣c đời” (Chút thoáng Xuân Hương). Có cách dấn thân huyền thoa ̣i đi tìm trâu đen của câ ̣u bé bến Cốc, của Chương đi tìm con gái thủy thần. Có cách dấn thân “rất khoảnh” của các bác Cả: “tự mình”, “trần lực”, “ho ̣ phải tự gánh lấy trách nhiê ̣m của ho ̣, nghĩa vu ̣ của ho ̣, giá tri ̣ của ho ̣” (Mưa Nhã Nam). Cũng có những cách dấn thân tầm thường: “Ta đi lang thang khắp miền giang hồ/Tìm nơi nào có tiền” (lời hát – Tướng về hưu)…Mo ̣i dấn thân để tự đi ̣nh vi ̣ mình trong biển người đều không tránh khỏi những bất trắc. Cảm giác lo âu xao xuyến nảy sinh bởi theo các nhà hiê ̣n sinh, không ai không băn khoăn về tương lai chưa rõ của mình, vì cái quyết đi ̣nh của mình, về con đường gâ ̣p ghềnh trước mắt. Chỉ có những kẻ tự mãn mới không lo âu. Lo âu hiê ̣n sinh là bắt đầu sự vươn lên. Sartre viết: “Lo âu là sự nắm bắt phản tỉnh tự do bởi chính nó”. Trong ngã rẽ cuô ̣c đời và trong những thời khắc buô ̣c phải quyết đi ̣nh, sự lo âu đã đến với người anh hùng Hùm xám Yên Thế. Đề Thám day dứt không nguôi những lo âu hiê ̣n sinh: “Tất cả đều đẩy con người về nơi tâ ̣n cùng ý thức cá nhân chính nó. Con người tự co la ̣i như con sâu cái kiến, thúc thủ trong phần sinh linh vừa bé mo ̣n, vừa cô đơn, vừa bất lực; nó chớp đôi mắt phấp phỏng lo âu trong tâm hồn nó và tự hỏi mình: Là ai? Đi đâu? Thế nào? Làm gì? Tiến đến đâu? Bao giờ thành tựu? Bao giờ kết thúc” (Mưa Nhã Nam). Những lo âu hiê ̣n sinh không chỉ có ở Đề Thám. Trong khao khát dấn thân, tìm kiếm nhân vi ̣ của mình giữa biển người mênh mông, nhân vâ ̣t của NHT không tránh khỏi nỗi cô đơn truyền kiếp. Tướng Thuấn la ̣c lõng giữa đám con cháu đông đúc: “Sao tôi cứ như la ̣c loài”. Con trai ông cũng cô đơn giữa bầy: “Tôi thấy tôi cô đơn quá. Các con tôi cũng cô đơn. Cả đám đánh ba ̣c, cả cha tôi nữa” (Tướng về hưu). Con người cô đơn đến tê buốt. Đó là thân phâ ̣n của Trương Chi mô ̣t mình chèo đò mưu sinh giữa mênh mông sông nước, của Nguyễn Trãi “cô đơn như mô ̣t hành tinh”, “như mô ̣t ngo ̣n gió”; của Xuân Hương “đang nức nở khóc cho nỗi cô đơn mênh mông của cõi đời”. Không

