Giải thiêng huyền thoại về nhân cách con người li ̣ch sử

Một phần của tài liệu Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp (Trang 82 - 87)

5. Cấu trúc luận án

3.1.3.Giải thiêng huyền thoại về nhân cách con người li ̣ch sử

Trong văn hóa Việt Nam truyền thống, nhân cách con người không có giá trị tự thân như quan niê ̣m của người phương Tây. Bao giờ nó cũng được đặt trong các mối quan hệ xã hội rất chặt chẽ. Các nhà văn hóa học gọi đây là mô hình nhân cách. Với mô hình nhân cách, các vĩ nhân, anh hùng khi được cộng đồng tôn sùng, thần thánh hoá sẽ bị cố định trong những diễn ngôn tập thể có tính chất huyền thoại. Con người này sẽ không còn cá tính cụ thể – lịch sử mà bị trừu tượng hoá, trở thành một hình mẫu chung cho tinh thần, tình cảm của mô ̣t cô ̣ng đồng văn hóa nhất đi ̣nh: nhân cách của họ như một hằng số bất biến. Trước một thực tiễn diễn ngôn tập thể mang tính chất phiến diện, khuôn gò con người cá nhân sinh động trong những bộ đồng phục chật chội, NHT đã phản ứng bằng cách tạo ra một thực tiễn diễn ngôn nghệ thuật khác lạ, có tính đối thoại LVB, ở đó, bằng chủ quan riêng, ông cấp nghĩa cho các chân dung lịch sử, đối thoại với ý thức cộng đồng, giải thiêng và phục sinh cá tính con người lịch sử.

Theo NHT, “Thái độ của Spinoza với các hành vi của con người là thái độ duy nhất đúng mà ta học tập: “Tôi đã cố gắng một cách thận trọng để không chế diễu hay thương hại hoặc ghê tởm những hành vi của con người, mà chỉ để thấu hiểu chúng”” [232, tr40]. Thấu hiểu con người, với ông, nghĩa là không ai thoát khỏi thân phận đời thường trần tục: “Tôi là người phàm phu, trông lên Phâ ̣t kính nhi viễn chi. Tửu cũng ham, sắc cũng ham, danh lợi cũng ham” (Chăn trâu cắt cỏ). Con người vừa cao cả vừa thấp hèn, vừa đạo đức vừa phi đạo đức, vừa đúng đắn vừa sai lầm, vừa thông minh vừa ngu ngốc...Thế nhưng trong thực tế, người ta không thể chấp nhận những con người đứng ở đỉnh cao quyền lực, những con người được tôn trọng, được thờ phụng của cô ̣ng đồng lại là những con người đời thường trần tục. Hình như người trần tục phải là những “người khác” chứ không phải là Nguyễn Huệ, Gia Long, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Tú Xương hay Hoàng Hoa Thám… NHT đã phản ứng lại định kiến này trong tâm thức cộng đồng, cái cộng đồng mang đặc trưng văn hoá Tổ quốc luận, nhân cách luận (khái niê ̣m do Phan Ngọc đưa ra trong công trình Bản sắc văn hoá Việt Nam (1998)). Ông đã lạ hoá cách nhìn, lạ hoá sự đánh giá để bổ sung cho đa diện hơn, đầy đủ hơn nhân vị đích thực của con người.

Các nhân vật lịch sử như Quang Trung, Gia Long, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hoàng Hoa Thám…được cộng đồng huyền thoại hoá đã sống trong chính sử và tâm

