Trích dẫn văn học truyền thống

Một phần của tài liệu Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp (Trang 117 - 122)

5. Cấu trúc luận án

4.1.2. Trích dẫn văn học truyền thống

Văn bản văn ho ̣c quá khứ đươ ̣c tái sinh trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiê ̣p chủ yếu thông qua thủ pháp quan tro ̣ng nhất là trích dẫn. Trích dẫn có tính LVB, theo Compagnon, là “sự lặp lại một đơn vị diễn ngôn trong một diễn ngôn khác”, là “sự tái tạo một phát ngôn (VB được dẫn) được trích từ một VB gốc (VB 1) để đưa vào một VB tiếp nhận (VB 2)” [78, tr15-16]. Trích dẫn thơ ca và những quan điểm tôn giáo, triết học là một trong những điểm độc đáo trong nhiều tác phẩm của NHT.

Thơ ca được trích dẫn trong sáng tác NHT có thể là thơ ca khuyết danh hoặc của một tác giả cụ thể thời trung đại hoặc hiện đại. Trích dẫn thơ ca có thể xuất hiện trong hình thức lời đề từ, lời nhân vật hoặc lời người kể chuyện và thực hiện nhiều chức năng thẩm mỹ khác nhau: định hướng tiếp nhận, giới thiệu chủ đề, thể hiện tâm lý nhân vật, chức năng tự sự và trữ tình…Trích dẫn thơ ca xuất hiện trong hình thức

lời đề từ ở 12 trong 14 truyện có đề từ (trong tổng số 39 truyện khảo sát) (xem Phụ lục 2). Đây là một tỉ lệ khá cao nếu so sánh với sáng tác Nam Cao, Phạm Thị Hoài. Tỉ lệ này ở Nam Cao là 0/1/54 truyện, ở Phạm Thị Hoài là 2/5/30 (0/2/10 - tập Man nương) và 2/3/20 – tập Mê lộ). Sự xuất hiện lời đề từ là những trích dẫn thơ ca thường xuyên như vậy bộc lộ ý đồ sáng tác riêng của NHT. Ý đồ đó chỉ có thể là khơi gợi không gian tương hợp nghĩa LVB. Ngoài ra, hiện tượng thơ đề từ còn xuất hiện trong tiểu thuyết và kịch của NHT. Nhà văn lấy thơ Bùi Giáng làm đề từ cho tiểu thuyết Tuổi hai mươi yêu dấu: “Hỏi tên? Rằng biển xanh dâu/Hỏi quê? Rằng mộng ban đầu rất xa/Gọi tên là một hai ba/Đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm…”; lấy đoạn kết Truyện Kiều làm đề từ cho tiểu thuyết Tiểu long nữ; lấy lời hát cổ (đã xuất hiện trong truyện ngắn Giọt máu) làm đề từ cho tiểu thuyết Võ lâm ngoại sử. Mỗi câu thơ dùng làm đề từ như chiếc cầu nối giữa VB đang lộ diện và VB khuất lấp trong ngữ cảnh văn bản xã hội. Người ta chỉ có thể hiểu sâu sắc VB lộ diện của NHT khi tiến hành những liên tưởng mở rộng tới VB thấp thoáng ẩn hiện qua những dòng thơ được trích dẫn. Ở đây những câu thơ đề từ một mặt thể hiện vai trò định hướng tiếp

nhận, nó như là sự biểu hiện cụ thể của chủ ý tác giả. Mặt khác, nó gợi nhắc những chân trời VB xã hội để người đọc liên hệ, đưa VB lộ diện vào trong ngữ cảnh này. Khi tìm cách xếp chồng VB như vậy sẽ làm nảy sinh những ý nghĩa mới. Ý nghĩa mới sẽ là sự bổ sung hoặc đối thoại với những ý nghĩa tiềm tại trong VB đang hiện diện. Đây là sự tương hợp nghĩa LVB, là khả năng lôi kéo những ý nghĩa tiềm tại ở VB khuất lấp vào khu vực tạo sinh nghĩa cho VB lộ diện. Chẳng hạn lời đề từ trong

