Tại Viện Bảo vệ thực vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sửu ụng nấm metarhizium anisopliae và nấm beauveria bassiana phòng chống rệp sáp hại cà phê tại tây nguyên (Trang 125 - 127)

Chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu lực của hai loại chế phẩm trên hai loại rệp là rệp sáp mềm xanh và rệp sáp bột tua ngắn, với mỗi loại chế phẩm trên từng loài rệp tiến hành đánh giá ở 3 nồng độ khác nhau là 10 gr chế phẩm/lít; 5 gr/lít và 2,5gr/lít. Kết quả thí nghiệm được trình bày trong bảng 3.25 và 3.26.

Bảng 3.25. Hiệu lực của chế phẩm trên rệp sáp mềm xanh trong phòng thí nghiệm (Viện BVTV, 4/2010)

Chế phẩm Nồng độ (gr/lít)

Hiệu lực của chế phẩm sau các ngày phun (%)

1 3 5 7 10 14 BIOFUN2 (BR5) 10 0 8,6a 23,6b 42,9ab 61,8a 71,8a 5 0 9,3a 27,3a 45,2a 57,7b 70,4a 2,5 0 1,3b 23,6b 42,2b 53,7c 65,2b CV% 10,3 2,6 1,5 1,0 0,9 BIOFUN1 (MR4) 10 0 10,3a 21,3a 42,0a 55,8b 70,7a 5 0 5,3b 21,6a 40,7a 61,3a 69,7a 2,5 0 3,6b 14,6b 31,6b 41,0c 52,9b CV% 10,3 2,7 1,4 0,7 0,8

Ghi chú: Trong phạm vi cột của từng chủng nấm, các chữ a, b, c... chỉ sự sai khác ở độ tin cậy P<0,05

Chế phẩm BIOFUN 2 ở công thức thí nghiệm phun với nồng độ 10gr/lít và 5gr/lít cho hiệu lực phòng trừ rệp sáp mềm xanh không khác nhau rõ rệt, hiệu lực đạt cao nhất 71,8% sau 14 ngày phun. Hiệu lực của chế phẩm BIOFUN 1 đạt cao nhất là 70,7 % sau 14 ngày phun ở nồng độ 10 gr/lít. Ở nồng độ 2,5 gr/lít thì hiệu lực của chế phẩm BIOFUN 2 vẫn đạt 65,2% và chế phẩm BIOFUN 1 đạt 52,9%.

tương đối cao trong điều kiện phòng thí nghiệm tại Viện Bảo vệ thực vật.

Bảng 3.26. Hiệu lực của chế phẩm trên rệp sáp tua ngắn (Planococcus kraunhiae) trong phòng thí nghiệm (Viện BVTV, 5/2010)

Chế phẩm Nồng độ (gr/lít)

Hiệu lực của chế phẩm sau các ngày phun (%)

1 3 5 7 10 14 BIOFUN2 (BR5) 10 0 8,5a 24,0a 49,2a 57,0a 67,0a 5 0 2,5b 31,8b 42,5b 54,0b 69,6a 2,5 0 2,9b 15,9c 30,7c 44,0c 51,4b CV% 12,4 2,8 1,8 1,1 1,1 BIOFUN1 (MR4) 10 0 6,2a 19,2a 36,2a 53,7a 68,5a 5 0 2,5b 17,0a 35,1a 51,4a 65,1b 2,5 0 0,7b 9,2b 31,8b 42,5b 55,9c CV% 2,3 4,2 1,8 1,3 1,1

Ghi chú: Trong phạm vi cột của từng chủng nấm, các chữ a, b, c... chỉ sự sai khác ở độ tin cậy P<0,05.

Chế phẩm BIOFUN 2 ở công thức thí nghiệm với nồng độ 10 gr/lít và nồng độ 5gr/lít không sai khác có ý nghĩa, hiệu lực đạt cao nhất là 69,6%. Ở nồng độ phun 2,5gr/lít cho hiệu lực trừ rệp sáp thấp nhất đạt 51,4%.

Chế phẩm BIOFUN 1 trong phòng thí nghiệm cho hiệu lực cao nhất đạt 68,5% sau 14 ngày xử lý ở nồng độ phun 10 gr/lít.

Như vậy, trong điều kiện phòng thí nghiệm, hiệu lực trừ các loài rệp sáp của chế phẩm đạt mức khá, hiệu lực đạt cao nhất 71,8% sau 14 ngày xử lý ở công thức phun chế phẩm BIOFUN 2 nồng độ 10gr/lít. Hiệu lực chế phẩm của các chủng nấm đối với rệp sáp không có sự khác biệt rõ rệt. Các loài rệp khác nhau, 2 loại chế phẩm BIOFUN 1 và BIOFUN 2 cho hiệu lực phòng trừ tương đương. Trong 3 nồng độ phun thí nghiệm, nồng độ 10 gr/lít và 5gr/lít là cho hiệu lực cao hơn công thức phun ở nồng độ 2,5gr/lít.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sửu ụng nấm metarhizium anisopliae và nấm beauveria bassiana phòng chống rệp sáp hại cà phê tại tây nguyên (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)