thức dân gian như thế nào? Chỉ cần đọc các bài phê bình của Tạ Ngọc Liễn, Đỗ Văn Khang, Mai Ngữ, Nguyễn Thuý Ái, Vũ Phan Nguyên về sáng tác Nguyễn Huy Thiê ̣p…chúng ta sẽ ngay lập tức thấy hình ảnh huyền thoại về họ [xem 127]. Trong các bài viết này người ta thấy những xác tín được phát biểu một cách “trầm mặc, tự tin, chẳng hề thái quá hay bất cập”, “người ta có cảm giác có một mặt trời chân lý đang khiêm nhường toả sáng – đó là tiếng nói với ý thức hiển nhiên về tính phổ quát của nó, với tính chất độc thoại chỉ dung nạp một văn cảnh tư tưởng đã nhất thể hoá, với cái nhu cầu quy tất cả về một mối, mà những gì đi chệch ra khỏi đó đều chỉ có thể là sự sai lầm, lệch lạc” [127, tr219]. Tiếp nhận tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, người đọc với nền tảng ý thức hệ dựa trên mô hình nhân cách rất dễ va chạm với quan niệm cá nhân của nhà văn. Thật khó có thể chấp nhâ ̣n mô ̣t Quang Trung áo vải cờ đào, tài năng xuất chúng la ̣i mê mẩn lễ vâ ̣t, giai nhân, mở miê ̣ng chửi tu ̣c rất đỗi bình phàm; mô ̣t Nguyễn Du đại thi hào dân tộc la ̣i xúi xó túng kiết, chẳng hề hào hoa phong nhã; mô ̣t Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, người đề xuất tư tưởng nhân nghĩa đánh giă ̣c cứu nước la ̣i có thể cô đơn, yếu đuối và không tưởng; mô ̣t Hoàng Hoa Thám anh hùng, bản lĩnh mà có lúc yếu hèn, mô ̣t Nguyễn Thái Ho ̣c ngây thơ, ngờ ngệch về chính trị…Nhưng đó là những “sự thật hư cấu” tồn tại trong sáng tác NHT. Sự tồn tại của nó nhằm biện luận giải thiêng những định kiến huyền thoại về con người lịch sử.

Để thực hiện mục đích giải thiêng này, NHT đặt các vị hoàng đế cạnh nhau, đối lập nhau trên các mặt đa ̣o đức, tình cảm, cách xử thế, cách dùng người, về tài và mệnh, đồng thời nhà văn mang cái tuyệt đối, cái đời thường đặt cạnh các vị để thử thách bản lĩnh và nhân cách. Cái đời thường là thức ăn ngon, rượu quý, vàng ba ̣c, gái đe ̣p, đàn ca, lòng ham sống, tham danh lợi và phía ngược lại là những giá trị chân – thiện – mỹ đích thực: Ngô Thị Vinh Hoa là hiện thân của cái Đẹp, Đặng Phú Lân là hiện thân của một chân Tài thời loạn, còn Nguyễn Du rất xứng đáng biểu tượng cho cái Tài, cái Chân, cái Thiện.

Có được Vinh Hoa, Quang Trung thán phục, tôn thờ, khao khát. Nhà vua sững sờ trước cái đẹp lồ lộ của nàng đến mức “đánh rơi cốc rượi quý cầm tay”. Là mô ̣t vi ̣ vua mà “đang đêm xỏa tóc, đi chân đất vào báo cho Vinh Hoa chuyê ̣n Khải chết”. Áo vải cờ đào dấy binh khởi nghĩa làm nên nghiê ̣p lớn mà coi “một Vinh Hoa bằng ba vạn người”. Quang Trung khao khát thành thân với nàng đến mức không nhắm mắt khi băng hà. Còn vua Gia Long khi thấy Vinh Hoa lồ lô ̣ không mảnh vải che thân đang bi ̣ trói đứng, từ cung xuân tiết ra nước thơm thì “xây xẩm mă ̣t mày”, “ngã quay ra đất ngất li ̣m đi”. Đó là những phản ứng thuần bản năng và rất đời của người đàn