Phẩm tiết gợi nhắc đến Truyện Kiều. Nó cho phép độc giả có thể đặt số phận Vinh Hoa trong liên hệ với số phận Thúy Kiều. Một sự xếp chồng như vậy tự khắc mang những ý nghĩa mới, một cách nhìn mới về “thân phận đàn bà” giữa Nguyễn Du và NHT. Nó cũng cho phép độc giả liên hệ nhan đề Phẩm tiết của NHT với quan niệm “chữ trinh” của Nguyễn Du. “Chữ trinh” mà Nguyễn Du dành cho cô gái lầu xanh 15 năm lưu lạc giang hồ liệu có liên quan đến cái gọi là “phẩm tiết” mà NHT dành cho Vinh Hoa – người đàn bà trải qua hai đời vua Quang Trung – Nguyễn Ánh với đầy những biến cố? Hay số phận Vinh Hoa chính là một trường hợp cụ thể của “chữ trinh…ba bảy đường” và NHT đang tiếp tục bổ sung thêm cho Truyện Kiều một nghĩa phái sinh khác? Hay qua Phẩm tiết, NHT đồng cảm với nàng Kiều và Nguyễn Du? Mỗi một giả thiết như vậy đều cho thấy những kế thừa, đổi thay của kinh nghiệm văn hóa – văn học có tính chất LVB trong tiến trình văn học dân tộc.

Ngoài việc được trích dẫn làm đề từ, thơ ca còn xuất hiện trong hình thức lời kể chuyện, lời dẫn chuyện, lời nhân vật, tâm trạng nhân vật, yếu tố trữ tình ngoại đề. Khảo sát 39 truyện ngắn và 7 vở kịch của NHT chúng tôi thấy tuyệt đại đa số truyện ngắn, kịch của NHT đều có thơ (xem Phụ lục 3). Thơ trong hình thức lời đề từ, trích dẫn, sáng tác mới hoặc viết lại. Một mức độ dày đặc như thế cho thấy đây không còn là chuyện ngẫu nhiên mà có dụng ý nghệ thuật riêng. Chúng tôi chưa bàn đến thơ trong văn xuôi NHT như một hiện tượng giễu nhại và pha trộn thể loại. Nhưng từ góc độ cấu trúc VB và cấu trúc nhân vật, có thể thấy thơ ca đóng vai trò tương đối quan trọng. Một mặt, thơ ca có vai trò thể hiện chiều sâu nội tâm của nhân vật. Đó là những suy nghĩ, trăn trở của nhân vật (như một dạng độc thoại nội tâm) hoặc những xúc cảm của nhân vật trước thiên nhiên và cuộc đời. Đây là một trường hợp trong truyê ̣n ngắn Giọt máu:

“Ông giăng kia ông ở trên giời Hỏi ông có biết sự đời hay chăng Sự đời nhít nhít nhăng nhăng

Lời hát ru thể hiện những suy ngẫm của bà Cẩm trước những việc làm bại hoại đạo đức của Phạm Ngọc Phong. Nó là nỗi lòng của người đàn bà đau đớn mà bất lực trước sự suy thoái đạo đức gia đình. Đây là một tâm sự cụ thể trong một hoàn cảnh cụ thể được thể hiện bằng một VB mang tính chất phi lịch sử – cụ thể. Nó khiến độc giả không thể dửng dưng trước sự đảo điên bát nháo của đời sống hiện tồn vây quanh mình. Điều này thể hiện sức mạnh LVB: nó nối quá khứ với hiện tại, nối của người với của mình, khiến cái “sự đời” cụ thể – lịch sử của dòng họ Phạm ở Kẻ Noi mang chiều kích của cái muôn đời. Bi kịch của một gia tộc được nâng lên tầng bậc khác, một chiều kích khác, vượt ra khỏi những số phận cụ thể để đạt đến tính phổ quát của triết lý đời người: ác giả ác báo, nhân nào quả ấy. Còn đây là một trường hợp thơ ca được NHT “chế tác” nhằm thể hiện suy nghĩ của nhân vật Tú Xương:

“Ông nghĩ:

“Từ lâu lắm, ở xa lắm, người ta đã nhầm lẫn Những nhầm lẫn cứ chồng chéo lên nhau Sống trong những nhầm lẫn thật tai hại Nhưng tỉnh ra còn tai hại hơn!

“Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả

Tội gì mà thức một mình ta”…” (Thương cả cho đời bạc)

Có thể liệt kê hàng loạt trường hợp thơ ca đóng vai trò tương tự như vậy trong sáng tác NHT. Bởi vậy Đỗ Đức Hiểu đã có lý khi nhận xét rằng “thơ ca và triết lý là những đặc trưng cơ bản của truyện ngắn NHT” [62, tr479]. Chúng tôi còn muốn nói rằng thơ trong văn NHT phần nhiều đóng vai trò triết lý. Chính những bài thơ có tính triết lý này có khả năng thâu tóm chủ đề của truyện và đó là điểm làm văn xuôi của ông khác biệt không chỉ với văn học quá khứ mà còn với những người đồng thời với ông. Đây là một triết lý bằng thơ của NHT:

“Cứ hát ca đi Cho thỏa lòng

Bởi số phận đã định rồi

Diều nào mà chẳng đứt dây một lần?” (Những bài học nông thôn)

So với Phạm Thị Hoài, ta thấy trích dẫn thơ xuất hiện rất ít trong truyện ngắn của bà. Cả hai tập truyện ngắn Mê lộMan nương chỉ có hai truyện ngắn xuất hiện thơ (Truyện thày A.K. kẻ sĩ hà thành, Người đoán mộng giỏi nhất thế gian), mà lần xuất hiện nào dường như cũng chỉ nhằm để minh họa hơn là để suy tư triết lý. Như thế, chức năng thứ nhất của các trích dẫn thơ ca trong tác phẩm NHT là góp phần thể hiện tâm lý, tính cách, thái độ của nhân vật và tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Ngoài

ra, trích dẫn thơ ca còn có vai trò kiến tạo không khí, bối cảnh để xây dựng nhân vật và xác lập các tình huống, các sự kiện cơ bản. Chỉ cần một bài mõ rao dân gian sau đây trong Chút thoáng Xuân Hương, NHT đã tạo dựng thành công một không khí kịch tính ở làng quê cổ xưa:

“Chiềng làng chiềng chạ… Trên ngược dưới xuôi Làng ta có người

Không chồng mà chửa…ửa…”

Không cần nhiều lời, nhiều miêu tả dài dòng về hoàn lịch sử, phong tục tập quán, NHT đã làm hiện lên cả một sân khấu chèo sân đình với cảnh xử án, phạt vạ, ăn tiền đầy đe dọa dành cho số phận đĩ Huệ. Chức năng này có thể thấy qua những lần NHT trích dẫn thơ ca Nguyễn Trãi (Nguyễn Thị Lộ), Nguyễn Bính (Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt, Lòng mẹ), Tú Xương (Thương cả cho đời bạc). Trong Nguyễn Thị Lộ, ông trích dẫn thơ Nguyễn Trãi không nhiều nhưng đã gây được không khí. Trong Thương cả cho đời bạc, ông dùng ngay thơ Tú Xương để tạo dựng không gian văn hóa – văn học đất Vị Xuyên. Những bài thơ nổi tiếng của Tú Xương như bài Đất Vị Hoàng, Buồn thi hỏng, Phú thầy đồ dạy học, Ông Ấm, Đi hát mất ô…được NHT trích nguyên xi làm thành một yếu tố thiết yếu để nhà văn tạo các tình huống truyện và kể chuyện. Ở đây chức năng tự sự gắn liền với chức năng tạo dựng không thời gian cho sự kiện, nhân vật hoạt động. Ngoài ra, thơ được trích dẫn còn mang chức năng thể loại. Nó như một thành tố quan trọng kiến tạo dạng thức trần thuật mới cho VB, làm mềm hóa tính chất đối thoại kịch ở truyện ngắn NHT. Đây là những yếu tố kiến trúc VB mà chúng tôi sẽ phân tích chi tiết ở phần sau.

