dưới 0,5cm có thể điều trị với xạ trị trong hốc đơn thuần (intracavitary brachytherapy – ICB). Xạ trị trong hốc suất liều thấp low-dose-rate ICB (LDR- ICB) được thực hiện với 1 bộ áp âm đạo như: Burnett, Bloedorn, Delclos hay MIRALVA. v.v... Sử dụng nguồn Cesium 137 (Cs 137). Có nhiều kích thước khác nhau phù hợp với sự phân bố liều vào niêm mạc âm đạo của từng bệnh nhân. Thông thường, bệnh nhân sẽ được khâu âm đạo lại trong suốt quá trình điều trị để bảo đảm vị trí của bộ áp luôn luôn đúng vị trí. Sau này Perez và Cs[71] đã thiết
kế bộ áp gồm 2 ovoid và 1 tandem dùng điều trị toàn âm đạo đơn thuần hay kết hợp với lòng tử cung.
Ở những bệnh nhân có tổn thương ở 1/3 trên âm đạo và độ sâu nhỏ hơn 0,5cm, đặt âm đạo (đã cắt tử cung) hoặc kết hợp với đặt lòng tử cung với nguồn Cs137 tương tự như trong điều trị ung thư cổ tử cung. Việc đưa vào sử dụng xạtrị trong nạp nguồn sau suất liều thấp điều khiển từ xa (LDR remote-control afterloading) cho phép giảm phơi nhiễm xạ đối với nhân viên và tối ưu hoá sự phân bố liều.
Xạ trị trong hốc suất liều cao:
Xạ trị trong hốc suất liều cao (HDR-ICB) sử dụng nguồn Iridium 192 (Ir192) 10Ci (Micro-Selectron HDR, Nucletron) Bộ áp sử dụng tương tự như trong LDR-ICB[65],[67],[69],[92]. Có rất ít thông tin về sử dụng HDR-ICB để điều trị ung thư âm đạo, thời gian theo dõi ngắn, ít có y văn viết về vấn đề này. Tổng quát có thể áp dụng từ 1 đến 6 phân liều (trung bình là 3), mỗi phân liều từ 300-800cGy (trung bình là 700 cGy). Nhiều khía cạnh còn chưa rõ trong việc sử dụng HDR-ICB để điều trị ung thư âm đạo như sự tương đương sinh học giữa HDR và LDR, Phân liều sử dụng, tổng liều, sự phân bố liều, việc kết hợp giữa xạ trị ngoài với HDR.