ông Huê ̣ và Ánh trước người đàn bà đe ̣p. Quang Trung kiềm chế du ̣c vo ̣ng, tôn thờ Vinh Hoa. Khi biết điều này, Nguyễn Ánh đã phán “Thế là Huệ dại. Huệ trọng tinh thần mà bỉ thể xác” (Phẩm tiết). Không kiềm chế dục vọng, Gia Long đã nói thẳng với Vinh Hoa: “Ta muốn sở hữu nàng như nuôi con gà con vịt trong nhà”. Chưa có ai trước NHT dám đă ̣t ra mô ̣t tình huống hư cấu đô ̣c đáo như vâ ̣y để thể hiê ̣n khía ca ̣nh đời thường của nhân cách vĩ nhân. Những anh hùng, vĩ nhân đó đời hơn, và vì vâ ̣y gần gũi với con người đời thường. Tuy nhiên, giữa Nguyễn Ánh và Quang Trung vẫn mãi là một hố thẳm. Điều này được thể hiện qua một số tình huống hư cấu do NHT tạo ra trong một số truyện ngắn tiêu biểu như Phẩm tiết, Vàng lửa.

Chẳng hạn, khi ra Thăng Long, Quang Trung cho mời cơm các nhà danh gia thế phiệt trong thành, tuyên bố “Thời chiến ta lấy kẻ có sức lực làm điểm tựa, thời bình ta lấy kẻ có trí lực làm điểm tựa” (Phẩm tiết), còn Nguyễn Ánh tuy chưa ra đến đất kinh kỳ nhưng đã có ý định rõ ràng, không cần phải thu phục nhân tâm mà “Ta đến đâu, đào hố đến đấy, chôn chúng nó xuống…”. Khi làm vua, Nguyễn Ánh “đóng trò rất giỏi” trong cái triều đình thiển cận do ông dựng lên (lời Phăng – Vàng lửa), nhưng Nguyễn Huệ hoàn toàn không biết đến diễn trò, đóng kịch, nguỵ trang. Nếu Nguyễn Ánh biết “Bâ ̣c đế vương giữ nước là ở tinh thần, còn giữ mình là ở thể xác” thì Nguyễn Huê ̣ “trọng tinh thần mà bỉ thể xác”. Bi kịch của Nguyễn Huệ là ở chỗ ông bất lực trong định mệnh đế vương của mình, dù đầy hoài bão. (“Huệ không có tội gì, chỉ là một người tài, bị trời hành” – lời Đặng Phú Lân; “Ngọc tỉ cầm trên tay lo việc nước / Biết lo là được còn thành bại ở trời” – lời hát của Vinh Hoa). Còn Gia Long, trước đi ̣nh mê ̣nh đế vương, nhà vua thấy nó “khốn na ̣n”, ông chỉ thích “làm người bình thường”. Chưa hết, nhân cách Nguyễn Ánh – Gia Long tiếp tục được thể hiện qua các truyện ngắn như Vàng lửa, Kiếm sắc, với nhiều khía cạnh mới được NHT lật xới khá thú vị.

Trong Vàng lửa, NHT đưa ra một cách nhìn mới về vua Gia Long với việc sáng tạo nên nhân vâ ̣t hư cấu Phăng làm người kể chuyê ̣n không đáng tin cậy (Lại Nguyên Ân). Bằng con mắt của con người phương Tây cá nhân luận (và NHT cố tình không Việt hoá con mắt này), Phăng dễ đồng cảm với con người cá nhân của Nguyễn Ánh (“Vua Gia Long không đại diện cho ai, ông chỉ chịu trách nhiệm với mình. Đấy là điều vĩ đại nhưng cũng đê tiện khủng khiếp”). Đánh giá của Phăng về Gia Long có nhiều ưu ái, với một thái độ nể vì, nhiều chỗ còn cho thấy sự đồng cảm của Phăng khi xem nhà vua là “khối cô đơn khổng lồ”, có “sự trải đời ghê gớm”; tán đồng tư tưởng “trước hết là vật chất” trên cơ sở niềm tin của Phăng về việc y hiểu Gia Long hơn ai hết trên các vấn đề như “vinh/nhục” “cá nhân/cô ̣ng đồng”. Nó khác hẳn cách