Cũng cần lưu ý mối quan hệ giữa truyện ngắn, kịch và tiểu thuyết của NHT. Trong hệ thống trên, truyện ngắn đóng vai trò chủ đạo còn các thể loại khác, ở một mức độ nào đó, chỉ là sự phát triển kéo dài của truyện ngắn. Tiểu thuyết hay kịch của NHT thường xoay quanh và trở lại các vấn đề, các ám ảnh có từ truyện ngắn. Tuổi hai mươi yêu dấu là tiểu thuyết khá nhất của NHT, nơi lần đầu tiên tác giả sử dụng hình thức “độc thoại nội tâm” dài hơi cho nhân vật. Nhưng độc thoại nội tâm của nhân vật – người kể chuyện ngôi thứ nhất thiếu hẳn khả năng truy vấn lương tâm và chiều sâu nội tâm. Thế mạnh của truyện ngắn – khả năng ngoại hiện hóa thông qua phát ngôn và hành động vẫn ám ảnh tiểu thuyết. Ở chương thứ nhất, tôi ba hoa về trường học, bình luận cao đàm về nền giáo dục và tuyên bố chỉ có các thầy giáo tiểu học mới “xứng đáng là thầy giáo” cộng với việc tác giả trích lại nguyên vẹn bài thơ về người thầy giáo nông thôn cho thấy ở đây là sự tiếp tục và hiển minh hóa những

vấn đề đã nêu trong truyện ngắn Những bài học nông thôn, Thương nhớ đồng quê, Chăn trâu cắt cỏ. Trong chương 2, tôi nêu bật triết lý giáo dục của ông hiệu trưởng trường cấp ba dân lập Hà Nội…thực chất là sự pha trộn các quan điểm của ông hiệu trưởng trường bổ túc miền núi trong truyện Những người muôn năm cũ và nhân vật giáo Chi – thanh tra giáo dục trong truyện ngắn Sống dễ lắm: “Trẻ con nhìn chung không có trẻ con hư, nguyên tắc giáo dục tối cao là tha bổng” (Tuổi hai mươi yêu dấu)/ “Giáo dục nghĩa là tha bổng” (Sống dễ lắm). Như thế, Tuổi hai mươi yêu dấu

đồng quy nhiều chủ đề đã được nhà văn tung ra trong truyện ngắn bằng hình thức trích dẫn hay ám chỉ. Ở kịch, tình hình cũng tương tự. Nhà văn để Khiêm lò mổ độc thoại trên nền triết lý vốn của anh nông dân Chương đi tìm con gái thủy thần, nhà cách mạng Hoàng Diệu nhắc lại những lời của giáo Chi, Kính nhắc lại lời ấm Huy, Sâm nhắc lại nguyên vẹn ý nghĩ của Chương, Xuân Lan lặp lại lời cô Phượng thành phố, sư Huệ nghĩ giống sư Tịnh, có khao khát giống Tú Xương “thỏng tay vào chợ”; ông số 1 – giáo chủ triết lý trên nền câu chuyện trùm Thịnh kể về ông thánh Simông, lặp lại suy tư của giáo Triệu về đám đông quần chúng; Thừa tướng có ý nghĩ và hành động như Nguyễn Trãi của Nguyễn Thị Lộ. Nếu trong truyện ngắn, tác giả cố gắng giấu kín chủ đề truyện bằng lối tư duy lưỡng lự, ỡm ờ, hai mặt, đa âm…thì trong kịch, nhà văn tìm cách hiển minh các chủ đề đó, khiến lớp sương mờ bao trùm truyện ngắn như tan đi. Suối nhỏ êm dịu có lẽ là tiêu biểu nhất trong việc này. Nó hiển minh nhiều tư tưởng, quan điểm đã được tác giả trình bày trong các truyện ngắn như Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, Nguyễn Thị Lộ, Những bài học nông thôn, Không có vua,… Bởi điều này, dù đa dạng về thể loại, NHT cũng không đi xa hơn những truyện ngắn của chính ông.

