thực”, khát khao tận hiến cho nghệ thuật. Sự phát triển của Thơ mới vừa là nhu cầu nội tại, tự thân, vừa là quy luật khách quan. Những cách tân táo bạo của Thơ mới đã đưa thơ Việt Nam thoát khỏi sự ràng buộc của những công thức từng tồn tại hàng nghìn năm theo mô hình văn học phương Đông, đồng thời tiếp nhận phương Tây, nhanh chóng đưa thơ ca Việt Nam vào quỹ đạo hiện đại của thơ ca thế giới. Thành tựu của Thơ mới trên cả hai phương diện nội dung và hình thức đã được thừa nhận và khẳng định. Thơ mới không chỉ là một hiện tượng độc đáo của văn học dân tộc giai đoạn đầu thế kỷ XX mà còn là một hiện tượng văn hóa lớn của dân tộc. Quy luật biện chứng của sáng tạo nghệ thuật là kế thừa, giao thoa, và tiếp biến. Quá trình này vừa phản ánh quá trình vận động của t nội tạichứng tỏ sự thông minh, tài hoa cùng tinh thần khoa học của các nhà thơ mới trong giao lưu, tiếp nhận văn hóa để làm giàu có thơ Việt. Họ đã tạo nên một bước ngoặt lớn bằng một gia tốc lịch sử. Sự xuất hiện của Thơ mới như một biến thiên nhưng xét kĩ nó chính là sự vận động liên tục từ nội lực thơ ca dân tộc, sự tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa thơ phương Đông, sự gặp gỡ đúng lúc, kịp thời với thi học phương Tây đã tạo ra “cú hích” quan trọng đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa thơ ca Việt Nam, đưa thơ Việt Nam hòa nhập với thơ hiện đại của thế giới.
Xuất phát từ tri thức hiện đại, từ lí luận về ngôn ngữ, về thi pháp nghệ thuật ngôn từ, luận án đã phân tích cụ thể, khai thác những yếu tố nội sinh, ngoại sinh, những điều kiện văn hóa, lịch sử… như là những tiền tạo nên sự thay đổi của ngôn từ nghệ thuật Thơ mới. Trên cơ sở phân tích vị thế của chủ thể nói, chủ thể tiếp nhận, loại hình ngôn từ, tổ chức giao tiếp, luận án khẳng
định: Thơ mới là một hình thức diễn ngôn nghệ thuật mới khác biệt với loại hình diễn ngôn thơ ca trước và sau nó.