Những nghiên về rệp sáp hại cà phê

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sửu ụng nấm metarhizium anisopliae và nấm beauveria bassiana phòng chống rệp sáp hại cà phê tại tây nguyên (Trang 49 - 52)

Theo tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO, 2009) cho rằng: Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của các nước đang phát triển (chỉ sau dầu khí) và chiếm một tỷ lệ quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới. Tỷ lệ này chiếm trên 90% đối với Uganda, Rwanda và trên 50% ở các nước Brundi, Guatemala, Etiopia. Tổng giá trị xuất khẩu cà phê trên thế giới biến động từ 6,7 đến 10,5 tỷ USD vượt xa 2 loại cây trồng cung cấp nước uống chính là ca cao và chè tương ứng là 3,3 và 2,6 tỷ USD. Hiện nay có trên 70 nước trồng cà phê với diện tích khoảng 10 triệu ha và sản lượng hàng năm đạt từ 6,0 đến 6,7 triệu tấn năng suất bình quân của thế giới chỉ đạt 600 đến 700 kg/ha, trong đó khu vực Nam Mỹ có năng suất bình quân cao nhất với 750kg/ha và Châu Phi là vùng có năng suất thấp nhất chỉ đạt khoảng 310 kg/ha.

Các nghiên cứu về rệp sáp bột và rệp sáp mềm hại cà phê trên thế giới cho thấy, loài rệp sáp mềm xanh (Coccus viridis), Rệp hình bán cầu

(Saissetia hemisphaerica), rệp sáp bột (Pseudococcus citri) thường gây hại nặng vào mùa khô trên cả vườn ươm, cây nhỏ và cây đã lớn. Rệp hại làm cho lá vàng, rụng và làm chết cây.

Các kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của chúng như sau: Chúng sống thành quần tụ ở mặt dưới của lá, cành và thân. Quần thể lớn làm cho cây sinh trưởng kém, chồi và lá nhỏ đi, ảnh hưởng đến quang hợp và số lượng chồi làm quả nhỏ và kém chất lượng.

Rệp hút dịch cây từ bên trong vỏ cây bằng việc chích vòi hút vào cành. Rệp sáp hại cả rễ cây. Chúng hình thành những lớp vỏ cứng xanh bao phủ rệp sáp xanh hoặc rệp sáp nâu, và rệp hình bán cầu. Chính điều này đã làm cho chúng rất khó phòng trừ bằng cả thuốc hoá học và sinh học. Rệp non mới hình thành di chuyển từ những lớp sáp ra và nằm ở cành.

Vòng đời của rệp sáp khoảng 1 tháng và có trên 10 lứa trong năm. Nếu bị nặng không được phòng trừ thiệt hại lên tới 15% năng suất.

Theo Cabi (2007), thời điểm phòng trừ tốt nhất là ngay khi rệp non mới hình thành và chui ra khỏi lớp sáp. Biện pháp phòng trừ là biện pháp canh tác; trừ kiến. Biện pháp sinh học là bảo tồn, nhân và thả kẻ thừ tự nhiên, sử dụng các chế phẩm sinh học. Biện pháp hoá học là sử dụng các thuốc trừ sâu ít độc và đúng phương pháp, đúng thời điểm.

Rệp cà phê, Planococcus kenya được lan truyền từ Uganda sang Kenya vào đầu những năm 1920, sự bùng phát loài dịch hại này xảy ra vào thời gian ngay sau đó. Việc thả ong ký sinh anagyrus kivensis nhập từ Uganda đã có

hiệu quả cao trong việc trừ loài sâu hại này. Bên cạnh một số thành công, song cũng có những thất bại. Bởi biện pháp phòng trừ sinh học cổ điển luôn yêu cầu điều kiện khí hậu và sinh thái của hệ sinh thái nông nghiệp của các

vùng này phải phù hợp cho việc thiết lập quần thể những loài nhập nội và bất cứ loại thuốc hoá học nào được sử dụng phải ít ảnh hưởng tới chúng.

Hầu hết kiến là những loài bắt mồi quan trọng, song có những loài nhất định như loài Pheidole punctulata, chúng sử dụng chất thải của rệp làm thức ăn và bảo vệ rệp khỏi nhiều kẻ thù tự nhiên. Vì vậy, trừ kiến là một phần trong công tác phòng trừ rệp hại.

Thối rễ do rệp sáp: cây sinh trưởng kém, lá vàng, thiếu dinh dưỡng,

thường có những vết bệnh màu nâu trên lá và những chấm đen trên cành kết hợp với các triệu chứng của bệnh khô cành khô quả. Đôi khi cây còn bị khô gốc giống như bệnh nhũn, thối rễ. Nếu kiểm tra rễ sẽ thấy bên ngoài rễ có một lớp vỏ xốp, màu đen do các sợi nấm hình thành, bên trong lớp vỏ này là rệp sáp. Có nhiều loài rệp sáp gây hại trên rễ cà phê: Pseudococcus citri (tại

Congo, các nước Đông Nam á, Cameroun), P. Adonidum, P. Lilacinus, Lachnodius Greeni (Madagascar). Các loại nấm hình thành lớp vỏ xốp là: Polyporus coffeae (gây hại tại Indonesia), Bornetina corium.

Một số tác giả cho rằng loài rệp sáp hại quả và rệp sáp hại gốc rễ cà phê là một (Zurgen Kramez và Heinz Schmutterer, 1978), khi mùa khô chúng gây hại trên các chùm hoa, quả và khi mùa mưa chúng chui xuống đất và gây hại các bộ phận dưới mặt đất.

Ngoài ra một số tác giả như Anthony và Youdewei (1983) khi nghiên cứu rệp sáp lại cho rằng chủng gây hại các bộ phận trên mặt đất có khả năng gây hại các bộ phận dưới mặt đất nhưng ngược lại chủng gây hại dưới đất thì không có khả năng gây hại các bộ phận trên mặt đất.

Cà phê bị hại bởi rệp sáp rễ thường có những vết bệnh màu nâu trên lá và những chấm đen trên cành kết hợp với các triệu chứng của bệnh khô cành khô quả. Đôi khi cây còn bị khô gốc giống như bệnh nhũn, thối rễ. Nếu kiểm tra rễ sẽ thấy bên ngoài rễ có một lớp vỏ xốp, màu đen do các sợi nấm hình thành, dưới

lớp vỏ xốp này là rệp sáp. Các loài nấm hình thành lớp vỏ xốp là: Polyporus coffeae Wak. (tại Indonesia), Bornetina corium Mang. & Viala (Coste R., 1955).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sửu ụng nấm metarhizium anisopliae và nấm beauveria bassiana phòng chống rệp sáp hại cà phê tại tây nguyên (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)