hình dung lâu nay của chúng ta về vua Gia Long vốn nhiều thành kiến nă ̣ng nề. Ở đây NHT đã bổ sung một cách nhìn nhận đánh giá về vua Gia Long. Không thể đồng nhất quan điểm của Phăng với quan điểm của người kể chuyê ̣n xưng tôi nhưng người ta không thể không đặt ra câu hỏi là: “phải chăng trong đó (quan điểm của Phăng) không có một chút sự thật nào?” [127, tr179-188]. Trong Kiếm sắc, một cách nhìn khác về tư cách chính trị và văn hoá của vua Gia Long được hiện lên thông qua cái nhìn từ đằng sau của người kể chuyê ̣n – tác giả. Đặng Phú Lân, dũng tướng của Nguyễn Ánh, được NHT thể hiện là con người văn võ toàn tài, một vị quân sư đắc lực, có công hãn mã đối với Nguyễn Ánh, cơ trí và trung thành…thế mà cuối cùng chẳng tội tình gì cũng phải chết chém bằng chính lưỡi kiếm báu do tổ phụ truyền lại. Phi lý nhưng không phải chưa từng có trong lịch sử, số phận của y cũng chẳng khác gì những người thật việc thật như Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt…là những bậc khai quốc công thần triều Nguyễn. Với hai cách nhìn này, Nguyễn Ánh – Gia Long hiện lên đa diện, có tích cực và tiêu cực, phản động và tiến bộ, đúng và sai trong cả tư cách đế vương và cá nhân. Mọi quan điểm thái quá, bất cập, phiến diện tồn tại trong các văn bản xã hội (social text) đều không thể bất động trước thái độ đối thoại của NHT.

Một danh nhân khác thường xuyên xuất hiện trong sáng tác NHT là Nguyễn Du. Hình tượng đại thi hào thấp thoáng hiện ra trong bộ ba Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, được NHT đặt trong các hệ giá trị rất khác biệt, tự nó đã có tính chất đối thoại nội văn bản sâu sắc. Lấy thước đo hiệu quả chính trị và kinh tế để đánh giá tâm hồn nghệ sĩ của Nguyễn Du, Phăng tuy ghi nhận chân thành và sâu sắc về “trực giác tuyệt vời”, “u uẩn nhất”, “trữ tình nhất” của thi hào nhưng “không thể làm át đi thái độ coi thường ngấm ngầm, sự bác bỏ trên phương diện nguyên tắc” [127, tr211]. Trong Kiếm sắc, Đặng Phú Lân đánh giá Nguyễn Du là một con người “cốt cách hiền lành trong trẻo lạ lùng, tâm hồn sạch như nước trong núi ra”. Nhưng Quách Ngọc Minh, một nhân vật hư cấu của thời hiện đại thì bảo “không thích” vì nó “không ra gì” (Vàng lửa). Liệu có bao nhiêu ông Quách hư cấu nọ không chỉ không thích mà còn đồng tình với Phăng rằng đằng sau tình cảm nhân đạo là sự bi luỵ, là thứ “lòng tốt nhỏ, không cứu được ai”? Người đo ̣c còn bất ngờ trước mô ̣t nhân vật anh hùng khác là hùm xám Yên Thế. Ông mô ̣t mình mô ̣t ngựa ra vào dinh công sứ Pháp oai phong lẫm liê ̣t nhưng la ̣i có thể là con người thiếu bản lĩnh, “nhu nhược nhất đời”, la ̣i có thể khóc “như chưa từng là mô ̣t anh hùng, mô ̣t người khởi nghĩa” bởi không dám vượt qua những ràng buộc đời thường (Mưa Nhã Nam). Vì sao NHT lại tạo ra những tình huống tế nhị rất dễ gây tranh biện mà ông bao giờ cũng có thể ở phía bên kia, phía của số ít, yếu thế? Phải