Trích dẫn thơ ca dân gian, tục ngữ, ca dao, dùng lại những lối so sánh liên tưởng tạt ngang dân dã, những lối nói thông tục vỉa hè đô thị là một trong những đặc điểm nổi bật trong sáng tác NHT. Hàng loạt thành ngữ, tục ngữ, những câu ca dao ngắn, những lời khuôn sáo được dùng làm lời nhân vật và có hiệu ứng thẩm mỹ sâu sắc. Đó là lời chị Hương ở trại lợn: “Làm hoa cho người ta hái/Làm gái cho người ta trêu”; lời Bường: “Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”, “Thương anh giấu ở trong lòng/Xin em chớ có lòng thòng với ai”, “Các ông các bà ăn no ngủ khỏe/Bố phải xa mẹ lăn lóc trên đường”; lời Thuần: “Hoa nhài cắm bãi cứt trâu”, “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”; lời ông Cơ: “Cáo chết ba năm quay đầu về núi”, “Nghĩa tử là nghĩa tận”; lời lão Kiền: “Quân trí thức bây giờ toàn phường phàm phu tục tử”; lời Khảm: “Các cụ ngày xưa chẳng dạy: “có thực mới vực được đạo là gì”…Ngoài trích dẫn những thành ngữ, tục ngữ, ca dao, những lối nói vỉa hè đô thị, thông tục, những cách

ví von, những so sánh tạt ngang dân dã được NHT vận dụng rất thạo. Chẳng hạn nhà văn tạo ra so sánh đàn lợnđàn ông: “Đàn ông các anh như trẻ con cả, cùng giống hệt như đàn lợn của tôi. Khi nào được ăn thì phởn” (Chút thoáng Xuân Hương); làm thơđi buôn: “Làm thơ cũng giống như đi buôn nhỉ? Buôn tài không bằng dài vốn” (Đưa sáo sang sông); văn chươngthịt lợn: “Ông Bình Chi bảo: “Văn chương có nhiều thứ lắm. Có thứ văn chương hành nghề kiếm sống. Có thứ văn chương sửa mình. Có thứ văn chương trốn đời, trốn việc. Lại có thứ văn chương làm loạn”. Ông Gia bảo: “Tôi hiểu rồi. Tôi làm nghề đồ tể tôi biết. Cũng như có thịt mông, thịt thủ, thịt sấn, thịt dọi. Nhưng cũng là thịt cả thôi” (Giọt máu); mặt ngườiđùm váy: “Nếu chúng cứ sống như ông, liệu mặt chúng có nhàu đi như đùm váy rách” (Chút thoáng Xuân Hương) (Thành ngữ Nghệ Tĩnh: mặt nhăn như khu mấn); vuagà vịt: “Ta muốn sở hữu nàng như nuôi con gà con vịt trong nhà. Vinh Hoa tâu: “Bệ hạ muốn làm vua gà vua vịt hay sao?” (Phẩm tiết), chân lýchân giò: “Chân lý gì mày? Mày thì có chân giò” (Quỷ ở với người)…Câu văn của NHT do đó, không chỉ mới, lạ, linh hoạt, giàu hình tượng, đầy cá tính mà còn lung linh đa nghĩa. Nó đa nghĩa vì trong mỗi lời văn trên đây đều vang vọng những ký ức văn hóa, những diễn ngôn tập thể, những định kiến xã hội…đang và sẽ trở thành đối tượng bị chế nhại, châm biếm, mỉa mai và diễn giải lại. Đây chính là những cách làm mới ngôn ngữ truyện ngắn. Trong thực tế, NHT đã không dừng lại là một nhà thử nghiệm. Ông đã thành công thực sự, trở thành nhà văn có đóng góp rất lớn cho sự cách tân ngôn ngữ truyện ngắn Việt Nam hiện đại.

Một phần của tài liệu Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp (Trang 117 - 122)