Rệp sáp hại các bộ phận khí sinh cây cà phê (phần trên mặt đất)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sửu ụng nấm metarhizium anisopliae và nấm beauveria bassiana phòng chống rệp sáp hại cà phê tại tây nguyên (Trang 143 - 144)

- Đánh giá diện hẹp

1. Rệp sáp hại các bộ phận khí sinh cây cà phê (phần trên mặt đất)

1.1. Chế phẩm:

- BIOFUN2 chủng BR5 có hàm lượng 2,7 – 4,5 x 109 bào tử/gr. - BIOFUN1 chủng MR4 có hàm lượng 2,5 – 4,0 x 109 bào tử/gr.

1.2. Nồng độ và liều lượng

- Nồng độ: 10 gr chế phẩm cho 1 lít nước - Liều lượng: 5 – 7 kg cho 1 hecta

1.3. Cách pha chế phẩm

Đổ chế phẩm vào thùng nước sau đó bổ sung thêm chất bám dính (hoặc nước rửa chén), khuấy kỹ để lượng bào tử được giải phóng và tan đều trong nước. Dùng vải thưa hoặc vải màn để lọc lấy dịch phun. (Với bình phun tay 10 lít nước: Pha 100 gr chế phẩm cùng với 2 ml chất bám dính)

1.4. Phun chế phẩm

- Cách phun: Dùng vòi phun từ phía mặt dưới của tán cà phê phun hất lên phía trên sao cho tiếp xúc với các bộ phận bị nhiễm rệp như khe của chùm

quả, thân, cành và mặt dưới của lá. Bào tử nấm cần được tiếp xúc với cơ thể rệp sáp thì mới có khả năng phát huy tác dụng.

- Đối với các vườn không có cây che bóng thì phun chế phẩm tốt nhất vào buổi chiều mát.

1.5. Thời điểm sử dụng:

- Điều tra mật độ rệp sáp hại trên đồng ruộng khi mật độ rệp sáp hại cấp 1 (Cấp 1: Rệp xuất hiện rải rác < 1/4 diện tích lá hoặc chùm quả) thì tiến hành phun chế phẩm.

- Theo điều tra diễn biến mật độ rệp sáp hại cà phê trên đồng ruộng thì hàng năm rệp thường xuất hiện 2 đỉnh cao trên đồng ruộng vào tháng 2 đến tháng 3 và tháng 7 đến tháng 8. Vì vậy thời điểm này cần lưu ý để phun chế phẩm kịp thời.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sửu ụng nấm metarhizium anisopliae và nấm beauveria bassiana phòng chống rệp sáp hại cà phê tại tây nguyên (Trang 143 - 144)