Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sửu ụng nấm metarhizium anisopliae và nấm beauveria bassiana phòng chống rệp sáp hại cà phê tại tây nguyên (Trang 66 - 68)

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu thành phần rệp sáp và diễn biến tỷ lệ cành cà phê bị rệp sáp hại tại Tây Nguyên sáp hại tại Tây Nguyên

2.3.1.1. Điều tra xác định thành phần rệp sáp hại cà phê tại Tây Nguyên

Xác định khu vực điều tra

- Địa điểm điều tra được chọn: Một số nông trường và công ty trồng cà phê trọng điểm của các huyện thường xuyên có dịch rệp sáp, và một số huyện khác,... diện tích điều tra từ vài ngàn m2 hoặc từ 2-3 ha tuỳ theo vườn

- Để thu thập được tương đối đầy đủ thành phần rệp sáp hại cà phê, khu vực điều tra cần xác định sao cho thể hiện được tính đa dạng của sản xuất, bao gồm:

+ Các địa điểm (huyện) khác nhau bao gồm: TP. Buôn Ma Thuột (Xã Hòa Thắng), huyện Cưkuin (Công ty Cà phê Việt Đức), huyện Krông Pắk (Công ty Cà phê tháng 10), huyện Chư Sê (thị trấn Chư Sê).

+ Các vườn cà phê có độ tuổi khác nhau (vườn ở thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh).

Lấy điểm điều tra

bố đều trong khắp khu vực điều tra để thu được đầy đủ thành phần rệp hại có trong vườn.

Quan sát, phát hiện và thu thập mẫu vật

- Quan sát toàn bộ cây để phát hiện những dấu vết bị hại do rệp

- Những cây có hiện tượng không bình thường như sinh trưởng còi cọc vàng héo, muội đen, những cây có kiến ở gốc cần đào bới xuống đất để quan sát phần rễ.

Phương pháp thu thập mẫu vật:

- Tiến hành điều tra, ghi nhận và thu thập tất cả các bộ phận của cây có triệu chứng rệp sáp hại như thân cành, lá, rễ, quả.

- Phương pháp tiến hành: mỗi khu vực chọn 2 vườn, mỗi vườn điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 1 cây, trên mỗi cây điều tra 12 cành phân đều theo 4 hướng và 3 tầng (tầng gốc, tầng giữa và tầng ngọn). Trên mỗi cành chia làm 3 đoạn để lấy mẫu: đoạn gốc cành (đoạn cành không mang lá), đoạn giữa (đoạn cành mang quả), đoạn ngoài cùng (đoạn non chưa mang quả), thu tất cả các mẫu cho vào túi ni lông có dán mép, đem về phòng rửa bằng dung dịch cồn 5%, dùng pipet hút tất cả rệp ra, ngâm mẫu trong cồn 75%, mẫu được bảo quản trong phòng thí nghiệm

Điều tra bổ sung ở các địa điểm khác

- Để phát hiện đầy đủ thành phần rệp sáp hại và có thêm phạm vi phân bố của chúng, ngoài việc điều tra thường xuyên tại các địa điểm quy định cần tiến hành điều tra bổ sung thêm ở các địa điểm khác, đặc biệt là ở vùng có điều kiện sinh thái đặc thù.

- Đối với những loài rệp sáp quan trọng cần tranh thủ thu thập thêm các số liệu về mặt tác hại, mật độ sâu..

- Thời gian điều tra bổ sung tiến hành vào lúc cây ra lộc, ra hoa, quả non hoặc vào lúc rệp sáp phát triển nhiều.

2.3.1.2. Điều tra diễn biến tỷ lệ cành cà phê bị hại do một số loài rệp sáp chính trên cà phê tại Tây Nguyên

Tiến hành điều tra tại 4 địa điểm đại diện cho vùng sản xuất cà phê tại Đắk Lắk bao gồm: TP. Buôn Ma Thuột, huyện Krông Pắk, huyện Cưkuin và huyện Chư sê – Gia Lai.

Tại mỗi điểm điều tra, định kỳ điều tra mỗi tuần 1 lần, tiến hành điều tra diễn biến của 2 loài rệp hại chính trên hai loại vườn cà phê đó là vườn kiến thiết cơ bản (dưới 5 tuổi) và vườn ở thời kỳ kinh doanh (trên 10 tuổi). Với mỗi vườn chúng tôi điều tra tại 5 điểm, mỗi điểm điều tra 1 cây, mỗi cây điều tra chia thành 3 tầng: tầng gốc, tầng giữa và tầng ngọn, mỗi tầng điều tra 4 cành theo 4 hướng, mỗi cành điều tra chia thành 3 đoạn: Đoạn gốc, đoạn giữa và đoạn ngoài.

Chỉ tiêu theo dõi: + Thời gian phát sinh

+ Tính tỷ lệ cành bị nhiễm rệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sửu ụng nấm metarhizium anisopliae và nấm beauveria bassiana phòng chống rệp sáp hại cà phê tại tây nguyên (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)