KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sửu ụng nấm metarhizium anisopliae và nấm beauveria bassiana phòng chống rệp sáp hại cà phê tại tây nguyên (Trang 146 - 148)

- Đánh giá diện hẹp

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1. Xác định được 7 loài rệp sáp hại cà phê tại Đắk Lắk và Gia Lai, trong số 7 loài có 2 loài gây hại chính trên đồng ruộng là rệp sáp bột tua ngắn và rệp sáp mềm xanh. Các vườn ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, tỷ lệ cành cà phê bị hại cao hơn nhiều so với các vườn ở thời kỳ kinh doanh, rệp sáp xuất hiện 2 đỉnh cao trong năm vào tháng 3, tháng 4 và tháng 7, tháng 8.

Tỷ lệ nấm ký sinh trên rệp sáp ngoài đồng ruộng khá cao, diễn biến của nấm ký sinh trong điều kiên thời tiết từ tháng 1 đến tháng 3 thấp hơn so với các tháng khác trong năm.

2. Thu thập, phân lập và giám định được 25 chủng thuộc 6 loài nấm ký sinh trên rệp sáp hại cà phê và sâu hại chính trên cây trồng khác ở Việt Nam. Riêng ở Tây Nguyên thu được 12 chủng thuộc 4 loài nấm ký sinh trên rệp sáp hại cà phê.

Các chủng BR5, BR11, BR13, BR16, MR1, MR3, MR4, MR8 có khả năng sinh enzyme ngoại bào phân giải tốt nhất các cơ chất thí nghiệm. Hỗn hợp enzyme ngoại bào của chủng nấm với nhau không cho kết quả tốt hơn chủng riêng lẻ.

Đánh giá độc lực các chủng đối với rệp sáp sau khi đã sơ tuyển bằng phản ứng enzyme ngoại bào đã lựa chọn được 2 chủng tốt nhất để sản xuất chế phẩm là MR4 và BR5.

3. Môi trường nuôi cấy thích hợp nhất cho các chủng nấm là N1. Nhiệt độ phát triển thích hợp nhất từ 20 - 25oC. Phương pháp bảo quản các chủng giống gốc bằng glyceryl và hút chân không là tốt nhất.

4. Chế phẩm phối trộn với phụ gia 1 (PG1) ở tỷ lệ 1:9 hoặc 1:12 kéo dài thời gian bảo quản. Hỗn hợp chế phẩm BIOFUN 1, BIOFUN 2 với chất bám dính khi sử dụng phun trên đồng ruộng là Tween hoặc nước rửa chén Sunligh cho hiệu quả

cao nhất.

5. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, hiệu lực phòng trừ rệp sáp bột tua ngắn đạt cao nhất là 77,78% đối với chế phẩm BIOFUN 2 và BIOFUN 1 là 72,22%; trên rệp sáp mềm xanh là 71,8% và 70,7%. Trong điều kiện nhà lưới, hiệu lực chế phẩm BIOFUN 2 đạt 68,9 % và chế phẩm BIOFUN 1 đạt 66,2%.

6. Hiệu lực của chế phẩm BIOFUN 1 trên đồng ruộng diện hẹp với rệp sáp mềm xanh là 73,28% sau 10 ngày phun, trên rệp sáp bột là 70,35% sau 14 ngày phun. Chế phẩm BIOFUN 2 trên rệp sáp mềm xanh đạt 72,09% sau 14 ngày phun, trên rệp sáp bột đạt 70,9%.

Hiệu lực của chế phẩm trên diện rộng tại CưKuin cho thấy, tỷ lệ cành bị nhiễm rệp khi phun chế phẩm BIOFUN 2 ở nồng độ 10 gr/lít giảm từ 22,22% xuống còn 3,33% sau 14 ngày xử lý, tại Buôn Ma Thuột từ 57,78% trước khi phun xuống còn 5,56%. Trong khi ở công thức đối chứng, tỷ lệ bị nhiễm rệp hầu như không giảm.

7. Đã xây dựng quy trình sản xuất, sử dụng hai chế phẩm sinh học BIOFUN 1 và BIOFUN 2 để phòng chống rệp sáp hại cà phê ở Tây Nguyên đạt hiệu quả, an toàn với môi trường.

Ruộng mô hình tiến hành phun chế phẩm vào 2 cao điểm rệp sáp vào cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 và tháng 8, tỷ lệ hại của rệp sáp trong mô hình thấp hơn nhiều so với ruộng đối chứng của nông dân. Hiệu quả kinh tế tổng thu tăng giữa ruộng mô hình so với ruộng nông dân tại Đắk Lắk đạt 6.300.000 đồng/ha.

2. Kiến nghị

- Ứng dụng quy trình công nghệ để sản xuất chế phẩm BIOFUN 1 và BIOFUN 2 phục vụ việc phòng trừ rệp sáp hại cà phê trên đồng ruộng.

- Tiếp tục nghiên cứu tạo dạng chế phẩm theo hướng tiện lợi cho người sử dụng chế phẩm trên đồng ruộng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sửu ụng nấm metarhizium anisopliae và nấm beauveria bassiana phòng chống rệp sáp hại cà phê tại tây nguyên (Trang 146 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)