những sự cô đơn đến với mỗi cá nhân cu ̣ thể mà đối với NHT, cô đơn còn là đi ̣nh mê ̣nh của con người, của kiếp người: “Tôi phải đi mô ̣t mình trong cuô ̣c đời này” (lời Chương), “Nhà thơ chân chính thì bao giờ cũng cô đơn” (quỷ II nói với Khiêm), “Tôi mơ hồ thấy những nghê ̣ sĩ trác tuyê ̣t là những con người cô đơn khủng khiếp” (Tâm sự của Thuần). Chương cô đơn đi tìm Me ̣ Cả, “vui mô ̣t mình, buồn bã mô ̣t mình, mơ mô ̣ng mô ̣t mình”. Những câu hỏi siêu hình luôn đeo bám anh: “Con gái thủy thần! Nàng ở đâu? Nàng ở chỗ nào? Vì cái gì? Bởi lẽ gì? Để tôi mượn màu son phấn ra đi”. Người ta lo âu cũng bởi nhân vi ̣ luôn là mô ̣t khả thể cho nó, có tính chất dự phóng, mô ̣t ẩn số. Bởi thế người tình của Phượng có thể là mô ̣t anh hùng, mô ̣t nhà chính tri ̣, mô ̣t thi sĩ, mô ̣t tên khủng bố, mô ̣t tô ̣i pha ̣m…: “Anh ấy sẽ đánh nhau với mo ̣i người, gây chiến tranh, cướp giâ ̣t của cải, kí các hòa ước, lâ ̣p các tờ báo lá cải và đài phát thanh vu khống, in ba ̣c giả và xây dựng ma ̣ng lưới chỉ điểm”, “Anh ấy sẽ xây dựng những ngôi nhà kỳ quái, buôn bán ma túy, mở các sòng ba ̣c, hô ̣i chợ, sẽ lâ ̣p ra các trường đào ta ̣o bo ̣n hề, bo ̣n luâ ̣t sư và bo ̣n viết văn trẻ” (Hoa sen nở ngày 29 tháng 4). Nhân vâ ̣t của NHT quay cuồng trong vô thường biến di ̣ch và chỗ dựa cơ bản, điểm tựa vững chắc cho nó là bản năng, trực giác phi lý tính, là lý lẽ của trái tim. Đối với Từ Thực, tình yêu là âm thanh thầm thì của đi ̣nh mê ̣nh, tiếng cuồng nô ̣ bản năng (Xuân Hồng). Thản nhiên sống, thản nhiên chấp nhâ ̣n, thản nhiên hưởng thu ̣ là mô ̣t thái đô ̣ sống đầy cảm thức hiê ̣n sinh ở nhân vâ ̣t NHT. Đó là cái thản nhiên của Năng trước những ngã rẽ của cuô ̣c đời: ho ̣c thi đa ̣i ho ̣c; lấy vợ sinh con; tìm về với Phâ ̣t hay mưu cầu danh lơ ̣i? Năng không ước mơ, không hi vo ̣ng, không xét đoán bởi “Ta đã chắc mình ở đẩu ở đâu?” (Chăn trâu cắt cỏ). Ông giáo Quỳ mất viê ̣c, lấy điếm làm vơ ̣ hai bi ̣ cả làng chê cười, vợ hai phong tình đi la ̣i với nhiều người trong làng…cũng mă ̣c, cứ “suốt ngày chỉ rượu vào thơ ra”. Chú Phu ̣ng lăn lóc ba chìm bảy nổi, biết rằng thiên ha ̣ không chỉ có người mà còn có yêu quái, thánh nhân…Chú điềm nhiên hưởng thu ̣ la ̣c thú. Nhà thơ Bùi Văn Ngo ̣c cũng thản nhiên trước “cái chết trắng” của hai trinh nữ, bởi trên cánh đồng người, hai trinh nữ cũng như kiếp người tránh sao đươ ̣c phải “hiến tế cho đất đai”. Nhâm đã thản nhiên trước sự thản nhiên vô tâm của cô gái thi ̣ thành tên Quyên trong giờ phút chia tay: “Anh gì ơi! Tôi đi nhé! Cảm ơn anh đã tiễn tôi” (Thương nhớ đồng quê). Sống giữa bầy, Trương Chi cũng thản nhiên trước mo ̣i ước lê ̣ của thói đời: “Mo ̣i ước lê ̣ của thói đời lướt qua chàng không dấu vết. Chàng cũng lướt qua nó, những ước lê ̣ của thói đời ấy không dấu vết”. Khoác màu sắc Phâ ̣t giáo bo ̣c tinh thần hiê ̣n sinh, những lời hát vang lên quê ̣n chă ̣t kiếp ếch kiếp người, kiếp người kiếp trâu gợi bao suy tư. Để rồi, nhân vâ ̣t của NHT quên đi thời gian quá khứ, quên đi thời gian tương lai, chỉ trân tro ̣ng thời khắc hiê ̣n sinh để

mà điềm nhiên sống, ngay cả khi “tất cả đều thối hoắc”: “Ngày mai trời năng hay mưa tất thảy đều vô nghĩa” (Thương nhớ đồng quê), “Này hoa ban, mô ̣t nghìn năm trước thì mày có trắng thế không”, “Này hoa ban, mô ̣t nghìn năm sau thì mày có trắng thế không” (Những người thợ xẻ), “Bốn ngàn năm trước chàng đã đau đớn thế này, chàng đã căm giâ ̣n thế này” (Trương Chi). Trong vô số những ngu ̣y tín, ngu ̣y ta ̣o, phát biểu sau đây của Đoài không hẳn vô lý: “Các bác già chết đi có gì la ̣? Tiếp tu ̣c cuô ̣c vui đi nào. Nào, xin mời chư tướng”. Cũng bởi vâ ̣y, nhiều nhà nghiên cứu đã coi phát ngôn của Đoài chính là của NHT. Tâm thức hiê ̣n sinh trong cảm quan nghê ̣ thuâ ̣t của NHT là rõ ràng, nhưng nói nhà văn là người phát ngôn cho tất cả những tư tưởng hiê ̣n sinh đó thì chưa đúng. Nhân vâ ̣t tư tưởng ở NHT, nếu có, ắt hẳn không phải là con người phản diê ̣n như Đoài (Không có vua, Quỷ ở với người). Với Đoài, “triết ho ̣c là thứ xa xỉ của bo ̣n mo ̣t sách”; “chân lý là phải bán được”. Theo Đoài, chân lý chính là cuô ̣c sống, mà cuô ̣c sống thì “là ăn, là mă ̣c, là đàn ông, là tất cả cái gì làm cho ta sung sướng và đau khổ”; tình yêu: “là giao hòa giao hợp”. Đoài tỏ tình như sau: “Anh yêu em. Muốn sống với em, muốn làm tình với em” và lập luận: “Đúng ra thứ tự phải thế này: anh muốn làm tình với em, đây là điểm xuất phát của

Một phần của tài liệu Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp (Trang 87 - 92)