chăng ông không biết rằng mình đang xâm phạm vào tình cảm thờ cúng của cộng đồng? Phải chăng nhà văn không hiểu rằng ông đang khiêu khích vào ý thức hệ của diễn ngôn tập thể? Phải chăng ông muốn lật đổ, hạ bệ thần tượng? Hay là đã chán với lối nói một chiều của thứ văn chương phải đạo, giờ đây nhà văn muốn bạn đọc làm quen với cách nói chướng tai, không thuận chiều để nhằm mục đích lạ hoá, gián cách, đối thoại? Phải chăng đây cũng là cách nhà văn tôn trọng bạn đọc, nhà văn thấu hiểu nhu cầu dân chủ nơi bạn đọc, cũng đồng thời thấu hiểu thị hiếu của bạn đọc hôm nay không thích người khác mớm lời cũng như nhận thức hộ mình? Phải chăng NHT muốn nhận thức lại lịch sử? Vận dụng những yếu tố lịch sử để phê phán hiện tại, báo động về sự suy vi xã hội, về “đời sống ngèo khó và những trì trệ của dân tộc”? Hay là nhà văn muốn phản tỉnh lại cách đánh giá một chiều? Từ đó ông muốn ôn cố tri tân? Hay ông đang đòi quyến sống cho những phát ngôn tiểu tự sự theo quan niệm hậu hiện đại chủ nghĩa?

Để lí giải những nội dung trên đây chúng ta không thể không xuất phát từ quan niệm sáng tác của NHT. Cảm hứng sáng tạo chủ yếu nơi ông là cảm hứng thế sự, đời tư, có tính chất phê phán, tập trung vào mặt sau của những tấm huân chương, của vinh quang, chiến thắng và anh hùng. Nhưng cố nhiên ông không phải là kẻ phá bỉnh, quấy đục ao bùn để cho nổi phèo lênh láng những bèo bọt rác rưởi mà chỉ muốn tạo ra những nét nghĩa bổ sung, đầy biến động để người đọc ý thức được tính phức tạp đa chiều của hiện thực, có tiêu cực và tích cực, có vinh quang và điếm nhục, trong đó cái mặt trái, mặt tiêu cực bộc lộ nhiều hơn, phức tạp hơn, chúng tồn tại trong nhau và chuyển hoá lẫn nhau. Mặt khác, sáng tác NHT cùng nằm chung trong một tiến trình đổi mới tư duy nghệ thuật của văn xuôi hiện đại, gắn liền với sự mở rộng các phạm trù thẩm mỹ. Cái xấu, cái thấp hèn, cái nghịch dị, kệch cỡm, cái thô tục đấu tranh đòi quyền tồn tại ngang hàng bên cạnh cái đẹp, cái bi tráng, hào hùng. Nhà văn ủng hộ và đẩy nhanh quá trình ấy, bởi nhờ thế cho phép văn xuôi nghệ thuật tiếp cận sâu sắc, đầy đủ và chân thật hơn cái ngổn ngang bề bộn của cuộc sống hôm nay. Con người với tư cách là đối tượng của văn học do đó được nhìn nhận ở nhiều chiều, nhiều góc độ. Tất nhiên, cái khía cạnh sử thi, con người công dân vốn đã được khai thác đến mức cạn kiệt trong giai đoạn văn học trước đó cho nên các nhà văn hiện đại đã tập trung làm rõ khía cạnh con người cá nhân, không né tránh khía cạnh bản năng và những dục vọng đời thường của con người. Trong dòng chảy chung này, NHT đi theo một hướng riêng. Gắn liền với tư duy tiểu thuyết, ông xoá bỏ khoảng cách sử thi, rút ngắn khoảng cách giữa những thần tượng của quá khứ và con người hôm nay để người đọc chiêm nghiệm. Không còn xa vời nữa, con người huyền thoại của cộng

đồng rất có thể phát biểu: “Ta chỉ thích như người thường thôi”. Mà đã là người thường thì nói như Hoàng Ngọc Hiến, họ cũng rất dễ có những lỗi nam nhi thường tình, đâu phải lúc nào cũng giữ được sự hào hoa, lịch thiệp, anh hùng. Những đối

Một phần của tài liệu Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp (Trang 82 - 87)